Saturday, April 02, 2011

Tin Thế Giới_Ba nhân viên LHQ bị giết ở Afghanistan_Libya ..

Ba nhân viên LHQ bị giết ở Afghanistan
RFA 01.04.2011

12 người chết, trong đó có 3 nhân viên Liên Hiệp Quốc và 5 bảo vệ người Nepal khi những người biểu tình nổi giận nổ súng vào một văn phòng LHQ ở phía bắc Afghanistan.

Cuộc biểu tình được tổ chức để phản đối vụ một mục sư Tin lành tổ chức đốt kinh Koran ở Florida Hoa Kỳ hồi gần đây.


Theo hãng tin Reuters, hai trong số những người nước ngoài thiệt mạng còn bị chặt đầu. Trong khi AP cho biết phía những người biểu tình cũng có 4 người chết.


Tại New York Phó phát ngôn viên Farhan Haq của LHQ xác nhận vụ tấn công xảy ra ở Mazar-i-Sharif cũng như tổn thất nhân mạng nêu trên. Nhấn mạnh rằng, tình hình rất phức tạp. Các giới chức LHQ đang thu thập dữ kiện và lo liệu cho nhân viên của mình.

____________

Nam Hàn từ chối đối thoại với Bắc Hàn
RFA 01.04.2011


Tổng thống Hàn quốc Lee Myung-bak hôm thứ sáu 1 tháng 4 bác bỏ đề nghị đối thoại do Bắc Hàn đưa ra và cho rằng đề nghị đó không thực tâm.

Tổng thống Hàn Quốc đòi hỏi phiá bắc phải lên tiếng xin lỗi về những vụ việc mà Seoul cho là Bình Nhưỡng đã gây ra hồi năm ngoái.


Mối quan hệ liên Triều trở nên đóng băng kể từ khi Hàn Quốc cáo buộc Bắc Hàn cho ngư lôi bắn chìm chiến hạn Choenan của phiá nam hồi tháng ba năm ngoái khiến cho 46 người trên đó thiệt mạng.


Tình hình thêm nóng sau khi phiá Bắc pháo kích sang đảo Yeonpyeong của phiá Nam khiến bốn người thiệt mạng, trong đó có hai dân thường.


Bắc Hàn bác bỏ mọi cáo buộc trong vụ tàu chiến Choenan bị đánh đắm, còn vụ pháo kích xuất phát từ việc Hàn Quốc cho tập trận pháo binh trên đảo Yeonpyeong.


Mới hôm thứ năm 30 tháng 3, Bình Nhưỡng lại lên tiếng thách thức là giới cầm quyền phiá nam phải chọn giữa hai con đường hoặc là đối thoại hay chiến tranh.

__________

Đài Loan phản đối tuyên bố của Nhật về nhóm đảo tranh chấp
RFA 01.04.2011


Hôm 1 tháng tư, Đài Loan phản đối Nhật Bản về tuyên bố mới nhất về chủ quyền trên nhóm đảo tranh chấp tại Biển Hoa Đông và cho rằng tuyên bố như thế sẽ làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai nước.

Bộ Ngoại giao Đài Loan nhắc lại quan điểm các đảo Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của Đài Loan và yêu cầu phiá Nhật Bản phải giải quyết vấn đề một cách hợp lý và cẩn trọng.


Nhóm đảo không có người ở mà phiá Nhật gọi tên Senkaku, còn Đài Loan và Trung Quốc gọi tên Điếu Ngư là tâm điểm của loạt tranh chấp về lãnh hải giữa Tokyo, Bắc Kinh và Đài Bắc trong những năm gần đây.

___________

Đặc sứ Liên hiệp quốc về Libya đang có mặt tại căn cứ của phe nổi dậy?
RFA 01.04.2011


Lực lượng nổi dậy Libya hôm nay cho di chuyển các vũ khí hạng nặng của họ về phiá thành phố Brega, và tìm cách tái phối trí lại các đơn vị chiến đấu bị thiệt hại trở nên lực lượng có kỷ luật hơn.

Đây được cho là nổ lực nhằm lấy lại động lực để tiến quân chống lại lực lượng chính qui của lãnh tụ Gaddafi.

Trong khi đó liên minh Phương Tây đang tập trung mọi nổ lực ngoại giao nhằm loại trừ ông Gaddafi, người đang cố bám lấy quyền lực ở Tripoli.

Một vị đặc sứ Libya đang tiến hành những cuộc hội đàm bí mật tại London với chính phủ Anh về kế hoạch ra đi có thể dành cho ông Gaddafi.

Văn phòng Ngoại giao của Anh từ chối xác nhận hoặc bác bỏ tin vừa nêu mà truyền thông Anh Quốc loan đi hôm nay nói rõ ông Mohammed Ismail, vị trợ lý chính của con trai ông Gaddafi, đã gặp gỡ các quan chứa Anh.

Tuy nhiên một phát ngôn nhân của Văn phòng Ngoại giao Anh nói rằng trong bất cứ cuộc tiếp xúc nào với phiá chính phủ Libya, Anh Quốc đều nói rõ ông Gaddafi phải ra đi.
Theo nguồn tin từ lực lượng nổi dậy ở Libya thì vị đặc sứ Liên hiệp quốc về Libya hôm nay đã đến Benghazi, căn cứ điạ của phe nổi dậy, để tiếp xúc với hội đồng lâm thời tại đó.

Ông Salah Hedim, viên chức cao cấp uỷ ban ngoại vụ của hội đồng lâm thời cho biết rõ đặc sứ Abdelilah al-Khatib, lưu lại tại Benghazi chừng bốn tiếng đồng hồ.
Hôm thứ hai, Qatar là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hội đồng lâm thời phe nổi dậy như là đại diện chính thức của đất nước Libya.

___________

Yểm trợ vũ khí không nằm trong nghị quyết 1973 của LHQ
RFA 31.03.2011


Diễn biến đáng chú ý này xảy ra trong lúc Hoa Kỳ và đồng minh vẫn đang cân nhắc việc có nên yểm trợ võ khí cho phe nổi dậy hay không.

Trích dẫn lời của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Gerard Longuet, hãng thông tấn AFP nói là nước Pháp không có ý định cấp võ khi cho lực lượng nổi dậy Libya, vì điều này không nằm trong tình thần của nghị quyết 1973 mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đưa ra cách đây 2 tuần lễ.

Chủ Tịch NATO là ông Andres Fogh Ramussen cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói rằng trách nhiệm của quốc tế là bảo vệ an toàn cho người dân Libya chứ không phải để cung cấp võ khí cho họ.

Tại Rome, Ngoại trưởng Ý Franco Frattini nói rằng chưa chắc cuôc chiến sẽ triệt hạ được chế độ độc tài Gadaffi, mà chế độ này sẽ tan rã nếu các nhân vật thân cận với Gadaffi đào nhiệm, như trường hợp của ông Kussa.

Trong khi đó ở Washington, tin tức nói rằng Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký một sắc lệnh mật, cho phép Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia CIA tìm hiểu xem phương thức nào có thể thực hiện để hỗ trợ cho lực lượng cách mạng Libya đang chống lại chế độ độc tài Gadaffi.

Bản tin của nhật báo The Washington Post số ra sáng nay còn nói là nhân viên CIA đã có mặt ngay trong lãnh thổ của Libya, thảo luận với đại diện của lực lượng nổi dậy.
Nhà Trắng và CIA chưa lên tiếng nói gì về những tin này.

__________

Chế độ Gadaffi đang được tính từ ngày?
RFA 31.03.2011


Chế độ độc tài Gadaffi sắp chấm dứt. Đó là nhận định được các nhà phân tích chính trị quốc tế đưa ra ngay sau khi có tin Ngoại Trưởng Mussa Kussa đào nhiệm.

Hôm qua ông Kussa đáp máy bay từ Tripoli sang Tunisi trong một chuyến công tác, nhưng sau đó đi Luân Đôn xin tỵ nạn.

Bộ Ngoại Giao Anh cho hay đây là quyết định cá nhân của ông ta, và vị cựu ngoại trưởng Libya sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến nội tình của quốc gia mà ông đã từng phục vụ, kể cả những câu hỏi liên quan đến quân sự, như lực lượng binh sĩ trung thành với Gadaffi có bao nhiêu người, được những nước nào cung cấp võ khí.

Vài giờ trước đây, Ngoại trưởng William Hague của Anh Quốc cho biết Luân Đôn chưa quyết định có cho ông Kussa quyền miễn trừ hay không. Điều này được đặt ra vì nhiều nước và tòa án hình sự quốc tế đang mở cuộc điều tra để đưa Gadaffi và các nhân vật thân cận với nhà độc tài này ra xét xử vì đã phạm tội ác chống nhân loại.

Ông Kussa năm nay 59 tuổi, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng hồi tháng Ba năm 2009. Trước đó ông làm giám đốc tình báo quốc gia trong 15 năm trời.
__________


Libya trong một tuần qua.
Việt-Long-RFA

2011-03-31

Tuần trước quân cách mạng đã chiếm lại các thành phố bị mất, tiến về phía tây, còn cách Sirte khoảng 100 km. Đến thứ tư 30 tháng 3 quân đội của Tripoli đã phản công dữ dội.

Lui quân, không yểm kém hiệu quả.

Quân cách mạng chuẩn bị tấn công thị trấn Sirte, quê hương của Tổng Thống Gadaffi, vào đầu tuần này. Họ tuyên bố sẽ tiến tới Tripoli trong vòng ba ngày nữa.

Trong khi đó một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại London để bàn thảo một kế hoạch chính trị cho Libya thời hậu Gadaffi.

Nhưng từ đêm thứ ba qua sáng thứ tư 30 tháng 3 quân đội trung thành với chính phủ Tripoli pháo kích dữ dội và đẩy lui quân cách mạng Benghazi hằng trăm cây số.

Quân kháng chiến được mô tả là hoảng loạn, rút chạy trên những xe tải nhỏ loại Pick-up trước mũi súng của xe tăng.

Lực lượng kháng chiến rút từ vị trí tiền tuyến ở về Ras Lanuf, lui quân 100 km, nhưng quân Tripoli truy kích và sau buổi bình minh ngày thứ tư, giờ địa phưong tại Libi, thì Ras Lanuf đã rơi trở lại vào tay quân đội Gadaffi.

Sáng thứ năm chiến sự diễn ra tại Brega, cách Ras Lanuf hơn 100 km đường bộ về phía đông. Quân kháng chiến vẫn cầm cự bảo vệ Brega, tính đến chiều thứ năm giờ địa phương.

Hôm thứ tư tin của AP cho hay phi cơ của NATO có bay trên không phận diễn ra chiến sự, và phóng viên AP nghe nhiều tiếng nổ, cho đó là bom oanh kích quân Gadaffi.

Phát ngôn nhân quân sự của chiến dịch của NATO, đại uý Thủy quân lục chiến Mỹ Clint Gebke, nói ông không xác nhận được là có phi vụ chuyên biệt nào không nhưng máy bay của liên minh vẫn tấn công lực lượng Gadaffi.

Qua ngày thứ năm, phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết quân chính phủ Tripoli sử dụng pháo binh, hoả tiễn phóng từ dàn phóng nhiều chiếc, và những xe giả trang xe dân sự gắn hoả tiễn và súng máy trong cuộc hành quân, khiến phía đồng minh không dám oanh tạc vì sợ gây tổn thất cho thường dân.

Cuộc tấn công lại diễn ra ban đêm nên hoả lực không quân của liên minh càng kém hiệu quả.

________

Không chấp nhận giải pháp chia đôi Libya
RFA 29.03.2011


Hội nghị quốc tế bàn thảo về giải pháp chính trị cho Libya đang tiếp diễn ở Luân Đôn, với sự tham dự của hơn 40 quốc gia và tổ chức quốc tế, cùng với đại diện lực lượng nổi dậy.

Ông Mahmud Jibril, một đại diện của lực lượng nổi dậy cho biết sẽ yêu cầu quốc tế ủng hộ để thành lập Ủy Ban Chuyển Quyền Quốc Gia, sửa soạn thay thế cho chính phủ Gadaffi đương thời.

Lực lượng nổi dậy cũng nói là không chấp nhận giải pháp chia đôi Libi và đòi hỏi phải đưa Gadaffi cùng những người thân tín với ông ta ra tòa xét xử về tội đã ra lệnh cho quân đội nổ súng giết dân.

Trả lời phỏng vấn dành cho đài BBC, Ngoại Trưởng Anh William Hague nói với đại ý rằng mặc dù ủng hộ đề nghị đưa Gadaffi ra xét xử trước toà án quốc tế, nhưng cũng không loại trừ giải pháp đồng ý cho nhà lãnh đạo độc tài này rời Tripoli đi một nước khác lưu vong.

Tin tức từ hội nghị ở Luân Đôn cho hay chính phủ Ý cũng ủng hộ ý kiến để Gadaffi đi lưu vong.

Về phía Hoa Kỳ, tin tức cho hay bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton sẽ gặp gỡ với đại diện của lực lượng nổi dậy.
Có tin nói rằng một trong những đề tài được bàn thảo là Washington sẽ trích một khoản tiền trong số 33 tỷ dollars niêm phong tài sản của Libya để giúp lực lượng nổi dậy.

Tại New York, Đại Sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc là bà Susan Rice nói rằng chính phủ Mỹ không loại bỏ khả năng sẽ giúp võ khí cho lực lượng nổi dậy.

Hôm qua trong bài diễn văn đọc gửi dân chúng Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama nói rằng chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy, nhưng ông không nói có sử dụng giải pháp quân sự vào việc loại trừ Gadaffi hay không.


________

Qatar chính thức công nhận lực lượng nổi dậy ở Lybia
RFA 28.03.2011


Qatar hôm nay công nhận Hội đồng Quốc gia Libi của phe nổi dậy là đại diện chính thức duy nhất của nhân dân Libi.

Tin này được loan ra một ngày sau khi có một quan chức cấp cao của lực lượng nổi dậy Libi cho biết Qatar đã đồng ý mua bán dầu thô sản xuất từ các giếng ở miền đông Libi, mà không còn thuộc quyền kiểm soát của lãnh tụ Gaddafi nữa.

Qatar từ hôm thứ sáu vưà qua trở thành quốc gia Ả rập đầu tiên bắt đầu họat động tuần tra vùng cấm bay do Liên hiệp quốc qui định nhằm ngăn lực lượng của lãnh tụ Gaddafi tấn công thường dân Libi. Ngoài ra Qatar cũng kêu gọi ông Gaddafi từ chức để tránh những đổ máu không cần thiết thêm nữa.

Trong khi đó, Nga hôm nay lên tiếng cho rằng những cuộc tấn công vào lực lượng trung thành với lãnh tụ Gaddafi đã lên đến mức can thiệp vào cuộc nội chiến và không được ủng hộ bởi nghị quyết thiết lập vùng cấm bay tại Libi.

Trong chỉ trích mới nhất về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây ở Libi, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhắc lại nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua hồi ngày 17 tháng 3 vừa qua chỉ có mục tiêu duy nhất là bảo vệ thường dân Libi mà thôi.



___________________


Lửa Cách Mạng Lật đổ bè lũ Độc Tài đã và đang Bừng Cháy Khắp Thế Giới;

Người Dân Việt Nam Bị Trị Học Được Bài Học Kinh Nghiệm gì để Lật Đổ bè lũ Độc Đảng Độc Tài Phản Quốc Diệt Chủng Bán Nước csVN ?

Cái gọi là "chủ nghĩa cộng sản" ngọai lai không tưởng đã bị thế giới vất vào sọt rác của nhân loại . Bè lũ thú vật csVN vẫn còn bám cứng, ôm chặt, tô phẩn để lăng nhục dân tộc VN .
Chữ cộng sản còn đứng trước chữ Việt Nam có là vết NHƠ, nỗi NHỤC cho đất nước và dân tộc Việt Nam ???



Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk:
1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .

Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .




conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
02042011

___________
CSVN là TỘI ÁC
Bao che, dung dưỡng TỘI ÁC là đồng lõa với TỘI ÁC

No comments: