Wednesday, March 25, 2015

ĐÓI_ Cảnh báo sớm vẫn không ngăn được nạn đói

VOA

Cảnh báo sớm vẫn không ngăn được nạn đói



Người mẹ và con ngồi bên ngoài căn lều tạm bợ của họ trong trại tị nạn dành cho những người bị di dời vào năm 2012 bởi nạn đói hoặc chiến tranh ở Mogadishu, Somalia.

Gabe Joselow
25.03.2015

NAIROBI— Các tổ chức cứu trợ nhân đạo đang làm tốt hơn công tác dự báo tình trạng bất ổn về lương thực qua việc sử dụng các hệ thống cảnh báo sớm. Nhưng bất chấp nhiều tháng rung chuông báo động trước một tai họa, việc đáp ứng vẫn thường quá ít, quá trễ. Từ Nairobi, thông tín viên VOA Gabe Joselow tìm hiểu những gì có thể làm được để việc cứu trợ xúc tiến nhanh hơn khi xảy ra nạn đói.

Liên Hiệp Quốc nói hơn 260.000 người đã thiệt mạng vì nạn đói xảy ra ở các vùng thuộc Somalia vào tháng 7 năm 2011.

Giám đốc khu vực của Chương trình Thực phẩm Thế giới Liên Hiệp Quốc, WFP, bà Valerie Guarnieri nói với đài VOA rằng trong khi các lệnh cảnh báo được ban hành nhiều tháng trước, sự đáp ứng vẫn không đủ để tránh thảm họa.

Bà Guarnieri cho biết: “Ở Somalia, cảm nghĩ là trong khi có một tiếng chuông báo động reo lên hồi đầu năm – trong số đó có cả WFP, tiếng chuông không đủ lớn và rõ để tạo điều kiện cho việc đáp ứng thích đáng. Vì thế sự đáp ứng chỉ diễn ra sau khi nạn đói được công bố và điều đó thực là đáng trách, quá muộn màng.”

Một báo cáo của tổ chức Oxfam và Save the Children công bố năm 2012, sau khi vụ khủng hoảng Somalia đã dịu bớt, nói rằng một lý do của sự đáp ứng chậm chạp là việc gây quỹ cho các nỗ lực nhân đạo thường quá lệ thuộc vào giới truyền thông và sự chú ý của công chúng dành cho một vụ khủng hoảng.



Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 260.000 người đã thiệt mạng vì nạn đói xảy ra ở các vùng thuộc Somalia vào tháng 7/2011

Bằng chứng của sự kiện đó nằm trong các số liệu. Các con số do Liên Hiệp Quốc cung cấp cho thấy những nước cấp viện đóng góp 342 triệu đôla cho lời kêu gọi của Somalia vào tháng 7 và tháng 8 năm 2011 – sau khi nạn đói được công bố - con số cao hơn tổng cộng ngân khoản nhận được trong nửa đầu năm đó.

Bà Guarnieri nói trước đây, có thể phải mất đến 3 tháng mới chuyển ngân khoản thành thực phẩm, nhưng nhờ vào các kỹ thuật mới về quy hoạch, Liên Hiệp Quốc đã đẩy nhanh tiến trình đó lên chỉ còn có 2 tuần lễ.

Tuy nhiên, bà nói, một trong các vấn đề là các nước cấp viện muốn nhìn thấy tiền trong hành động – như thực phẩm thả dù xuống từ một máy bay – song đến thời điểm đó thì cuộc khủng hoảng đã lên đến cực điểm. Đôi khi khó mà thuyết phục được họ ủng hộ các kế hoạch khẩn cấp thay vào đó.

Bà Guarnieri nói: “Người ta hiểu là một cam kết đã được thực hiện như lời dự báo giúp ta hành động nhanh hơn. Nhưng luôn luôn có ý muốn khi đóng góp là sau khi đóng góp nhìn thấy viện trợ cụ thể được giao tận nơi. Do đó chúng tôi đang tìm cách giải quyết điều được coi là một số vấn đề rõ ràng đối với nước cấp viện.”

Các hệ thống cảnh báo sớm tính đến một số chỉ dấu về khủng hoảng theo như trông đợi - như thiếu dinh dưỡng, lượng thu hoạch, thực phẩm sẵn có. Nhưng Liên Hiệp Quốc cũng tìm cách làm tốt hơn công tác dự báo các vấn đề chính trị để dành cho các cơ quan một lực đẩy trong các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.



Bà Guarnieri nói trước đây, có thể phải mất đến 3 tháng mới chuyển ngân khoản thành thực phẩm, nhưng nhờ vào các kỹ thuật mới về quy hoạch, Liên Hiệp Quốc đã đẩy nhanh tiến trình đó lên chỉ còn có 2 tuần lễ.

Bà Guarnieri nói vạch họa đồ chính trị là “một nghệ thuật hơn là một khoa học,” ở thời điểm này, nhưng các cơ quan đang vận dụng hệ thống để quy hoạch cho Burundi, nơi tình hình căng thẳng chính trị đã tăng cao trước cuộc bầu cử vào tháng 6.

Bà Guarnieri cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành công tác với tư cách của Liên Hiệp Quốc trong việc hỗ trợ toán công tác trong nước để khai triển kế hoạch khẩn trương cho Burundi trong trường hợp cuộc bầu cử sắp tới đưa đến tình trạng thất tán hay xung đột vượt qua tầm mức của một sự cố bất thường. Chúng tôi đang làm việc với chính phủ cũng như với kết hoạch đó và sẽ có một cuộc thực tập trong những tuần lễ sắp tới để thử nghiệm một số giả định về kế hoạch xem chúng tôi sẵn sàng ở mức nào.”

Bất chấp các bài học đã học được trong những vụ khẩn cấp trước đây, kế hoạch và ngân khoản khẩn trương vẫn còn là một thách thức to lớn.

Các số liệu mới nhất cho thấy ở Sudan chẳng hạn, nơi các cơ quan đã cảnh báo về khả năng xảy ra nạn đói từ nhiều tháng, lời kêu gọi cứu trợ 1 tỷ 800 triệu đôla đã nhận được chưa đầy 8% ngân khoản yêu cầu.

***


Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog".
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị 
trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk
: 
1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc . 
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị . 



conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
26032015

___________

Cộng sản Việt Nam là TỘI ÁC
Bao che, dung dưỡng TỘI ÁC là ĐỒNG LÕA với TỘI ÁC

No comments: