Sunday, August 29, 2010

"Nhân quyền" dưới chế độ xuống hàng chó ngựa của tập đoàn chó má cộng sản Việt Nam

Trích

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 1)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-07

Nhiều quốc gia, tổ chức phi chính phủ vẫn liên tục thúc giục chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trả tự do cho những tù nhân bị giam giữ vì bày tỏ sự khác biệt về quan điểm chính trị hoặc vì hoạt động tôn giáo, không can thiệp vào hoạt động tôn giáo,…


RFA photo/Quỳnh Như

Dân biểu Joseph Cao của tiểu bang Louisiana (đứng giữa) tại buổi họp báo trước trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại VN hôm 22/7/2010



Còn Việt Nam vẫn liên tục nhắc đi, nhắc lại rằng, không thể biến quan điểm của quốc gia nào đó về nhân quyền thành tiêu chuẩn, rồi áp đặt tiêu chuẩn đó cho Việt Nam, vì mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng...

Vậy Việt Nam đang thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế về quyền con người như thế nào? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình bài đầu tiên trong loạt bài “Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam”…

Chính quyền bảo không
Trên bình diện quốc tế, có rất nhiều văn kiện liên quan đến nhân quyền, ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

“Theo chính quyền Việt Nam, tại Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự.

Ngoài việc xác định mọi cá nhân đều có quyền được sống, được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, được tự do về tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, được tự do ngôn luận, được tự do hội họp,… các văn kiện quốc tế về nhân quyền còn khẳng định, những hành vi xâm phạm nhân quyền là tội ác chống lại các giá trị phổ quát của nhân loại. Tùy tính chất và mức độ, những kẻ phạm tội có thể trở thành đối tượng của “Nghị quyết về các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy tìm, bắt giữ, dẫn độ và trừng phạt các cá nhân phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người”, “Quy chế Tòa hình sự quốc tế”.

Đây là một trong những lý do khiến chính quyền Việt Nam thường xuyên phủ nhận cáo buộc của nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế, về việc đàn áp các cá nhân bất đồng về chính kiến và bác bỏ những lời kêu gọi hãy trả tự do cho tù chính trị. Theo chính quyền Việt Nam, tại Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự.


Phạm nhân trại giam Xuân Lộc đang lao động ngoài trại. Photo courtesy of VietnamNet Có đúng là các nhà tù tại Việt Nam không hề có tù chính trị? Những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị nghĩ gì trước những tuyên bố của chính quyền Việt Nam? Chúng tôi đã trao đổi với ba người từng bị giam tại trại giam Z30A, tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đó là các ông: Nguyễn Hữu Phu, bị bắt năm 1990, bị kết án 10 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được trả tự do năm 2009, nay đang cư trú tại Thừa Thiên – Huế. Nguyễn Bắc Truyễn, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM. Ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM để tìm câu trả lời.

Còn trong tù thì…
Mời quý vị nghe một phần cuộc trao đổi giữa chúng tôi với ông Nguyễn Hữu Phu…

Trân Văn: Việt Nam thường bảo rằng, tại Việt Nam không có tù chính trị cho nên tôi muốn hỏi anh cho rõ ràng, đó là, ở trong trại giam thì các anh được gọi là gì?

Nguyễn Hữu Phu: Chúng tôi được gọi là tù chính trị.

Trân Văn: Các anh được gọi là tù chính trị là do quản giáo gọi, hay các anh tự nhận, hoặc là những người bạn tù khác gọi các anh?

Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất là quản giáo gọi. Bình thường họ vẫn gọi là tù chính trị nhưng mà khi họp hành thì họ gọi chúng tôi là người vi phạm an ninh quốc gia.

“Thứ nhất là quản giáo gọi. Bình thường họ vẫn gọi là tù chính trị nhưng mà khi họp hành thì họ gọi chúng tôi là người vi phạm an ninh quốc gia.

Ông Nguyễn Hữu Phu

Trân Văn: Như vậy là các anh có tên gọi riêng?

Nguyễn Hữu Phu: Vâng!

Trân Văn: Còn tù hình sự thì họ gọi là gì?

Nguyễn Hữu Phu: Vẫn gọi là tù hình sự thôi anh.

Trân Văn: Họ có chia nhóm giữa tù hình sự với tù chính trị không?

Nguyễn Hữu Phu: Họ vẫn chia nhóm, họ tách riêng. Đời nào họ cho chúng tôi gần được tù hình sự.

Trân Văn: Như vậy là với bên ngoài, Việt Nam phủ nhận việc có tù chính trị nhưng trong trại giam thì lãnh đạo trại giam và các quản giáo vẫn gọi các anh một cách rõ ràng là tù chính trị?

Nguyễn Hữu Phu: Vâng, là tù chính trị. Có sự tách biệt. Nhà giam chúng tôi là nhà giam tách biệt và khu giam đó như một khu cách ly.


Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin. Để phối kiểm các thông tin do ông Nguyễn Hữu Phu cung cấp, chúng tôi cũng đã nêu những câu hỏi tương tự với ông Nguyễn Bắc Truyển…

Trân Văn: Thưa anh Truyển, Việt Nam vẫn tuyên bố, tại Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm luật hình sự bị phạt tù. Thế thì tại sao anh gọi những người bạn cùng ở tù với anh là tù chính trị?

Trong nhà tù có sự phân loại và có sự khác biệt nào về cách đối xử giữa những người như các anh với tù thường phạm không? Chẳng hạn quản giáo gọi các anh là gì? Tù thường phạm gọi các anh là gì?

Nguyễn Bắc Truyển: Chúng ta cũng hay thấy là nhà nước CSVN thường tuyên bố rằng không có sự đối lập, không có tù chính trị. Mọi người đều đứng dưới lá cờ của Đảng Cộng sản. Tôi xin được nói đó là sự bịp bợm, dối trá và ngụy biện.

Họ đã quy chụp cho những người bất đồng chính kiến, hoạt động chính trị và tôn giáo là những người phạm tội hình sự. Rồi họ đem tất cả những người đó ra xử bằng bộ luật hình sự. Hành động đó làm cho bản thân họ trở thành thấp kém khi nói chuyện với cộng đồng quốc tế.

Tôi không phải là nhà lý luận để có thể đi sâu vào ngôn từ, chữ nghĩa nhưng trong trại giam thì chính những người cảnh sát trại giam vẫn gọi chúng tôi là tù chính trị, “các anh bị giam trong khu chính trị”. Tất cả các vật dụng, nồi cơm, bình đựng nước uống, vân vân,… đều được đánh dấu bằng chữ “C.T” – có nghĩa là chính trị. Như vậy hóa ra những người cảnh sát trại giam còn hiểu biết hơn các vị “đỉnh cao trí tuệ”, khi họ còn phân biệt được đâu là hoạt động chính trị, đâu là phạm tội hình sự.

“... trong trại giam thì chính những người cảnh sát trại giam vẫn gọi chúng tôi là tù chính trị, “các anh bị giam trong khu chính trị”. Tất cả các vật dụng, nồi cơm, bình đựng nước uống, vân vân,… đều được đánh dấu bằng chữ “C.T” – có nghĩa là chính trị.


Ông Nguyễn Bắc Truyển
Còn những người tù thường phạm thì họ hiểu rõ và họ luôn luôn gọi chúng tôi là tù chính trị hoặc là tù tôn giáo. Họ có một sự kính trọng đặc biệt đối với chúng tôi.

Những người cán bộ trại giam thì dè dặt hơn. Có khi họ gọi chúng tôi là những người bất đồng chính kiến, tù an ninh quốc gia.

Còn cách giam giữ thì anh thấy là hoàn toàn khác với tù thường phạm. Chúng tôi bị giam trong một khu riêng biệt. Đi lao động thì xuất trại cuối cùng nhưng khi về nhập trại thì ưu tiên số một. Có nghĩa là khi chúng tôi về thì có rất nhiều người tù thường phạm đứng chờ nhập trại nhưng chúng tôi được ưu tiên vào trước. Chúng tôi cũng không phải sinh hoạt tập thể chung với tù thường phạm vào sáng thứ hai hàng tuần, cũng không phải chào cờ. Chúng tôi không được đi mua hàng trên canteen mà có người xuống ghi đăng ký ở tại buồng giam, sau đó họ đem xuống tận buồng giam giao cho chúng tôi. Đặc biệt là khi gia đình chúng tôi đi thăm thì chúng tôi có khu vực giam riêng và luôn luôn người dẫn chúng tôi đi thăm gặp là an ninh của trại giam.

Anh em thường phạm nào mà tiếp xúc với chúng tôi, nhẹ thì bị cảnh cáo, còn nặng thì kỷ luật cùm chân hoặc là chuyển trại. Trong khi đó thì anh em tù thường phạm tiếp xúc với nhau rất là thoải mái.


Từ phải qua: ông Nguyễn Anh Hảo, cô Nguyễn Thu Trâm, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Nguyễn Ngọc Quang. Hình do RFA thính giả gởi. Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhà nước Việt Nam tuyên bố rằng ở Việt Nam không có tù chính trị nhưng lại kết tội người ta về hành vi chính trị. Họ nói lấy được thôi, câu nói, Việt Nam hoàn toàn không có tù nhân chính trị chỉ nói với thế giới bên ngoài. Còn ngay ở bên ngoài, chính giám thị nói thẳng, các anh là tù nhân chính trị.”

Trân Văn: Ngay trong trại giam thì có sự phân định giữa tù chính trị và tù hình sự không? Sự phân định đó thể hiện như thế nào? Nó thể hiện trong cách gọi của giám thị trại giam, trong cách gọi của các tù nhân hay là nó thể hiện trong việc phân loại và việc giam giữ cũng như là cách đối xử?

Nguyễn Ngọc Quang: Nó thể hiện ở ba điểm. Thứ nhất là cách gọi của cán bộ trại giam. Cán bộ trại giam gọi chúng tôi là tù chính trị và gọi những người kia là tù thường phạm.

“Thứ nhất là cách gọi của cán bộ trại giam. Cán bộ trại giam gọi chúng tôi là tù chính trị và gọi những người kia là tù thường phạm.


Ông Nguyễn Ngọc QuangThứ hai, phân biệt bằng đối xử bởi vì chúng tôi bị giam chung chứ không giam riêng với những người tù thường phạm. Chúng tôi không được quyền học, không được quyền có giấy bút, không được quyền gọi điện thoại ra ngoài mỗi tháng một lần như nội quy thi hành án đã quy định. Chúng tôi không được tiếp xúc với người khác, trừ trường hợp lao động. Lao động thì chúng tôi phải lao động tập trung. Có nghĩa là tù chính trị lao động riêng với nhóm tù chính trị và không được gần gũi với những người tù thường phạm.

Người tù thường phạm nào gần gũi với chúng tôi thì chắc chắn sẽ bị đi cùm.

Điểm thứ ba để phân định là mỗi lần viết kiểm điểm, chúng tôi buộc phải nhận đã có hành vi chống nhà nước này. Hành vi chống nhà nước chính là hành vi chính trị.

Đến đây thì cuộc trò chuyện với những cá nhân từng bị tù do bày tỏ sự bất đồng về quan điểm chính trị, lên tiếng kêu gọi và vận động thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam theo chiều hướng tôn trọng tự do, dân chủ, chuyển sang một hướng khác. Đó là khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị đón nghe bài kế tiếp.

***

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 2)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-08

Tuy Việt Nam luôn phủ nhận tại Việt Nam có tù chính trị, song trong lần phát thanh trước, quý vị đã nghe các ông: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang – những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị, kể về sự hiện diện của tù chính trị trong nhà tù cũng như sự phân loại, sự phân biệt về cách đối xử giữa tù chính trị và tù hình sự tại trại Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.


Photo courtesy of VietNamNet

Thượng tướng Lê Thế Tiệm tại cuộc họp báo hướng dẫn tuyên truyền về đặc xá năm 2010, công bố quyết định 697/2010/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đặc xá năm 2010.



Khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình tiếp.

Tội nào cũng có thể tha…
Cách nay vài tuần, hệ thống truyền thông Việt Nam loan báo, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Việt Nam sẽ thực hiện một đợt đặc xá, được cho là lớn chưa từng có.

“Điểm đáng chú ý là trong đợt đặc xá được xem là lớn chưa từng có này, Việt Nam khẳng định, sẽ không đặc xá cho những người đã bị kết án về những tội nằm trong nhóm tội được gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” – cách Việt Nam thường dùng để gọi tù chính trị tại Việt Nam.

Theo đó, sẽ có khoảng từ 25.000 đến 30.000 phạm nhân được trả tự do trước khi mãn hạn tù, vào đầu tháng 9 sắp tới. Điểm đáng chú ý là trong đợt đặc xá được xem là lớn chưa từng có này, Việt Nam khẳng định, sẽ không đặc xá cho những người đã bị kết án về những tội nằm trong nhóm tội được gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” – cách Việt Nam thường dùng để gọi tù chính trị tại Việt Nam.

Vì sao Việt Nam có thể khoan hồng cho tất cả những viên chức đã từng tham nhũng, cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia, những cá nhân đã từng giết người, cướp giật, cưỡng hiếp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kể cả buôn bán ma túy, buôn người… nhưng lại bất khoan dung với những người bày tỏ sự bất đồng về quan điểm, vận động tự do, dân chủ hóa Việt Nam?

Chúng tôi tiếp tục cuộc trò chuyện với một số cựu tù chính trị nhằm tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Câu trả lời chung về nguyên nhân chính dẫn tới thái độ bất khoan dung của chính quyền Việt Nam là vì tù chính trị không chịu cải tạo theo ý chính quyền Việt Nam mong muốn.

Trừ “tội” kêu đòi tự do, dân chủ

Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin. Người cựu tù chính trị đầu tiên mà chúng tôi đề nghị giải thích chi tiết hơn về vấn đề này là ông Nguyễn Hữu Phu, bị bắt năm 1990, bị kết án 10 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được trả tự do năm 2009, nay đang cư trú tại Thừa Thiên – Huế.

Trân Văn: Thưa anh, có một vấn đề, đó là thông thường, khi phải vào tù thì người ta mong được trở về nhà, và để được trở về nhà thì người ta thường cố gắng tuân thủ các yêu cầu của trại giam, cố gắng chứng tỏ điều mà các trại giam cũng như chính quyền Việt Nam thường đề cập đó là cải tạo tốt. Thế thì tại sao tù chính trị lại không chịu cải tạo?

Nguyễn Hữu Phu: Xin trả lời với anh như thế này. Thứ nhất, những con người nào nhận thấy họ sai trái, họ mới được cải tạo. Còn riêng tù chính trị thì đa số họ vì lý tưởng sống cao cả cho nên buộc họ cải tạo thì họ không bao giờ chấp nhận để được giảm án.

Cải tạo là thế nào? Chúng tôi không đồng ý vì thứ nhất, việc làm của chúng tôi không sai, bây giờ làm sao chúng tôi phải chấp nhận sai và đáp ứng những yêu cầu của nhà trại để về được.

Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị được giảm án có nhiều không? Số tù chính trị mà được đặc xá trong các đợt đặc xá hàng năm có nhiều không?

Nguyễn Hữu Phu: Từ 2007 cho đến nay thì tù chính trị không được xét đặc xá.

Trân Văn: Không được xét đặc xá là vì họ không chịu cải tạo?

Nguyễn Hữu Phu: Vâng, không chịu cải tạo!

Ông Phu khẳng định, vì lý tưởng, đa số tù chính trị không nhận sai, không xin khoan hồng, nên vì vậy không được đặc xá. Điều đó có đúng không? Chúng tôi tiếp tục nêu lại vấn đề này với ông Nguyễn Bắc Truyển, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM, để kiểm chứng.

“Từ 2007 cho đến nay thì tù chính trị không được xét đặc xá.


Ông Nguyễn Hữu Phu
Trân Văn: Thưa anh Truyển, vì sao gần như không có tù chính trị nào được đặc xá hoặc ân xá, có phải vì họ không chịu cải tạo, không xin khoan hồng không?

Có một thực tế là ai ở tù thì cũng mong được trả tự do, tại sao tù chính trị không chọn lối hành xử như mọi người tù bình thường khác?

Nguyễn Bắc Truyển: Để được giảm án tha tù hay ân xá thì người tù phải ký vào một bản gọi là cam kết nhận tội, ăn năn hối cải nhưng đối với tù chính trị thì không bao giờ họ chịu làm việc này hết. Lý tưởng của họ còn mạnh hơn sự sống, do đó, họ có thể chết cho lý tưởng của mình.

Khi dấn thân vào con đường đấu tranh thì tù chính trị chấp nhận sự tù đày rồi. Không cần phải bàn cãi về chuyện đó. Và khi chấp nhận tù đày thì có nghĩa là chấp nhận cái chết vì vào trong tù, khả năng chết và sống là 50/50. Việc này thì anh em ở trỏng chấp nhận nhẹ nhàng thanh thản thôi.

Do đó, những ai muốn dấn thân vào con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do ở thời điểm hiện tại thì phải tự hỏi có chấp nhận sự gian khổ trong nhà tù hay không.

Tù chính trị không bao giờ ký vào bản nhận tội để được ân xá hay giảm án gì đó.


Từ trái qua: ông Trần Văn Huy, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Anh Hảo, Cô Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 18/07/2010. Một cựu tù chính trị khác là ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM, cũng lý giải y hệt như ông Nguyễn Hữu Phu và ông Nguyễn Bắc Truyển về việc tại sao tù chính trị không được đặc xá: “Ở trại Xuân Lộc, mỗi quý ba tháng đều phải viết bản kiểm điểm dựa trên bốn tiêu chuẩn thi đua chấp hành án. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thành khẩn nhận tội. Muốn được giảm án là phải nhận tội, không nhận tội là không bao giờ được giảm án.”

Đó cũng là số phận của những người bị kết án, bị giam giữ vì đòi hỏi tự do tôn giáo và trong tù, được gọi là tù tôn giáo. Ông Nguyễn Bắc Truyển kể thêm về tù tôn giáo và số lượng tù chính trị, tù tôn giáo đang bị giam giữ tại trại Z30A.

Trân Văn: Thưa anh Truyển, hồi nãy, anh có đề cập đến tù tôn giáo. Ở Z30A có sự phân biệt giữa tù chính trị và tù tôn giáo (?) và tù tôn giáo là gì?

Nguyễn Bắc Truyển: Khi vào phân trại số 1, tôi có gặp sáu, bảy anh em được gọi là tù tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo. Sáu, bảy anh em đó thường bị kết tội về những tội như là: “Gây rối trật tự công cộng” hay “chống người thi hành công vụ”… Do đó khi vào trại giam thì những anh em đó không được giam chung với tù chính trị mà bị giam chung với tù hình sự.

Nhưng như tôi đã nói với anh, những người đó cũng là những tù nhân lương tâm. Họ ở tù lâu thì cũng ảnh hưởng đến anh em tù hình sự vì nhân cách của họ, rất là thương yêu, rất là tương trợ nhau, rất là trung thực... Vì vậy, lâu ngày, anh em tù hình sự cũng bị ảnh hưởng thôi.

Khi tôi qua phân trại số 2, tù chính trị bị giam riêng thì tù tôn giáo khoảng ba người cũng vẫn bị giam chung với tù hình sự và đó là sự phân biệt của những người quản lý nhà tù.

“Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thành khẩn nhận tội. Muốn được giảm án là phải nhận tội, không nhận tội là không bao giờ được giảm án.


Ông Nguyễn Ngọc Quang
Trân Văn: Thưa anh Truyển, nếu tính chung các phân trại thì Z30A còn khoảng bao nhiêu tù chính trị?

Nguyễn Bắc Truyển: Khi tôi về cách nay hai tháng thì phân trại số 2 còn khoảng 40 người tù chính trị được giam thành một khu riêng. Ba người tù tôn giáo được giam chung với các anh em tù hình sự.

Ở phân trại số 1 còn đâu khoảng mười người tù tôn giáo và chính trị. Phân trại số 4 chủ yếu là nữ, có giam mấy chị là tù tôn giáo và vài người tù chính trị. Phân trại số 5 thì tôi không được biết.

Đó là những người tôi được biết trong trại giam Xuân Lộc.

Cuộc trò chuyện với những cựu tù chính trị làm bật ra một số thông tin đáng chú ý khác. Đó là vì sao tù hình sự lại thương yêu và kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo? Vì sao chính quyền Việt Nam phải cách ly tù hình sự với tù chính trị? Những thắc mắc này sẽ được các cựu tù chính trị giải đáp trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón nghe.

***

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 3)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-09
Một số cựu tù chính trị vừa được trả tự do hồi cuối năm ngoái, hoặc mới được trả tự do cách nay vài tháng, cùng khẳng định rằng, trong tù, tù hình sự rất thương yêu, kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo.


Photo courtesy of Vietnamville.ca

Anh Nguyễn Ngọc Quang cùng Thu Trâm Đứng bên giường bệnh khi MS Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Chị Bích Khương, ảnh chụp tháng 6 năm 2010.
Đồng thời, các cựu tù chính trị cũng cho biết chính quyền Việt Nam đang áp dụng chính sách cách ly tù chính trị với tù hình sự.


Những chi tiết này khác biệt hoàn toàn với những gì người ta từng được biết về nhà tù và tù chính trị tại Việt Nam. Vì sao có sự khác biệt này, mời quý vị theo dõi tiếp bài thứ ba trong loạt bài "Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam"...

Vì sao phải cách ly tù chính trị và tù hình sự?Trong các cuộc trò chuyện với một số cựu tù chính trị, cả ba ông: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang cùng đề cập đến một số chi tiết rất đáng chú ý về quan hệ giữa tù chính trị, tù tôn giáo với tù hình sự trong nhà tù. Theo đó, tù hình sự rất thương yêu, kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo. Liệu sự thương yêu, kính trọng này có phải là lý do khiến trại giam phải cách ly hoàn toàn tù chính trị với tù hình sự? Chúng tôi nhờ ông – từng bị giam ba năm rưỡi vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - giải đáp…


“Người tù thường phạm bị ảnh hưởng bởi người tù chính trị khi mà ở chung. Họ sẽ bị thuyết phục bởi việc làm và nhân cách, tinh thần tương trợ cũng như sự kiên cường, không khuất phục bạo quyền.

Ô. Nguyễn Bắc Truyển

Trân Văn: Thưa anh Truyển, tại sao cũng là tù nhưng có sự cách ly giữa tù chính trị với tù thường phạm?

Nguyễn Bắc Truyển: Vấn đề này, tôi có thể trình bày như vầy. Người tù hình sự thì luôn luôn mong muốn được giảm án, tha tù để sớm trở về với gia đình của họ. Do đó, họ luôn luôn e ngại tiếp xúc với chúng tôi, cũng như là trại giam luôn luôn tìm cách cách ly chúng tôi với tù thường phạm.

Tôi có một trải nghiệm khi ở chung với tù thường phạm từ lúc bị tạm giam cho tới ngày 18/4/2008, trước khi chúng tôi bị đưa vào biệt giam… Tôi thấy rằng người tù thường phạm bị ảnh hưởng bởi người tù chính trị khi mà ở chung. Họ sẽ bị thuyết phục bởi việc làm và nhân cách, tinh thần tương trợ cũng như sự kiên cường, không khuất phục bạo quyền, cũng như là không bao giờ xin khoan hồng hay nhận tội, chấp nhận hậu quả mà anh em tù thường phạm hay gọi là “chung đủ” của người tù chính trị.

Ông Nguyễn Bắc Truyển tại trại giam Xuân Lộc trước đây. Photo courtesy of ddcvn.info Tù thường phạm thường nói việc làm của người tù chính trị là vì mọi người, vì đất nước.
Những ai mà xúc phạm đến tù chính trị thường bị những người đại ca trong buồng nhắc nhở là không được làm như thế. Nếu không sẽ bị chính những người đại ca đó xử.
Bản thân tôi nghĩ rằng, những người tù thường phạm cũng là nạn nhân của chế độ thôi, họ cần được thương yêu, cảm hóa chứ không phải là phân biệt, khinh rẻ!
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang - từng bị giam ba năm vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - tiết lộ: Trước đây, họ tưởng rằng có thể dùng anh em giang hồ để khủng bố tù nhân chính trị cho nên người ta nhốt chung nhưng không ngờ rằng, khí phách của những người tù chính trị đã thu phục được tù thường phạm và từ đó có những cuộc nổi loạn.

Tù chính trị được tù thường phạm rất là yêu thương. Cho nên sau này, người ta tách rời tù chính trị khỏi tù thường phạm. Tôi nghe nói khoảng 1984-1985 là bắt đầu tách riêng rồi. Tách riêng rất lâu rồi vì họ biết được tù chính trị có sức thuyết phục rất mạnh đối với tù thường phạm. Vì vậy cho nên họ không nhốt chung.
Cuộc phản kháng năm 2007Như vậy là sự thương yêu, kính trọng mà tù hình sự dành cho tù chính trị có thể dẫn đến tình huống, tù chính trị tác động, chi phối tù hình sự? Việc trại giam phải cách ly hoàn toàn tù chính trị với tù hình sự chính là nhằm ngăn ngừa những cuộc phản kháng tập thể? Chúng tôi tiếp tục nêu ra các thắc mắc với ông Nguyễn Hữu Phu - từng bị giam 10 năm vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”…

Trân Văn: Thưa anh, trong thực tế, đã có một số nơi, tù hình sự được dùng như một phương tiện để cải tạo tù chính trị. Thế thì tại sao ở Z30A lại có chuyện cách ly giữa tù chính trị với tù hình sự?


Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin.de Nguyễn Hữu Phu: Vấn đề cách ly giữa tù chính trị với tù hình sự ở Z30A là vì tù chính trị có ảnh hưởng lớn với tù hình sự.

Trân Văn: Anh có thể cho một hoặc một số dẫn chứng về ảnmh hưởng của tù chính trị với tù hình sự không?

Nguyễn Hữu Phu: Tất cả những quy chế trại giam mà nhà trại không thực hiện thì tù chính trị đều đấu tranh để bảo vệ quyền lợi sống riêng và chung trong trại giam và bảo vệ được quyền lợi của người tù hình sự cho nên người tù hình sự rất là mong muốn được người tù chính trị bảo vệ.

Trân Văn: Trên thực tế, tại trại Z30A, đã có bao giờ người tù chính trị và người tù hình sự cùng lên tiếng để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình không? Nếu có thì sự kiện đó là sự kiện gì, xảy ra vào thời điểm nào?

Nguyễn Hữu Phu: Tôi không nhớ cụ thể về thời gian nhưng khoảng năm 2007, trong một buổi họp đầu tuần tại K3, tù chính trị và tù hình sự đã cùng nhau đòi hỏi nhà trại, buộc nhà trại phải thỏa mãn những yêu sách chính đáng.

Nhà trại đã trấn áp tù hình sự và tất cả tù chính trị, tù hình sự đã ruýt vào hội trường, đòi gặp giám thị trại giam là Nguyễn Trung Vinh.
Trân Văn: Thưa anh, sự kiện đó kéo dài trong bao lâu và kết quả cuối cùng là như thế nào?

Nguyễn Hữu Phu: Sự kiện đó kéo dài trong một buổi sáng. Sau đó, ông NguyễnTrung Vinh vào và có hứa hẹn nhưng mà không giải quyết, không đáp ứng hoàn toàn, hứa hẹn nhưng rồi không đáp ứng. Họ đã đưa một số tù chính trị, tù hình sự đứng dậy đấu tranh, cách ly ra các trại giam khác xa hơn.

Liệu có thể tìm thêm thông tin về cuộc phản kháng năm 2007 của tù chính trị và tù hình sự tại trại giam Z30A? Chúng tôi quay trở lại với ông Nguyễn Bắc Truyển…

Trân Văn: Anh có nói đến tác động của tù chính trị, theo như tôi được biết, năm 2007, hình như là do tác động của tù chính trị, mà tù nhân tại trại Z30A đã từng chiếm hội trường của một phân trại trong trại giam này?

Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi biết rõ việc này là bởi vì tôi đã được nghe những anh em tham gia cuộc đấu tranh đó kể lại khi tôi vào phân trại số 1. Chuyện đó xảy ra ở phân trại số 3. Khi tôi vào phân trại số 1 thì tôi gặp anh Trần Hoàng Giang và anh Nguyễn Văn Phương. Hai anh này có kể tôi nghe về sự kiện xảy ra ở phân trại số 3. Sau đó những người tù chính trị tham gia cuộc đấu tranh đó với anh em tù thường phạm đều bị thuyên chuyển hết. Chuyển qua các phân trại khác, đi biệt giam, hoặc như anh Trần Hoàng Giang, anh Nguyễn Văn Phương thì bị chuyển ra phân trại số 1.


“Tù chính trị được tù thường phạm rất là yêu thương. Cho nên sau này, người ta tách rời tù chính trị khỏi tù thường phạm.

Ô. Nguyễn Ngọc Quang

Trân Văn: Lý do tại sao có sự phản kháng, diễn biến của sự phản kháng và kết cục của sự phản kháng đó như thế nào?

Nguyễn Bắc Truyển: Anh em kể lại như vầy anh! Hôm đó, tù thường phạm bị chèn ép, bị áp đặt, bị cưỡng bức lao động quá mức nên phản kháng lại bằng cách lên hội trường, không đi lao động. Họ biết rằng là chắc chắn họ sẽ bị đàn áp nên họ mới kêu những người tù chính trị ở phân trại số 3 hỗ trợ cho họ.

Anh biết rồi, tù chính trị ở phân trại số 3 cũng bị giam riêng. Do đó, để ra được, anh em phải leo hàng rào. Khi đến nơi thì những người cán bộ trại giam đã bắt đầu đàn áp những người tù thường phạm rồi. Khi có mặt những người tù chính trị, những người cán bộ trại giam đã ngừng đàn áp và rút về một phía. Bên kia là anh em tù thường phạm và tù chính trị.
Anh em tù thường phạm và tù chính trị mới bao vây khu vực hội trường và đóng cửa hội trường lại. Nghĩa là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không cho cảnh sát trại giam vào thêm nữa và cũng không để cảnh sát trại giam trong hội trường bước ra.
Hai bên nói chuyện với nhau trong hội trường thì diễn tiến rất là căng thẳng… Sau đó thì ông giám thị trại giam khi ấy là ông Nguyễn Trung Vinh phải vào và phải hứa hẹn giải quyết các yêu cầu của những anh em tù thường phạm…
Sau đó, anh biết rồi, luôn luôn “đánh nguội”, những người tù thường phạm và tù chính trị chỉ huy bị thuyên chuyển qua các trại giam khác hoặc đi xa hơn, hoặc đi về các phân trại khác thuộc trại giam Xuân Lộc… Đó là những điều mà tôi biết.
Đến lúc này, các cuộc trò chuyện với ba cựu tù chính trị cùng hướng vào một nhân chứng, người được cho là nắm giữ nhiều bí mật về tương quan giữa nhà tù với tù chính trị. Nhân chứng này đã từng được công luận nhắc đến, song câu chuyện về ông vẫn còn nhiều tình tiết khiến người ta ngỡ ngàng và đó sẽ là nội dung bài thứ tư. Mời quý vị đón theo dõi.

***

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 4)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-09
Khi trò chuyện với Trân Văn, cả ba cựu tù chính trị: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang cùng đề cập đến một người, vừa được cho là nắm giữ nhiều thông tin liên quan đến tù chính trị, vừa có cảnh ngộ hết sức đặc biệt.


Photo courtesy of Qtnlt-Blog

Ông Nguyễn Bắc Truyển đến chúc mừng Ông Trương Văn Sương vừa ra tù, ảnh chụp tháng 7 năm 2010.

Nhân vật này đã từng được công luận nhắc đến, song câu chuyện về ông vẫn còn nhiều tình tiết khiến người ta ngỡ ngàng. Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình tiếp…

Chân dung một người tù
Hôm 12 tháng 7, ông Trương Văn Sương, 67 tuổi – người vẫn được biết đến như tù nhân bị chính quyền Việt Nam giam cầm lâu nhất vì lý do chính trị đã được tạm tha để về nhà chữa bệnh.


“Theo như tôi biết, đến nay, anh Cầu ở tù 34 năm ba tháng, hơn 35 năm “giải phóng”, anh Cầu ở ngoài đâu chừng 1 năm, 1 tháng gì đó thôi.

Ô. Nguyễn Ngọc Quang
Tuy nhiên, qua một số thông tin do các cựu tù chính trị tiết lộ thì ông Trương Văn Sương không phải là trường hợp cá biệt. Trong khi ông Trương Văn Sương bị giam giữ tổng cộng 33 năm và vừa được tạm tha thì tại trại giam Z30A, vẫn còn một nhân vật khác mà tính đến nay, thời gian bị cầm giữ vì lý do chính trị đã lên tới 34 năm ba tháng. Tên người tù đặc biệt này là Nguyễn Hữu Cầu. Ông được xem như một huyền thoại tại trại giam Z30A.

Vì gần như tất cả tù chính trị từng bị giam giữ tại trại giam Z30A đều có một khoảng thời gian nhất định sống bên cạnh ông Nguyễn Hữu Cầu, nên chúng tôi đã phỏng vấn một số người nhằm tìm thêm thông tin về người tù đặc biệt này. Câu chuyện bắt đầu từ ông Nguyễn Bắc Truyển…

Trân Văn: Thưa anh Truyển, theo anh, vì sao ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù lâu như vậy?

Nguyễn Bắc Truyển: Trong thời gian tôi ở chung với anh Nguyễn Hữu Cầu tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc, anh Cầu thường tâm sự với tôi về vụ án của anh thì tôi thấy rằng, vụ án của anh Cầu là một vụ án oan sai. Nguyên do là vì anh tố giác những việc làm tồi bại của các quan chức tỉnh Kiên Giang nên ảnh bị chụp cái mũ là phá hoại, rồi bị kết án tử hình, sau thì xuống chung thân và ảnh đã ở 28 năm rồi, chuẩn bị bước vào năm thứ 29.


Ông Nguyễn Hữu Cầu. Photo courtesy of Blog 1nguoiviet. Trong thời gian ở trại giam Xuân Lộc, anh Nguyễn Hữu Cầu đã làm hơn 500 lá đơn yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước đã che giấu và phớt lờ.

Khi tôi ra tù thì anh Cầu có nhờ tôi cùng với gia đình làm đơn gửi tới các vị có trách nhiệm nhưng cho tới nay, chúng tôi không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào.

Thật sự là những người trong guồng máy nhà nước hiện nay đã thấy được cái sai của những người tiền nhiệm, nhưng họ không muốn gánh trách nhiệm để giải oan cho anh Cầu và anh Cầu tiếp tục phải ngồi tù vì những con người không có can đảm nhận lấy trách nhiệm minh oan cho anh.
Và kế đó là cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phu, một cựu tù chính trị khác…

Trân Văn: Anh đã từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu và anh có thể cho biết tại sao có rất nhiều trường hợp được giảm án nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu thì không?

Nguyễn Hữu Phu: Tôi không được ở gần anh Cầu nhiều lắm. Tôi ở tù 10 năm nhưng ở gần anh Cầu không tới một năm vì ông Cầu thường được cách ly ở những nơi khác.

Theo sự nhận biết của riêng tôi, ông Cầu không được giảm án vì dường như là ông Cầu biết quá nhiều vấn đề sai trái của trại Z30A. Anh Cầu luôn luôn lên án và đòi hỏi nhà trại phải giải quyết những vấn đề đó cho nên nhà trại thấy vướng mắc, muốn giữ anh Cầu, không cho anh Cầu ra ngoài, sợ anh Cầu tung ra giữa công luận ở trong và ngoài nước.

Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng xác nhận: Tôi biết anh Cầu từ ngày mùng 7 tháng 10 năm 2008 cho đến ngày mùng 3 tháng 9 năm 2009.

Trân Văn: Anh có biết vì sao anh Cầu đi tù không?

Nguyễn Ngọc Quang: Anh Cầu đi tù bởi năm 1982, anh cùng với một số bạn bè phát hiện ra rất nhiều tội ác của những người có chức vụ cao trong chính quyền tỉnh Kiên Giang như là Phó Chủ tịch tỉnh, hoặc là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,… đã buôn bán ma túy, rồi bán bãi cho tàu vượt biên, rồi hiếp dâm những người phụ nữ vượt biên mà họ bắt được với rất nhiều chứng cứ. Đặc biệt là anh Cầu có sáng tác một số bản nhạc, một số bài thơ trước cái ác của chính quyền Kiên Giang và trước sự tàn bạo của Cộng sản, ảnh không chịu được, ảnh bức xúc và ảnh thể hiện cái cảm xúc của mình qua những bài hát, những bài thơ đó và ảnh hát cho bạn bè của ảnh nghe.


“Trong thời gian ở trại giam Xuân Lộc, anh Nguyễn Hữu Cầu đã làm hơn 500 lá đơn yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước đã che giấu và phớt lờ.

Ô. Nguyễn Bắc Truyển

Rồi Tòa án tỉnh Kiên Giang ghép ảnh vào cái tội là “phá hoại”. Nó kết án ảnh tử hình. Về sau xử lại giảm xuống chung thân.

Việc anh Cầu ở tù cho đến hôm nay chưa ra là tại vì ảnh nắm giữ quá nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức cao cấp của tỉnh Kiên Giang và sau khi ảnh vô tù, ảnh biết được những bằng chứng mà các quản tù rồi những cán bộ trại giam đã gây ra ở trong tù là cho sản xuất pháo lậu, cho nấu rượu lậu, rồi những âm mưu thâm độc, giết tù chính trị bằng cách cho lây nhiễm HIV qua tù chính trị để giết người ta dần dần… Rất nhiều tội ác như thế cho nên là họ không thể thả anh Cầu ra.

Tính anh Cầu rất khí khái. Phải nói anh rất kiên cường. Chắc chắn ảnh sẽ không ngậm miệng khi ảnh được ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói thêm một điều như thế này là, trước Tết năm vừa rồi, trại giam có đề nghị anh Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng anh Cầu ảnh không viết. Nhất định anh không viết vì anh nói viết đơn xin đặc xá coi như đồng nghĩa với nhận tội.

Trân Văn: Tính cho đến ngày hôm nay thì ông Cầu đã ở tù bao nhiêu năm?

Nguyễn Ngọc Quang: Theo như tôi biết, đến nay, anh Cầu ở tù 34 năm ba tháng, được chia làm hai lần. Lần thứ nhất, sau khi miền Nam sụp đổ, anh Cầu ở tù cho đến cuối năm 1980, anh Cầu là một đại úy tâm lý chiến, cuối năm 1980, anh Cầu được thả. Đầu năm 1982, anh Cầu bị bắt lại. Hơn 35 năm “giải phóng”, anh Cầu ở ngoài đâu chừng 1 năm, 1 tháng gì đó thôi.
Truy nã cả thánh thần

“Tết năm vừa rồi, trại giam có đề nghị anh Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng anh Cầu ảnh không viết. Nhất định anh không viết vì anh nói viết đơn xin đặc xá coi như đồng nghĩa với nhận tội.

Ô. Nguyễn Ngọc Quang

Điểm đáng chú ý là trong cuộc trò chuyện với cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, ông Quang tiết lộ, ông có cáo trạng của hai lần xét xử ông Nguyễn Hữu Cầu về tội “Phá hoại”. Ông Quang khẳng định: Tôi sẽ đọc lại bản cáo trạng và chịu trách nhiệm khi đọc lại cho anh.

Trân Văn: Cáo trạng đó là cáo trạng trong phiên phúc thẩm hay là trong phiên sơ thẩm?

Nguyễn Ngọc Quang: Phiên sơ thẩm và phúc thẩm chỉ sai lệch nhau tí xíu thôi. Nội dung tôi sắp đọc đây là có cả trong phiên phúc thẩm và phiên sơ thẩm. Tôi đọc cho anh nghe một đoạn: “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với tên Anan và tên Ca Diếp. Mua dầu cho Anan và Ca Diếp để vượt biên. Hiện tại thì Anan đã vượt biên và Ca Diếp đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào bắt được sẽ xử lý sau”.

Đó là một đoạn. Anan và Ca Diếp là hai đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thời Đức Phật tại thế. Ấy thế mà nó cũng nói cho bằng được là ông Nguyễn Hữu Cầu cấu kết với Anan và Ca Diếp.


Ông Nguyễn Ngọc Quang đến thăm Ông Trương Văn Sương vừa ra tù, ảnh chụp tháng 7 năm 2010. Photo courtesy of Qtnlt-Blog. Tôi xin đọc tiếp một đoạn nữa:“Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài ‘Giọt nước mắt Chúa’, với nội dung ca ngợi đế quốc Mỹ và còn mơ tưởng sự quay trở lại của đế quốc Mỹ, cầu ‘bơ thừa, sữa cặn’. Bài ‘Giọt nước mắt Chúa’ có nội dung như sau: Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ. Amen. Nguyễn Hữu Cầu đã coi đế quốc Mỹ như là Cha trên Trời”.

Đấy! Hệ thống tư pháp của Việt Nam đã lôi bài kinh Lạy Cha của toàn thể tín đồ Kytô trên toàn thế giới ca ngợi Đức Chúa Trời gán cho anh Cầu là bài “Giọt nước mắt Chúa”.

Những thông tin về ông Nguyễn Hữu Cầu khiến người ta liên tưởng đến tuyên bố mới nhất của ông Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, qua bài viết “Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam!”, đăng trên Tạp chí Nhân Quyền số đầu tiên, phát hành hồi tháng 6 năm 2010. Theo đó, ông Hưởng bảo rằng, không thể mang quan điểm nhân quyền của những quốc gia khác áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Vì mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng nên không thể lấy hình mẫu ‘nhân quyền’ của nước này đem sang nước khác được.

Vậy bản sắc văn hóa và luật pháp của chính quyền Việt Nam về nhân quyền thể hiện trên tù chính trị và trong các trại giam còn điểm nào khác đáng phải quan tâm? Mời quý vị đón theo dõi bài kế tiếp.

***

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 5)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-10
Trong bài trước, một số cựu tù chính trị đã kể về trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, 63 tuổi nhưng có đến 34 năm 3 tháng sống trong trại giam.


Photo courtesy of vietland.net/J.B Nguyen Huu Vinh

Luật sư Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Cô ra khỏi nhà tù vào tháng 3/2010. Trong ảnh: Cô tham dự Thánh lễ vọng Phục sinh 2010 tại Thái Hà.


Theo tuyên bố của Việt Nam, dù Việt Nam sẽ đặc xá từ 25.000 đến 30.000 phạm nhân nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng những người tù chính trị như ông Cầu sẽ không được xem xét để đặc xá.

Trong khi đó, dựa trên các thông tin do một số cựu tù chính trị cung cấp, hiện có khá nhiều tù chính trị già yếu, kiệt sức vì bị giam cầm nhiều năm, thậm chí đã có không ít người chết trong tù, Trân Văn sẽ tiếp tục tường trình thêm về vấn đề này…

Bất đồng chính kiến thì 80 cũng phải “chung đủ”
Cuối tháng 12 năm ngoái, nhân dịp Cục Quản lý trại giam của Bộ Công an Việt Nam được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, tờ Công an nhân dân công bố một thống kê, theo đó, từ năm 2000 đến nay, hệ thống trại giam trên toàn Việt Nam đã xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho khoảng 375.000 lượt phạm nhân được cho là “cải tạo tiến bộ”, và đã tổ chức thành công 13 đợt đặc xá, tha tù trước thời hạn cho khoảng 100.000 phạm nhân được cho là “cải tạo tốt”.



“Những người như anh Đỗ Thanh Nhàn, trên 80 tuổi rồi, án 20 năm gì đó, cũng ở 13, 14 năm rồi… Còn rất là nhiều người lớn tuổi mà án nặng!

Ô. Nguyễn Bắc Truyển



Nếu không kể những trường hợp được cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt và liên tục thúc giục trả tự do thì trong số hàng trăm ngàn phạm nhân được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và đặc xá, hoàn toàn không có tù chính trị.

Gần đây, ngoài ông Trương Văn Sương được trại giam Nam Hà tạm tha để điều trị bệnh tật, trong vài tuần qua, việc có thêm một vài người tù chính trị như các ông: Nguyễn Anh Hào, Đinh Quang Hải trở về với gia đình là vì họ mãn hạn tù.

Chúng tôi tiếp tục nêu những vấn đề về nhà tù và tù chính trị với ông Nguyễn Bắc Truyển…

Trân Văn: Số người bị phạt án cao còn nhiều không anh?

Nguyễn Bắc Truyển: Nhiều lắm anh ơi! Những người này là những người lớn tuổi. Trong đó, tôi có thể kể tên là: anh Nguyễn Hữu Cầu – quá nổi tiếng, chắc là anh biết rồi ha. Anh Nguyễn Tấn Nam, năm nay 74 tuổi, đang bị tai biến, án 19 năm, ở cũng 13, 14 năm rồi. Những người như anh Đỗ Thanh Nhàn, trên 80 tuổi rồi, án 20 năm gì đó, cũng ở 13, 14 năm rồi… Còn rất là nhiều người lớn tuổi mà án nặng!

Trân Văn: Thưa anh Truyển, anh có biết số tù chính trị lớn tuổi và đã chết vì kiệt sức ở Z30A là bao nhiêu người?

Nguyễn Bắc Truyển: Tôi chưa thấy người tù chính trị nào qua đời hết nhưng tôi được nghe anh em nói lại là trong khoảng từ năm 2000 cho đến trước khi tôi về thì có khoảng từ 13 cho đến 15 người đã qua đời trong trại giam Z30A với đủ loại bịnh hết.

Một âm mưu?

Bốn nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010. AFP photo Ông Nguyễn Bắc Truyển bị đưa về trại Z30A và ở tại đó khoảng hai năm. Liệu những người tù chính trị bị giam giữ lâu hơn tại Z30A có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về vấn đề này? Chúng tôi đã hỏi thêm ông Nguyễn Hữu Phu…

Trân Văn: Ở trại giam Z30A thì có những phân trại nào giam tù chính trị?

Nguyễn Hữu Phu: Tôi ở trong đó từ năm 2000 đến năm 2009 thì có phân trại K3 và K2.

Trân Văn: Cho đến thời điểm anh được trả tự do thì còn khoảng bao nhiêu tù chính trị?

Nguyễn Hữu Phu: Còn khoảng 40 người.

Trân Văn: Thưa anh, những tù chính trị ở lâu nhất trong trại Z30A gồm có những ai?

Nguyễn Hữu Phu: Gồm có anh Nguyễn Hữu Cầu, anh Lê Văn Tính, bị kết án 20 năm và anh ở từ năm 1996. Anh Trương Công Duy, chung thân. Anh Lê Văn Thân, chung thân. Anh Nguyễn Kim Hùng, chung thân. Anh Trần Long Đức, 20 năm. Còn án 19, 18 năm tù thì cũng nhiều đấy anh ạ. Anh Bùi Đăng Thúy, 19 năm. Anh Nguyễn Tuấn Nam, 18 năm. Đa số, trở lui là 15, 16, 17 năm tù thì tôi không nhớ hết anh ạ vì số lượng đó cũng đông.

Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị chết trong trại giam có nhiều không?

Nguyễn Hữu Phu: Tổng số tù chính trị chết trong trại giam từ năm 2000 cho đến năm 2009 là 13 người.

Trân Văn: Anh còn nhớ được tên những người đó không?

Nguyễn Hữu Phu: Nhớ không hết, không nhớ được họ anh ạ! Còn tên thì có thể nhớ gần hết. Bác Năm Tân, Năm Căn. Ông Trước ở Đà Lạt. Anh Nguyễn Văn Dũng. Anh Lê Văn Xuân. Anh Nguyễn Sĩ Bằng. Anh Lê Văn Thân đầu bạc. Anh Ngô Anh Tuấn. Anh Trần Văn Tuấn. Anh Bình, không biết họ. Anh Thanh, không biết họ… Anh cứ ghi cho rõ là 13 người.

Trân Văn: Thưa anh Phu, những người tù chính trị đã chết thì vì sao họ chết?

Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất, họ ở tù quá lâu và điều kiện sống của giai đoạn trước 2005 rất thấp kém.

Trân Văn: Họ chết do kiệt sức?


“Tôi không phải trong ngành y cho nên tôi không xác định được bệnh trạng để nói rõ nhưng mà trong số người chết, có thể đặt vấn đề là có thể lây nhiễm HIV để chết ngay trong tù.

Ô. Nguyễn Hữu Phu



Nguyễn Hữu Phu: Do kiệt sức. Rồi trong đó có một điều mà chúng tôi thường lên án là từ năm 2000 cho đến 2005, nhà trại không cho người tù chính trị dùng dao cạo riêng mà buộc phải dùng chung dao cạo khi hớt tóc, cho nên có những người trẻ vẫn chết vì lây nhiễm SIDA.

Trân Văn: Nhiễm SIDA từ tù hình sự?
Nguyễn Hữu Phu: Cái này không biết từ đâu nhưng mà có những người già vào ở tù một vài năm cũng bị lây và chết. Chúng tôi đã đấu tranh liên tục từ năm 2000 cho đến năm 2005 nhà trại mới cho chúng tôi mua lưỡi lam và cạo riêng.

Tôi không phải trong ngành y cho nên tôi không xác định được bệnh trạng để nói rõ nhưng mà trong số người chết, có thể đặt vấn đề là có thể lây nhiễm HIV để chết ngay trong tù.

Trân Văn: Xin hỏi thêm một câu, đó là những người tù đã chết thì xác của họ sẽ được chôn ở trong trại hay trả lại cho thân nhân?

Nguyễn Hữu Phu: Thường là chôn ba năm mới cho thân nhân đến nhận.

Trân Văn: Như vậy là có một nghĩa trang riêng của tù nhân?

Nguyễn Hữu Phu: Dạ, có một nghĩa trang riêng của tù nhân.
Trân Văn: Thưa anh, hiện nay, những người tù lớn tuổi nhất thì là bao nhiêu?


“Tôi chỉ nói với các anh như thế này, nếu như trại K2, Z30A mà tình trạng kéo dài như thế thì chắc là những người già không chịu nổi đâu.

Ô. Nguyễn Hữu Phu

Nguyễn Hữu Phu: Đa số là gần 80, có người đã 78, 79 tuổi rồi anh.

Trân Văn: Người trẻ nhất khoảng bao nhiêu?

Nguyễn Hữu Phu: Thời gian tôi còn ở trong đó, trẻ nhất là Trương Quốc Huy, 26, 28 tuổi.

Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Hữu Phu nhấn mạnh: "Tôi chỉ nói với các anh như thế này, nếu như trại K2, Z30A mà tình trạng kéo dài như thế thì chắc là những người già không chịu nổi đâu".
Tin mới nhất từ các cựu tù chính trị cho biết, ông Trần Văn Thiêng, một người tù chính trị 75 tuổi, bị kết án 19 năm tù, sau khi lâm trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt, hồi giữa tháng 6 đã được gia đình bảo lãnh đưa ra chữa chạy ở bên ngoài dưới sự giám sát của trại giam, và cách nay hai tuần vừa bị đưa trở lại Z30A, bất kể điều đó đe dọa tính mạng của ông. Vào lúc này, gia đình ông đang cầu cứu khắp nơi.

Những người tù chính trị cần gì và mọi người có thể làm gì cho họ? Đó sẽ là nội dung bài cuối cùng của loạt bài này. Mời quý vị đón xem.


***

Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 6)
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-08-12
Qua các cuộc trò chuyện với Trân Văn, một số cựu tù chính trị đã cung cấp khá nhiều thông tin về nhà tù và tù chính trị.


Photo courtesy of tiengnoitudodanchu.org

Tù chính trị Nguyễn Anh Hào vừa ra khỏi nhà tù tháng 7/2010


Thế còn ở góc độ cá nhân, người tù chính trị cần gì và người ta có thể làm gì cho họ? Trân Văn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bắc Truyển…


Giá của sự dấn thân

Trân Văn: Thưa anh Truyển, tù chính trị chấp nhận mất tự do cá nhân vì lý tưởng của họ nhưng họ có nghĩ đến gia đình của họ không?

Hình như anh có quan hệ khá rộng đối với gia đình của nhiều tù chính trị. Theo anh biết thì họ nghĩ gì về chồng, về cha, về con, về anh, về em của mình?

Ai cũng biết, thiếu vắng người thân là một sự thiệt thòi nhưng sự thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần đối với thân nhân của tù chính trị thì cụ thể ra sao?

Nguyễn Bắc Truyển: "Tôi nghĩ bất cứ người tù chính trị nào cũng thương nhớ gia đình hết. Trong đó, cái thứ nhất là tình cảm chứ không phải là vật chất.

Xin đừng nghĩ rằng những người hoạt động chính trị khô khan. Họ rất là tình cảm, rất là lãng mạn. Nếu không có sự lãng mạn đó thì họ không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt được.

Họ đấu tranh là để mang lại tự do cho dân tộc. Gia đình và người thân của họ cũng có phần trong đó. Tôi đã chứng kiến nhiều lần cảnh người tù chính trị nhận tin người thân của mình qua đời. Nỗi đau có thể nói là nhân lên gấp trăm, gấp ngàn lần. Tôi cũng từng đau đớn khi nghe mẹ của nhà tôi mất. Tôi nghĩ rằng tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó, khi mà mẹ tôi sống trong nỗi lo lắng, buồn đau khi có một người con rể phải chịu tù đày.


“Theo tôi thì chúng ta nên có những chương trình thiết thực cho người tù chính trị như là đề nghị với nhà nước CSVN cho các tổ chức nhân quyền, tổ chức y tế vào thăm và khám bịnh theo định kỳ.

Ô. Nguyễn Bắc Truyển


Có những trường hợp trông đợi gặp vợ của mình trong nhiều năm, để rồi có một ngày, con thông báo rằng vợ đã qua đời rồi…

Khi tôi trở ra ngoài xã hội, tôi rất quan tâm đến những gia đình có người đang bị ở tù, nhứt là tù chính trị. Tôi muốn tìm tới họ, động viên họ, nói với họ rằng hãy vượt qua nỗi sợ hãi, hãy đi thăm những người thân của mình trong tù. Bởi vì đó là cách bảo vệ cho người tù, giúp họ chống lại sự ngược đãi và đàn áp của trại giam, cũng như là động viên tinh thần họ.

Gia đình của những người tù nên liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau, để bảo vệ, động viên nhau.

Có khi người tù chính trị cũng là trụ cột của gia đình nên khi họ bị bắt, bị kết án, gia đình của họ có khả năng bị ly tán, bị tan vỡ. Nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo khổ mà tôi cũng đã có lần tiếp cận. Rồi người thân của họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong một số trường hợp còn bị địa phương ngược đãi, gây khó khăn trong cuộc sống."

Trân Văn: Theo anh, người tù chính trị cần gì nhất và điều thiết thực nhất mà người ta có thể làm được cho tù chính trị là gì?

Nguyễn Bắc Truyển: "Có thể nói rằng người tù chính trị cần sự quan tâm. Họ cũng có một nỗi lo rằng họ sẽ chết ở trong đó mà mọi người không biết họ là ai và quên lãng họ.

Không đơn thuần là vấn đề vật chất đâu vì vật chất là điều mà anh em có thể tự bươn chải, gói ghém, san sẻ với nhau được nhưng sự không quan tâm mới làm cho họ buồn.


Từ trái qua: Nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung, Blogger Điếu cày, Blogger Người Buôn Gió. Photo courtesy of nguoibuongio.multiply.com Tuy nhiên họ cũng có thể vượt qua những trở ngại đó để vững vàng, kiên định trên con đường đấu tranh.

Theo tôi thì chúng ta nên có những chương trình thiết thực cho người tù chính trị như là đề nghị với nhà nước CSVN cho các tổ chức nhân quyền, tổ chức y tế vào thăm và khám bịnh theo định kỳ. Rồi liên hệ với các gia đình của tù chính trị để giúp đỡ gia đình có tài chánh đi thăm tù chính trị thường xuyên nếu mà họ quá nghèo. Khi họ mãn hạn tù, trở ra ngoài xã hội thì nên giúp đỡ họ có công việc, phương tiện để sinh sống, cũng như chăm sóc sức khỏe cho họ.

Đó là những gì tôi nghĩ rằng có thể thiết thực đối với người tù chính trị."

Ngay vào lúc này, một trong những điều khiến ông Nguyễn Bắc Truyển bận tâm nhiều nhất, đó là chưa làm tròn sự ủy thác của những người bạn tù muốn chu toàn lời hứa với những bạn tù khác đã chết trong tù. Ông Truyển kể:

"Lúc tôi chuẩn bị về thì anh em có chuẩn bị cho tôi một vài cái tên của những gia đình có tù nhân chính trị chết ở trong trại giam nhưng rất tiếc là tôi không thể tìm được họ bởi vì gia đình họ đã ly tán rồi. Họ đã chuyển đi những nơi khác mà không để lại dấu vết gì hết. Tôi có hỏi hàng xóm và tôi để lại số điện thoại của tôi. Tôi dặn dò là nếu có bất kỳ thông tin gì về họ, xin vui lòng cho tôi nhưng cho đến nay, đã trên hai tháng rồi mà tôi không nhận được bất kỳ thông tin nào về những thân nhân của tù chính trị đã chết."

Hòa giải nên bắt đầu từ đâu?
Z30A ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chỉ là một trong số hàng trăm trại giam những người tù đã có án trên khắp Việt Nam. Đó là chưa kể hệ thống trại tạm giam. Đang có bao nhiêu người vì bất đồng chính kiến, vì kêu đòi dân chủ hoặc tự do tôn giáo mà bị cầm giữ trong những trại giam này? Không ai biết chính xác!



“Có thể nói rằng người tù chính trị cần sự quan tâm. Họ cũng có một nỗi lo rằng họ sẽ chết ở trong đó mà mọi người không biết họ là ai và quên lãng họ.

Ô. Nguyễn Bắc Truyển


Đã có bao nhiêu người thiệt mạng, bao nhiêu gia đình ly tán, thậm chí tan nát? Cũng không ai biết chính xác.

Tình trạng đàn áp, ngược đãi những người bất đồng chính kiến, những người kêu đòi dân chủ hoặc tự do tôn giáo là một sự thật, tồn tại bên cạnh một sự thật khác là những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải của chính quyền Việt Nam. Cách đây chưa lâu, phát biểu trước Việt kiều, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục tuyên bố:

Trong gia đình, trong bạn bè có lúc cũng còn giận nhau. Bây giờ á… là lúc chúng ta phải gác lại tất cả… Hãy đoàn kết, hãy xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, hùng cường, sánh vai cùng bạn bè năm châu… (tiếng vỗ tay)… Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, ý chí Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và sự đoàn kết thống nhất của Việt Nam, chắc chắn là sẽ thành công xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, vững mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu thế giới.

Ai sẽ và ai cần chủ động gác lại tất cả để đoàn kết, để xây dựng một Việt Nam hùng cường?

Hết trích
____________________


Hãy mở mắt, mở tai, mở tâm ra để mà "nghe" mà "thấy" hỡi các ông các bà đạo đức giả, đạo đức thật, hàng ngày vẫn ra rả bênh vực, bao che hay nói đúng ra là tự nguyện làm chó ghẻ tô son trát phấn cho bè lũ chó má cộng sản VN qua chiêu bài hòa giải hòa hợp.

Loạt bài trên, trong phần cuối, người thực hiện chương trình đã đưa cái gọi là lời "tuyên bố" của thằng chó má Việt cộng nguyễn minh triết đã nhổ ra và được lũ chó ghẻ hải ngoại (vịt kiều) liếm vào (vỗ tay) ! Thật là quá TỞM .

Còn nữa, những tên "chính khách nô" đã từng tự nguyện bưng bô cho bè lũ chó má csVN, đã từng bênh vực, bao che TỘI ÁC của tập đòan cộng sản VN, đã từng cho rằng lũ chó má csVN đã "không còn phân biệt đối xử với Quân Cán Chính VNCH vào cuối thập niên 80" .. hãy soi gương coi đã mọc nanh thành chó ghẻ chưa, đã trở thành động vật 4 chân chưa, đem bô đi đổ hay lại tiếp tục liếm vào những gì bè lũ chó má csVN đã nhổ ra ? (*)
Và những tên chính khách xôi thịt cũng nên hiểu rằng có luồn trôn lòn háng csVN thì cũng chỉ là chó ghẻ trong mắt lũ chó má này . Bài học của cái gọi là "mặt trận giải phóng Miền Nam" còn chưa đủ thấm ?.

Và người VN còn liêm sỉ, hãy "thử" tự trả lời câu hỏi kết luận của lọat bài trên, có "chấp nhận" cái gọi là "nhân quyền" của tập đòan chó má csVN "khác" Nhân Quyền đúng nghĩa của loài người trên tòan thế giới ngày nay hay không ? có nên bơm hơi tiếp máu duy trì lũ bạo tàn khát máu chó má csVN để chúng tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ dân Việt hay không, để chúng an nhiên đọa đày, ăn xương hút tủy dân Việt khốn cùng và BUÔN DÂN BÁN NƯỚC ??


(*) Không phải là "phân biệt đối xử " mà là trả thù . Lũ vô lọai csVN đã thi hành chính sách trả thù Quân Cán Chính VNCH theo đúng bản chất nham hiểm, tàn độc, khát máu và tận cùng chó má của chúng nó cho đến ngày hôm nay vẫn còn đang tiếp diễn .



Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ trực tiếp của Quý Anh Chị tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .



conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
30082010
_________________
Đừng nghe những gì bè lũ chó má csVN nói, hãy nhìn kỹ những gì bè lũ chó má csVN làm .

No comments: