Tuesday, August 24, 2010

Chuyện nước tôi (tiếp theo)- Bản chất cốt tủy của từng thằng trong cái tập đoàn chó má csVN đều như nhau (1)

Hết cho thuê rừng, lại cho thuê biển!
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-08-20

Ngoài việc cho thuê rừng gây bao quan ngại cho môi trường và an ninh quốc phòng, nay Việt nam lại tính tới chuyện cho nước ngoài thuê cả biển.


Photo courtesy of vfej.vn

Một bãi biển ở Việt Nam


Người dân xót xa
Theo báo chí trong nước thì diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh, vào đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc đang được chuyển nhượng cho tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, các bãi tắm ven biển rất đẹp ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận, Nha Trang, Phú Quốc, cũng được giao cho các doanh nhân trong và ngoài nước tự khoanh vùng hoặc thuê dài hạn. Nhiều đoạn bờ biển trở thành bất khả xâm phạm không chỉ với các du khách mà còn ngay cả với người địa phương.

Qua quyết định số 123, ban hành năm 2006, chánh phủ cho phép các ngư dân được thuê diện tích mặt biển để nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên chủ trương ấy đã không được chấp hành đúng đắn, vì một số địa phương lại ưu tiên cấp phép cho các chủ đầu tư nước ngoài thuê, để tiến hành các dịch vụ như: kinh doanh khách sạn, mở nhà hàng, khu nghỉ mát, phát triển du lịch, công nghiệp, khai thác thủy hải sản.

Theo Vietnamnet online thì việc sang nhượng cho người nước ngoài sẽ khiến một số bãi biển có nguy cơ bị “băm nhỏ” và “phong tỏa”, vì người dân địa phương bị gạt ra ngoài, nhường chỗ cho doanh nhân ngoại quốc. Vẫn theo báo này thì có một số địa phương muốn khai thác gấp quyết định 123, nên cần phải làm thật nhanh, gọn, nếu sau này, có sự thay đổi nào từ trung ương, thì sẽ mất đi cơ hội “ngàn năm một thuở” ấy.


“Mình yêu nước thầm lặng, chứ phát biểu ra như dùng truyền đơn, đi biểu tình, nói này kia thì mình không được quyền. Những khắc khoải, ưu tư, sầu não thì ít khi dám biểu lộ, nói ra không có lợi gì cho mình.

Ông Chánh, ngư dân ở Nha Trang


Được biết, doanh nghiệp thuê diện tích rộng nhất, lâu năm nhất là công ty ngọc trai của Đài Loan, hoạt động tại Nha Trang, với trên 440 hecta. Các công ty nước ngoài khác của Nhật Bản, Na Uy cũng được thuê bờ biển để nuôi ngọc trai, cá lồng. Ngoài ra, ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, hàng ngàn hecta mặt nước biển cũng được chuyển nhượng cho công ty nước ngoài để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch và mở mang công nghiệp đóng tàu.

Ông Chánh, một ngư dân ở Vạn Ninh, Nha Trang bày tỏ nỗi niềm xót xa của chính mình, cũng như của những cư dân quanh đó:

“Công ty nước ngoài được thuê mặt bằng vùng biển Bắc Cam Ranh, để tiến hành xây các khu nghỉ mát, resort, quyền sử dụng của họ được cấp lâu dài 50 năm, 30 năm. Không biết bằng cách nào mà một số người Trung Quốc thu góp những sổ đỏ, về quyền cho sử dụng, tôi không hiểu được, móc ngoéo trong đó thì không biết thế nào, điều đó rất đáng buồn.”

Dịp này, ông nhắc lại những khó khăn mà các ngư phủ gặp phải khi ra khơi kiếm sống:

“Khi gặp nạn nằm ngoài biển, bị mấy anh Trung Quốc bắt, đánh đập, bỏ đói, còn Việt Nam khi bắt được người ta là đối xử nhân đạo, cái đó trên báo có đăng.”

Mặc dù có thắc mắc khi thấy biển được cho nước ngoài thuê, nhưng làm người dân thì chẳng ai dám mở miệng. Ông nói tiếp:

“Mình yêu nước thầm lặng, chứ phát biểu ra như dùng truyền đơn, đi biểu tình, nói này kia thì mình không được quyền nói, chỉ nói bằng ánh mắt thôi, ngao ngán lắm. Ở Nha Trang đã có quá nhiều công ty thuê bãi biển, nên khi người dân muốn ra đó thì khó khăn lắm, phải băng qua mặt bằng do người ta sử dụng, nếu người ta không thích cho dân đi qua thì họ có quyền giăng hàng rào, người ta cấm. Những khắc khoải, ưu tư, sầu não thì ít khi dám biểu lộ, nói ra không có lợi gì cho mình.”

Lợi bất cập hại

Hoàng hôn trên biển Nha Trang. RFA photo

Mặt khác, khi được hỏi quan điểm của ông, về việc nhà nước Việt Nam, “hết cho thuê rừng, lại cho thuê biển”, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn của chánh phủ nhấn mạnh:

“Bãi biển rất đẹp ở miền Trung, miền Nam ở Hạ Long, nhà đầu tư nước ngoài họ độc chiếm. Ở một số nơi người dân trong nước gặp khó khăn khi đi tắm ở bãi biển của mình, họ phải đi quá xa, tình hình đó đã được phát hiện. Tôi mới vừa ở Hội An, có cuộc hội thảo về du lịch miền Trung, tôi cũng có nêu vấn đề đó lên. Khi Việt Nam muốn thu hút những nhà đầu tư nước ngoài thì cho họ một số ưu đãi, như là được xây dựng khu nghỉ dưỡng, khu resort, ngay sát bờ biển và họ độc chiếm nơi đó, không thuê phòng của họ thì không vào được.

Theo tôi, về mặt pháp luật, thì cần phải quy định rất rõ, bãi biển, bờ sông, thắng cảnh đẹp, là tài sản công cộng, phải được mở ra cho toàn dân, được tiếp cận, không được cho tư nhân thuê, không được ngăn cản người dân đến đó, để được hưởng thụ không khí nơi ấy. Tình hình đó có thật, Việt Nam đang cố gắng rút kinh nghiệm, nhưng theo tôi, điều gì xảy ra rồi thì khó có thể làm lại được.”

Theo ông thì, nhà nước Việt Nam phải có chính sách rõ ràng, minh bạch, khi ra quyết định cho doanh nhân nước ngoài được thuê biển, hầu tránh hậu quả không hay về sau :


“Trong tương lai, tôi hy vọng chuyện này sẽ được đưa ra thành luật, thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Những bãi biển đã cho thuê rồi thì không thể nào lấy lại được cho đến khi hợp đồng hết hạn, và đó là sự việc đã rồi, đáng tiếc!

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh



“Trong tương lai, tôi hy vọng chuyện này sẽ được đưa ra thành luật, thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Trước mắt, có lẽ những bãi biển đã cho thuê rồi thì không thể nào lấy lại được cho đến khi hợp đồng hết hạn, và đó là sự việc đã rồi, đáng tiếc.”

Để tìm hiểu thêm về khía cạnh luật pháp liên quan đến chuyện Việt Nam cho thuê biển, luật sư Bùi Quang Nghiêm, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, phân tích như sau:

“Cho thuê đất trồng rừng hay cho thuê bãi biển để nuôi trồng hải sản, thì đấy là việc của các địa phương và của chánh phủ, nếu như những việc ấy không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và đem lại lợi ích kinh tế, tức là mang lại lợi lộc cho ngân sách, đem lại công ăn việc làm cho người dân thì tôi nghĩ rằng, chúng ta phải chấp nhận.

Cái đó thì tôi tin rằng các nhà chính trị họ có tính toán, tôi không thể hơn họ về chuyện đó được. Theo kinh nghiệm và hoạt động nghề nghiệp của tôi thì tôi có làm cho một vài vụ việc liên quan đến các thương nhân Đài Loan thuê mặt nước ở bờ biển để họ nuôi trồng thủy sản, tận mắt tôi chứng kiến thì phải nói rằng, họ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chính doanh nghiệp đó, đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động. Những gì tôi nhìn thấy thì thật sự là nó có lợi ích.”

Các cơ quan truyền thông Việt Ngữ cũng cho rằng, việc cho người nước ngoài được thuê mặt biển sẽ gây căng thẳng, mất an ninh, làm mất quyền giao thông, mất quyền khai thác của người dân trên vùng biển quê hương mình. Nếu nhà nước Việt Nam không suy xét cẩn trọng thì cả một dân tộc phải trả giá rất đắt trong hiện tại và mãi về sau.

____________

Trích:
“Trong tương lai, tôi hy vọng chuyện này sẽ được đưa ra thành luật, thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Những bãi biển đã cho thuê rồi thì không thể nào lấy lại được cho đến khi hợp đồng hết hạn, và đó là sự việc đã rồi, đáng tiếc!

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh "

Hết trích


Tập đòan chó má csVN đã ký "công hàm bán nước", dâng lãnh hải cho giặc tàu, ký những cái gọi là "mật ước" để dâng cúng lãnh thổ của Tổ Tiên cho giặc tàu .
Tập đòan chó má csVN thực hiện chính sách bán dân VN như những con vật qua cái quốc sách vô cùng tục tỉu, đê tiện, bẩn thỉu và vô cùng chó má của chúng nó có tên là "xuất khẩu lao động"

Còn hàng triệu những cái "quốc sách" MẤT DẠY VÔ LOẠI của bè lũ giặc cộng đã và đang đưa dân VN xuống hàng chó ngựa, xuống tận cùng ô nhục .

Một tên Việt cộng với cái tiểu sử như lê đăng doanh (*), đối với việc làm của bè lũ chó má csVN cuối cùng chỉ là "trong tương lai, tôi hy vọng ..", và cuối cùng cũng chỉ là chữ "đáng tiếc" !!!

Có lẽ Việt cộng lê đăng doanh cũng chẳng biết nói gì khác hơn, bởi lẽ những con chó má đã từng ăn xương uống máu đồng lọai, đã từng góp ngưu tâm, mã huyết để tiêu diệt giống nòi, rước giặc về thờ, đội ngoại bang lên đầu, BÁN NƯỚC BUÔN DÂN thì vi khuẩn chó má cũng đã và đang tiếp tục sinh sôi trong huyết quản của chúng nó .

Và qua sự "phân tích" của luật sư bùi quang nghiêm, chúng ta thấy gì, ngoài sự suy nghĩ của 1 tên luật sư chỉ biết có cái lợi trước mắt, cố tình mù lòa trước mưu đồ bán buôn, dâng cúng giang sơn Việt cho ngoại bang của tập đòan chó má csVN . Đúng là loại trí thức chồn lùi .

Còn nữa, những con chó ghẻ từng liếm vào những gì mà lũ chó má GIẶC cộng nhổ ra cũng có cùng bản chất đáng TỞM như nhau .

_____

(*) conbenho sưu tầm từ Google, "tiểu sử" của Việt cộng lê đăng doanh như sau:

"Lê Đăng Doanh, sinh năm 1942 ở Hà Nội, là con trai của Lê Tư Lành. Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Leuna-Merseburg (Đức) năm 1967 ông sang Moskva năm 1984 để học sau đại học và đã được cấp bằng tại Viện hàn lâm kinh tế quốc gia Nga.

Từ năm 1968 đến năm 1978, ông làm chuyên gia của Văn phòng Chính phủ Việt Nam và là trưởng phòng ở CIEM từ năm 1987 đến năm 1988. Ông là chuyên gia cao cấp từ năm 1988-1990, từng làm cố vấn kinh tế của thư ký văn phòng cho các ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh,... Ông được bổ nhiệm làm viện trưởng CIEM từ năm 1993.

Ông đã viết rất nhiều bài về kinh tế Việt Nam và về vấn đề tham nhũng.

Từ năm 2007 đến 2009, ông là thành viên của Viện nghiên cứu Phát triển IDS - Một viện nghiên cứu chính sách tư đầu tiên ở Việt Nam."

____

Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .



conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
25082010
___________
Đừng nghe những gì bè lũ chó má csVN nói, hãy nhìn kỹ những gì bè lũ chó má csVN làm .

No comments: