Trích:
"Trại Giam Cổng Trời" (phần 6)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-27
Một góc khác của trại giam Cổng Trời là các vụ giết người của đầu gấu mà cán bộ trại giam phải chào thua.
Photo courtesy of vietcatholicnews
Một cảnh đấu tố địa chủ trong đợt cải cách ruộng đất thập niên 1950
Những cái chết vô nghĩa của người tù khiến đồng đội âm thầm gạt nước mắt chôn cất thi hài bạn bè , cũng như các đau khổ khác mà người tù tại đây phải liên tục chịu đựng.
Người đạo tỳ mệt mỏi
Hoàn cảnh khắc nghiệt tại Cổng Trời khiến tù nhân chết do bệnh tật, thiếu ăn, biệt giam hay lạnh giá hầu như xảy ra hàng ngày. Đồi Bà Then là cái tên mà người nào ở Cổng Trời cũng biết. Nó là một mảnh đất nhỏ được dành làm nghĩa trang mà cán bộ trại giam luôn lấy làm biểu tượng để cảnh cáo những người tù cứng đầu nhất.
Không ai thoát bàn tay tử thần trong cõi đời này, nhưng thấy cái chết tiến về phía mình mà không có cách gì thoát được thì thật là một bi kịch.
Riêng với người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ trong suốt thời gian hơn ba mươi năm trải qua nhiều trại giam thì những kỷ niệm của ông còn sâu hơn, bởi chính tay ông đã chôn không biết bao nhiêu là bạn tù. Riêng tại Cổng Trời có lẽ là nơi khiến ông đau xót hơn cả vì tại đồi Bà Then ông đã chôn cất không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Những cái chết oan khuất này vẫn ám ảnh ông hằng đêm cho mãi tận lúc này, sau nhiều chục năm thoát ra khỏi trại giam mang tên Cổng Trời:
"Những người bạn tôi chết rất cực khổ không được như ý muốn của mình. Tôi là người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn. Những người bạn của tôi không thể nào tôi quên được, đêm đêm tôi nằm nhớ tới có khi tôi còn nhập tâm. Bạn bè tôi nhiều người bệnh tật rồi chết trên tay tôi rất nhiều. Tôi là người săn sóc cho các bạn tôi, nhiều nhất là bệnh lao nhưng tôi không bị bệnh, mà những người kiêng thì lại bị bệnh."
“Những người bạn tôi chết không được như ý muốn của mình. Tôi là người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn, tôi không thể nào quên được.
Người tù Hoàng Đình MỹNhững người tù này xuất thân từ nhiều thành phần mà theo linh mục Chu Quang Tòng thì đa số họ bị bắt do chống đối Nhà nước, trong đó có cả những người sắc dân thiểu số:
"Hầu hết ở các trại thì có 2 thành phần, một thành phần có tính chất hình sự còn thành phần tập trung cải tạo thuôc thành phần chính trị. Những người tập trung cải tạo thì hầu hết là những sĩ quan, nhân viên chính quyền thời Pháp còn ở lại miền Bắc cho nên năm 60-61-62 thì họ tập trung hết cùng với các tu sĩ bên công giáo, các chủng sinh các linh mục mà họ cho là có tư tưởng không thích chế độ.
Sau khi xảy ra những sự kiện Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam khi câu chuyện xét lại chủ nghĩa xét lại,chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc thì ngay các nhân vật đối lập trong chính quyền, thậm chí cả những chuyên gia Trung Quốc cũng cho vào hết. Những thành phần người Campuchia người Lào, thành phần của phái Sihanouk, tất cả những người này nếu không tán thành chính sách của họ thì bị họ cho vào rọ hết."
Họ sống như thế nào?
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim kể về hoàn cảnh của ông và đồng đội trong tại Cổng Trời như sau:
"Chúng tôi được giam trong một khu gọi là khu O. Nơi đây có thể nói là một nhà tù trong một trại tù. Chúng tôi không thể bước chân ra khỏi vòng rào đó. Chỉ có một phòng duy nhất để nhốt những người tù đặc biệt, chẳng hạn như người tù miền Nam. Chúng tôi chỉ có 48 người cộng với khoảng 30 người biệt kích, còn đa phần anh em tù miền Bắc. Anh em trong đó gồm tôi với cha Lễ và các cha nữa cùng làm trong khuôn trại ấy mà thôi chúng tôi không có cơ hội đi ra khỏi trại."
Kinh nghiệm ngồi tù hơn 27 năm của người tù Nguyễn Chí Thiện, còn có một biệt danh là ngục sĩ, cho biết không những lạnh, đói, mà nước độc cũng là một nhân tố kinh khủng giết chết tù nhân, ông kể:
"Điều kiện khí hậu và nước độc giết rất nhiều ngừơi. Thí dụ như khi tôi ở trại Mai Côi Cầu Lầy, Phú Thọ đây là nơi nước độc kinh khủng. Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp người ta đã có câu: "Ai đi Mai Côi thì thôi đường về. Yêu nhau cho thịt cho xôi, ghét nhau đưa đến Mai Côi, Cầu Lầy" Tôi ở đúng cái trại này, nước giếng của nó lúc nào cũng xam xám màu chì. Không biết nó có những chất độc gì nhưng rất nhiều vi khuẩn độc ở trong đó. Đói rét, tắm rửa ăn uống trong cái trại đó và có rất nhiều người chết."
“Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên tôi rất hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử hình.
LM Nguyên ThanhVăn hào Aleksandr Soltzhenitsyn từng bị cho là cường điệu khi nói về chấy rận tại các trại giam Gulak trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù như sau:
"Hồi đó phát thức ăn là phát cho tổ. Không phát từng cá nhân. Cứ mỗi tổ 10 người. Tổ nào có một thằng chết dại gì khai báo vội. Hãy nhét đỡ nó xuống gầm ổ, để tiếp tục chia nhau chỗ khẩu phần của nó. Nghĩa là 9 miệng hưởng 10, chừng nào xác có mùi hẵng hay! Chen chúc khốn nạn vậy mà nhà tù cứ nhét thêm và tù cứ ráng chịu: bao nhiêu cũng vừa. Phiền nhất là đông như vậy tù chỉ được phép 3 tháng tắm 1 lần. Chấy rận nảy nở khỏi nói: Chúng hút máu đến nỗi chân cẳng thằng tù nào cũng đầy nhọt áp xe. Bệnh chấy rận tệ hơn nhiều. Vì bệnh dịch quái ác này mà cả khám bị cô lập đúng 40 ngày."
Vài năm sau người tù Việt Nam đã sống cùng với những ký sinh trùng này mà theo lời kể của Nguyễn Chí Thiện thì văn hào Soltzhenitsyn không hề cường điệu tí nào:
"Mùa đông thì rận chấy mùa hè thì rệp. Sàn nứa ở trên rừng khi đốt lửa lên để giết rệp thì không biết bao nhiêu là con rệp. Ba bốn người ngồi giết không kịp nên nó sinh sôi như thế. Mùa đông thì rận chấy. Có cái áo tù khi giũ ra thì hàng ngàn con rận! Kinh khủng như vậy."
Đầu gấu, những kẻ máu lạnh
Hình ảnh được trưng bày tại Triển lãm cải cách ruộng đất tổ chức tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/1956. Bên cạnh cái đói, lạnh, người tù còn thường xuyên phải canh chừng những kẻ đầu gấu trong trại. Họ có thể giết người bất cứ lúc nào vì đối với những tử tù này không còn một thứ kỷ luật nào có thể làm cho họ sợ hãi nữa, LM Nguyên Thanh kể lại:
"Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên tôi rất hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử hình. Ở đó có thể nói những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi vì họ chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì to hay nhỏ thôi, chia không đều mà họ có thể cầm dao cầm búa giết nhau tại chỗ.
Thí dụ như một tên tù tên là Nguyễn Văn Nhân là tù hình sự đã bị kết án tử hình vì tội giết người, con một trung tá công an Hà Nội. Bị kết án tử hình nhưng không thi hành án. Ngay trong tù tên Nhân này lại giết một người bạn tù khác và lại bị tuyên án tử hình một lần nữa."
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét mức độ tàn ác của những đầu gấu trong tại giam Cổng Trời:
"Việc ác độc nhất của chế độ cộng sản đối với tù chính trị miền Nam nói chung và các người công giáo nói riêng đặc biệt là các linh mục là, cái trại đó giao cho những người đội trưởng là tù hình sự. Đại đa số là những kẻ hiếp dâm, giết người cướp của. Bị kết án từ 15 năm sắp lên cho tới tử hình. Nếu dưới 15 năm thì không được lên đó.
Những đội trưởng đó được giao cho cai trị người tù miền Nam, đặc biệt là các linh mục. Những đội trưởng này được giao rất nhiều quyền hạn, ngay cả mỗi đội trưởng đều có một cái còng số tám nữa. Họ có thể đánh hay còng bất cứ một người nào và chính mắt tôi đã chứng kiến họ đánh tù miền Bắc không thể nào tưởng tượng được."
“Những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi vì họ chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì là họ có thể cầm dao cầm búa giết nhau tại chỗ.
LM Nguyên ThanhLM Nguyên Thanh kể về trại của ông ở được gọi là khu O với những thành phần mà ông gọi là cặn bã của miền Bắc:
"Chúng tôi được ở trong khu O tức là họ xây một vòng tròn tường cao kín cổng cao tường, ở trong cái trại tù được gọi là trại tù tử hình vì trại này nhốt tất cả thành phần cặn bã của miền Bắc. Những tù hình sự can tội cướp của giết người chờ tử hình và chúng tôi bị nhốt chung với những người này. Tôi lại được chiếu cố hơn cả là vì ở khu O tức là tù trong tù."
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim xác nhận lời kể của LM Nguyên Thanh bằng lời kể:
"Ở trong trại đa phần là tù hình sự. Những người bị chung thân khổ sai và môt số bị án tử hình. Họ là những thành phần người ta gọi là đầu gấu gom từ các trại để mang lên Cổng Trời. Trại Cổng Trời có điểm đặc biệt nó cao gần hai ngàn thước sát biên giới Trung Quốc, chỉ cách 5 cây số đường chim bay. Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng.
Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Vấn đề hành hạ tôi nghĩ không gì hành hạ bằng thời tiết. Cái đói và ý tưởng mình không được trở về gia đình nữa. Nhưng chúng tôi thường đối diện một sự thật là đói quá. Những người tù hình sự thì họ có thể ăn cắp ăn trộm hoa màu trong khi đi làm, nhưng chúng tôi thì không."
Trốn trại khó hơn lên trời
Tuy nghiêm ngặt và khó khăn như vậy nhưng nỗi thèm sống đã thôi thúc người tù khiến họ nghĩ đến con đường đào thoát, dù biết rằng cơ hội tự do chỉ là một phần trăm. Người tù Hoàng Đình Mỹ kể lại sự chuẩn bị trốn trại của ông và đồng đội:
Bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn hôm 30-4-1975. AFP photo "Thời gian nó cho chúng tôi về công trường Hồng Thắng lao động, rồi nó chuyển về Đầm Đùn Thanh Hóa. Ở đây nó cho ra ngoài làm tự do nhưng trong một vùng thôi không đi quá phạm vi. Chúng tôi mới tìm đường do mấy cái ông dân tộc đi mua hàng ngoài Thanh Hóa về bán cho chúng tôi, thuốc lá hay hộp quẹt.
Nghe người ta nói chuyện đi đường như thế nào rồi tôi mới nghĩ tới chuyện trốn trại tôi mới bắt đầu đi. Sáng hôm đó tôi đi làm sớm, tôi xin cán bộ cho tôi đi đốt lò vôi. Vào tổ lò vôi được mấy ngày khi đi ra ngoài làm lán tôi kiếm cớ tôi đi thật sớm thì tới tối tôi đã ra tới Thanh Hóa."
Ra tới Thanh Hóa nhưng không thể trốn xa hơn, thế là họ lại bị bắt.
Người tù Trần Nhật Kim kể về trường hợp trốn trại khác mà ông được biết:
"Khi các anh em tù vào phòng mỗi buổi chiều. Thí dụ như hôm nay có 40 người cán bộ thì họ trực gác các phòng. Anh em xếp hàng ở ngoài cửa và người ta gọi tên từng người để mấy chục cán bộ nhận diện trước khi người đó bước vào phòng. Thành thử ra họ thuộc lòng từng người và biết rõ từng tên. Mỗi phòng đều có quyển sổ có hình ảnh đàng hoàng, ghi tên tuổi rõ ràng thành thử anh em có thoát ra ngoài cũng khó.
Trường hợp anh Khoan, anh này là biệt kích ra Bắc trước năm 1970 anh ấy bị bắt và trốn trại. Anh vừa thoát ra khỏi cổng trại thì bị tù hình sự nó phát hiện nó báo cán bộ liền. Anh bị bắt và bị đánh trước mặt chúng tôi. Họ mang vào trong một chỗ mà chúng tôi nhìn qua khe cửa đều thấy được. Bốn người vừa đánh vừa đấm khi anh ấy bất tỉnh thì nó khiêng bỏ vào phòng kỷ luật. Anh Khoan hiện nay đang ở tiểu bang Ohio."
Trong bài tiếp, những nhân chứng sống kể lại các phương thức hành hạ người tù như thế nào trong cái trại giam khủng khiếp này. Từ cùm cánh tiên, cho tới nhà đá biệt giam, lấy đi sinh mạng biết bao người, trong đó có tính mạng của cha chính Vinh người mở đầu cho câu chuyện Trại Giam Cổng Trời này…
@@@
"Trại Giam Cổng Trời" (phần 7)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được
RFA file
Một cuộc đấu tố của người cộng sản. Ảnh minh họa
Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được: đó là hầm đá kiên giam, nơi dành để gián tiếp giết tù nhân vì chỉ cần vào đây 10 ngày là sẽ vĩnh viễn ra đi, LM Nguyễn Văn Vinh là một trong những người chết từ hầm đá này. Mặc Lâm trình bày cùng với các nhân chứng sau đây mời quý vị theo dõi.
Ám ảnh bệnh tật
Tù nhân trong tất cả các trại giam của người Cộng Sản luôn giống nhau về nỗi ám ảnh bệnh tật hầu như bất tận. Những viên thuốc nhỏ nhoi mà thân nhân có dịp mang vào trại giam cho họ chỉ có thể chữa trị những cơn bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm sốt thông thường, nhưng khi người tù gặp các chứng như sốt rét rừng, kiết lỵ hay tiêu chảy thì mạng sống kể như chỉ còn biết trông chờ vào thượng đế.
Các loại thuốc dân gian được người tù tận dụng tối đa và trong nhiều trường hợp các chứng bệnh nguy hiểm đã được khống chế một cách kỳ diệu. Có lẽ do quen dần với sự khắc nghiệt của thiên nhiên khiến người tù trở nên miễn nhiễm trong một giai đoạn nào đó. Nhiều loại vi trùng mà bên ngoài bất cứ ai cũng lo sợ lại tránh xa những con người khốn khổ này.
Cưa chân như thời tiền sử
Khi người tù gặp tai nạn hay chấn thương thì sự thể lại khác, nhất là trong trường hợp bị nhiễm trùng do vết thương thì hậu quả thật khó lường. Linh mục Nguyễn Văn Lý, người tù nổi tiếng vì tranh đấu cho nhân quyền kể lại những kinh nghiệm mà ông từng chứng kiến như sau:
“Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy.
LM. Nguyễn Văn Lý-Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy. Người đó bị buộc chặt vào rồi nhét giẻ vào miệng, để khỏi la hét gì được. Họ cũng muốn cứu
Linh mục Nguyễn Văn Lý bi lôi ra khỏi phiên tòa mình để mình sống nhưng rất kinh hoàng. Tôi biết một linh mục tên là Hùng đã bị cưa sống như vậy năm 81 hay 82 gì đó.
Bệnh tật không có thuốc men là tình trạng chung của tất cả các trại tù trên toàn cõi Việt Nam. Riêng tại trại giam CổngTrời thì tình trạng này lại càng bi đát hơn vì chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.
Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của mình cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong vòng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng thì ông bỏ mình trong hầm đá của trại giam Cổng Trời vì không tuân theo những quy định mà cán bộ trại giam đưa ra.
Hầm đá: nấm mồ buốt giá
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại điều mà ông cho là kỳ diệu khi phát hiện ra dấu tích của LM Vinh để lại trong hầm đá trứơc khi ông chết nhiều năm về trước:
-Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó. Người ta dùng đinh hay là đầu đinh để khắc tên dưới miếng ván mình nằm.
Có một bữa tôi vô tình tôi nằm và mò mò phía dưới thì phát hiện ra những cái tên, một hàng dài rất nhiều. Có những cái tên khó đọc, có những tên đọc đựơc tôi thấy có tên của cha Vinh. Tôi không biết nhiều về cha Vinh ngài bị bắt năm nào tôi không biết. Tôi cũng khắc tên tôi theo. Sự kiện đó nó nói lên nơi đây đã từng giam giữ một số người trong đó nhiều người đã chết.
“Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì kể rõ hơn cách thức mà người tù tại trại Cổng Trời bị nhốt trong hầm đá như thế nào qua lời tường thuật của Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh:
-Ở Hà Giang thì thực sự không khác gì nơi chúng tôi ở, nó chỉ rét hơn thôi. Nhưng nó là trại thủ tiêu. Nó không để chết lần chết mòn tự chết mà những người công giáo thì bị nó giết chết.
Nó cho mặc quần đùi dẫn vào hang đá nó cùm ở trong đó. Theo như Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh kể lại cho tôi biết thì không ai sống quá 10 hôm. Người tù được cho mỗi ngày một nắm cơm bằng quả trứng. Nó bắt mặc như thế mà ngoài trời lạnh như thế, ban đêm trời mùa đông nó toàn chờ dịp Noel để nó cùm. Rất nhiều người công giáo bị thủ tiêu theo lối đó.
Trong tác phẩm "Cuộc Chiến Chưa Tàn" người tù biệt kích Trần Nhật Kim viết lại:
Còn một loại phòng giam khác là những hầm đá chìm dưới đất, vào mùa đông hầm càng lạnh hơn. Khẩu phần ăn quá ít, mỗi bữa cơm nắm lại chỉ lớn bằng trái trứng vịt với muối. Không có lấy một chút chất ngọt, chất béo. Trong hoàn cảnh ngược đãi, thể xác sẽ bị hao mòn theo thời gian. Có nhiều người đã qua đời ở đây.
“Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài. Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm. Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn. Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc
Chính tại căn hầm đặc biệt này, cùm xích và cai ngục cũng khác thường. Vòng sắt dẹp ôm cổ chân lâu ngày sét rỉ, đường kính khoảng 4 phân tây, nhỏ hơn cổ chân bình thường. Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài. Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm. Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn. Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc vì vòng sắt xét rỉ, dơ bẩn.
Không được chữa trị kịp thời và hình phạt kỷ luật vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, vết thương lở loét sau mỗi cử động. Cổ chân sưng lên khiến vòng sắt như nhỏ lại lún sâu vào thịt, vòng sắt nhám như mặt dũa cọ vào vết thương. Cái đau nơi cổ chân bóp thắt trái tim, các bộ phận trong người như bị cắt ra từng mảnh.
Tù nhân có cảm giác vết thương ngứa ngáy khó chịu, như đang bị những dòi bọ gậm nhấm. Muốn cử động cho bớt ngứa lại sợ vòng sắt làm vết thương chẩy máu. Lâu ngày nằm một chỗ, bàn chân như nặng hơn, mất dần cảm giác nơi gan bàn chân. Cảm giác nặng nề lên dần tới hông, như không còn chịu sự điều khiển của trí óc.
Tàn nhẫn bao nhiêu mới trở thành độc ác?
LM Nguyễn Viết Cường cho biết những người tù tại Cổng Trời bị cùm thường vào mùa đông, cụ thể là trứơc lễ Giáng Sinh hằng năm như một lời nhắc nhở cho các giáo dân, tu sĩ, linh mục biết rằng Lễ Giáng Sinh sẽ là niềm đau khổ cho họ hơn là niềm tin hy vọng được mang xuống từ trời:
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ. Source nuvuongcongly Ông Trần Nhật Kim một người lính biệt kích bị giải giam từ Nam ra kể lại trại giam Cổng Trời hành hạ tù nhân trong mùa đông như thế nào
-Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng. Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
“Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra
Người tù Trần Nhật KimChờ đến mùa đông mới bắt đầu tra tấn hay cùm kẹp người tù là kinh nghiệm mà cán bộ trại giam tích lũy trong nhiều năm, để khi đem ra áp dụng cho người tù CổngTrời thì mức tác hại của nó ghê gớm không bút mực nào tả xiết.
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra huống gì là cơ thể của những người tù quanh năm ốm đói.
Biệt giam, một cách tra tấn âm thầm khác
Hình thức biệt giam được dùng để hành hạ tinh thần người tù và cách ly họ một lần nữa trong cái thế giới vốn đã nhỏ hẹp và tăm tối. Rất nhiều hình thức biệt giam, từ nặng tới nhẹ mà cách gọi nó sẽ khác nhau. Kiên giam là cái tên dùng để chỉ mức độ biệt giam nặng nhất.
Cát sô, trại kỷ luật, trại kiên giam đều có cùng một hình thức: cực nhỏ, tối tuyệt đối, bị cùm chân và cách biệt với mọi tù nhân khác.
Những nơi này dành cho việc giam giữ các phạm nhân mà cán bộ trại giam cho là bất trị, hay kỷ luật những người vi phạm nội quy trại. Nhục hình trong những phòng tối này có thể làm cho người tù phát điên lên vì những sự tra tấn âm thầm nhưng hết sức hiệu quả. Không phải giam giữ suông mà người tù luôn luôn bị cùm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trại giam.
Biệt giam một lần đã là một nhục hình khó quên nhưng bị biệt giam nhiều lần thì nhục hình ấy sẽ ra sao? Người tù lương tâm LM Nguyễn Văn Lý cho biết trường hợp của chính bản thân ông:
-Tôi đã ở tù 4 lần tổng cộng 17 năm và bị quản chế hơn 7 lần, án của tôi vẫn còn 5 năm tù và 5 năm quản chế nữa. Thường thời gian đầu lúc nào tôi cũng bị biệt giam cả. Đầu tiên năm 77 tôi bị hoàn toàn biệt giam một mình. Rồi đến đợt tù năm 83, ba năm đầu tiên hoàn toàn biệt giam. Không phải mình làm gì cả nhưng họ muốn khống chế như vậy để tạo điều kiện cho mình theo kiểu nói của họ là để ăn năn sám hối!
“Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Đó là hình thức tẩy não mình đi. Trong điều kiện mình không có sách báo thông tin gì mà cứ ở một mình như vậy, người thiếu bản lãnh thì rất dễ bị khủng hoảng tư tưởng đi đến chỗ một loại đầu hàng nào đó, một sự khuất phục nào đó.
Phòng kỷ luật của trại giam Cổng Trời lại càng kinh khủng hơn, LM Nguyên Thanh kể lại những hình khổ mà người tù phải chịu khi bị giam trong trại kỷ luật nay:
-Riêng tại trại Cổng Trời thì phòng kỷ luật họ có một loại cùm nó đặc biệt hơn những trại khác. Tôi cũng đã bị ba bốn năm cùm liên tục ở chân. Riêng tại trại Cổng Trời thì nó dùng một loại cây gọi là cây gỗ nghiến tức là nó rất cứng giống như cây cẩm lai ở miền Nam.
Họ xẻ đôi ra và họ khoét hai cái vòng bán nguyệt ở trên và ở dưới. Khi đặt ống chân vào đó thì nửa thân cây phía trên dập xuống nếu không lựa chiều cho vào chỗ nhỏ nhất của ống chân thì cái cây dập xuống nó có chiều rộng khá rộng cho nên nó có thể dập lên xương ống chân làm nát cả xương. Nhiều người khi vào nhà kỷ luật đó khi ra thì chỉ còn xương bọc da và chân bị hư rồi.
Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Máu và nuớc mắt của những tù nhân đổ xuống trong các lần tra tấn hay cùm kẹp xảy ra trong các trại giam trên khắp lãnh thổ Việt Nam như thế nào, mời quý thính giả đón theo dõi những lời kể từ các nhân chứng sống trong loạt bài Trại giam Cổng Trời kỳ tới.
@@@
"Trại Giam Cổng Trời" (phần 8)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Những công cụ tra tấn mà Cổng Trời tận dụng là các loại cùm từ thời trung cổ còn sót lại đã khiến người tù hoảng loạn và kinh khiếp.
AFP photo
Hai người tù đang lao động bên ngoài một nhà tù ở Vũng Tàu
Gulag may mắn hơn Cổng Trời?
Trong suốt 12 chương sách trong tác phẩm "Quần Đảo Ngục Tù", văn hào Soltzhenitsyn hoàn toàn không nhắc gì tới các loại gông cùm được sử dụng trong những trại giam được xem là địa ngục trần gian này. Nếu vì lẽ gì đó mà Soltzhenitsyn quên không nhắc đến các loại dụng cụ dùng để trừng phạt người tù qua hình thức tra tấn này thì quả thật là một thiếu sót lớn. Ngược lại, nếu các nhà giam trong Quần Đảo Ngục Tù không có loại gông cùm nào đáng để ý thì quả thật nhà tù Xô Viết vẫn còn là thiên đường nếu so sánh với các trại giam của Việt Nam, đặc biệt là trại giam Cổng Trời.
Trại giam trên toàn đất nước Việt Nam không nơi nào là không có phòng biệt giam, cát sô hay trại kỷ luật. Những nơi này luôn luôn đi kèm với các loại cùm mà người tù nào khi bước chân vào một lần sẽ vĩnh viễn ghi vào ký ức suốt đời không tài nào xóa bỏ.
Chế độ giam giữ đặc biệt này vừa có mục đích tẩy não những tư tưởng chống đối của người tù mà vừa là hình thức trừng phạt hữu hiệu nhất đối với những ai không tuân theo các luật lệ của trại.
Khi người tù bước chân vào trại giam Cổng Trời thì trước hết anh ta sẽ được nghe môt loại huấn thị sắc máu từ trưởng trại giam, để suốt những năm tháng sau đó ghi đậm trong tâm trí anh ta rằng nơi này là nơi sẽ trả thù những việc anh ta làm. Việc trả thù đa dạng với những nhục hình nào mà cán bộ trại giam có thể nghĩ ra. Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trả lời trong một bài phỏng vấn như sau:
“Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết.
Ông Nguyễn Hữu Đang"Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này.
Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng, các anh đáng chết. Vì lòng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh, không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo, các anh sẽ ở đây cho đến chết."
Các loại cùm
Trong suốt bao nhiêu năm hiện hữu, trại giam Cổng Trời chưa hề trả tự do cho một người tù chính trị nào. Chẳng những thế họ còn bị vô số hình phạt và một trong những hình phạt thông thường nhưng đau đớn nhất cho họ là các loại cùm được dùng như hình thức tra tấn. LM Nguyễn Viết Cường cho biết:
"Nhiều kiểu cùm lắm. Nhiều kiểu cùm và nhiều kiểu xiềng lắm. Đơn giản nhưng mà nó rất ác. Nhất là khi nó khóa còng số 8. Nó khóa cánh tiên ác lắm. Nó không đánh nhưng nó khóa như thế còn hơn đánh. Cùm lâu nhất là 8 tháng"
Theo lời kể của nhiều tù nhân thì ở trại Phong Quang có một loại cùm mà người ta gọi là cùm chữ V, đây là một loại cùm bằng sắt đóng chữ V vào chân. Người tù nào bị cùm loại cùm này thì chân coi như bỏ đi. Cán bộ đưa cùm vào chân người tù sau đó lấy búa gõ vào cho khít.
Khi cán bộ lau cái tút sắt ở bên dưới thì da, thịt, gân tuột theo hết và người tù rú lên một tiếng và ngất đi. Cùm như thế chỉ trong vòng một hai ngày thì cán bộ phải bỏ ra thay cái cùm khác. Cái chân hư phải thuốc men rất lâu mới khỏi nổi. Ai bị cùm chữ V một lần thì có vết sẹo ở đàng sau cổ chân. Nhiều người tù kể lại có lúc tại trại Phong Quang hàng mấy chục người nằm dài chân băng bó vì bị cùm.
Thế nhưng tại trại giam Hỏa Lò còn có một loại cùm khác còn kinh khủng hơn loại cùm chữ V của trại Phong Quang. Đây là một loại cùm hộp bằng xi măng mà mỗi lần nhắc tới những ai từng ở Hỏa Lò đều không khỏi rùng mình.
Người tù bị nhốt trong cát sô mà cái cát sô này nằm trên một bể phân bên dưới là cống rảnh. Cát sô có hai lần tường bao bọc nên tiếng la khóc của người tù không vang ra phía ngoài được.
Cùm hộp được đúc bằng bê tông, hai chân người tù bị cán bộ nắm đè vào cái đũa cùm có lỗ tương tự như con số 8. Sau khi người tù đưa chân vào thì cán bộ dập phần hộp xi măng còn lại xuống cho khớp với phần hộp bên dưới. Đau đớn làm người bị cùm chỉ rú lên được một tiếng rồi ngất đi, xương chân coi như vỡ. Cùm này chỉ để 12 tiếng là phải mở ra để thay cùm khác.
Một kiểu còng khác không kém đau đớn được mang cái tên rất mỹ miều: "khóa cánh tiên" đây là loại còng được dùng hầu hết trong các trại giam mà trại Cổng Trời hầu như sử dụng nhiều nhất nhằm khống chế những người tù hình sự hay những kẻ to con cứng đầu. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại những gì mà tù nhân bị loại khóa tàn ác này hành hạ như sau:
Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Photo courtesy of wikipedia "Nó có cái khóa gọi là khóa cánh tiên mà cái này không cần phải vi phạm đâu nhé, anh đun trộm ấm trà anh cũng bị khóa. Nó ghét là nó khóa. Lấy trộm sắn hay mẩu khoai ngoài ruộng cũng đủ khóa như thế rồi. Khóa cánh tiên là cái khóa số 8, khóa vòng hai tay ra phía sau lưng và phải 3 người mới khóa nổi.
Hai tay người tù cứ mở rộng ra và khép lại đàng sau lưng, hai người mới khép nổi như thế. Khi bị như thế anh càng to, thì lồng ngực anh càng như muốn vỡ. Rồi người thứ ba là anh tù tự giác nó đưa cái khóa vào và khóa lại. Khóa lại như thế thì sức người không chịu nổi 15 phút vì đa phần bị đau đớn điên cuồng, chỉ trong vòng 15 phút là ngất đi.
Đau đến mức những anh dũng sĩ diệt Mỹ cũng bị tù và khóa như thế, hay là trùm lưu manh bị khóa như thế thì nó hóa điên. Khi hóa điên thì nó lạy van xin tha lúc thì nó lôi cả đảng ra nó chửi. Hình thức khóa cánh tiên làm cho người ta ai cũng sợ vì nó đau không thể tưởng tượng được.
Tôi là người bị khóa mấy lần nên tôi có thể tả như vầy: trong thời tiết 0 độ mà nó cởi áo hết khóa ngoài giữa sân, Mồ hôi trên trán chảy đầm đìa. Nó đau ở hai thái dương điên cuồng lên. Lúc bấy giờ thành tâm mà nói tôi chỉ muốn chết mà thôi."
Muốn chết cũng không được vì cán bộ canh chừng khi thấy người tù kiệt sức đến độ nguy hiểm thì họ thả ra hoặc nới lỏng bớt hình phạt. Cán bộ trại giam nào cũng học được cách tra tấn theo kiểu tầm ăn dâu này.
Ban đầu nhiều người tưởng rằng trưởng trại sợ để tù nhân chết sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, nhưng sau một thời gian người tù mới biết được cái nỗi sung sướng bệnh hoạn nằm sâu trong tiềm thức của cán bộ trại giam khi tận hưởng những đau đớn mà họ sáng tạo ra để trừng phạt những người tù bất hạnh.
Hành hạ tù nhân nữ
Đối với tù nhân nữ thì mức độ tận hưởng của cán bộ quản giáo có khác hơn đối với tù nhân nam, bệnh hoạn và ác độc hơn. LM Nguyễn Văn Lý kể lại những phương cách mà mới nghe qua không ai có thể tin được vào tai của mình, ông kể:
"Những hình khổ khác thì tôi đã tường thuật khá rõ ở trong 54 nhục hình. Những nhục hình đối xử ở bên các bạn nữ, hình thức mà xúc phạm nhân phẩm của họ rất kinh hoàng.
Ví dụ như lột trần truồng tập thể 25 cô, bà một lúc mà xâm phạm vào chỗ kín của họ như vậy thì thấy không còn chi ra con người nữa. Tôi đang kể với anh mà tôi chảy nước mắt đây. Trong buồng giam thì nó có hai dãy sàn xi măng cao vừa với tầm của người nằm. Một loại giường tập thể chính giữa có lối đi.
Linh mục Nguyễn Văn Lý. AFP photo Chúng bắt những người tù nữ này, xin lỗi, chổng mông lên ở dưới cái sàn đó, rồi một cán bộ mang găng tay loại găng tay lao động chứ không phải găng tay vệ sinh của y tế đâu. Găng tay thô nhám lao động.
Nó thọc vào cái chỗ kín của các bà đó để họ tìm các vật dụng như thư từ tiền bạc mà họ nghi là dấu diếm. Họ thọc như vậy, chẳng có vệ sinh gì cả. Bà nào có HIV/AIDS thì sẽ lây qua các bà khác dễ dàng lắm. Các bà không đề kháng lại được cho nên chỉ đứng khóc với nhau. Mỗi bà chịu nhục hình một lúc, tất cả đều trần truồng như nhộng vậy.
Một hình khổ nữa là họ lấy những vật dụng cứng họ thọc vào nơi chỗ kín của phụ nữ. Họ lấy dùi điện rà vào những chỗ đó để đốt cháy. Nó vừa làm đau khổ vừa xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ."
Làm sao LM Nguyễn Văn Lý nghe lại được những lời kể lể mà bất cứ ai có nhân tính cũng đều phải quay mặt đi như thế, ông nói:
"Họ cấm không cho nói lại nên đâu dám nói. Mãi đến khi hồi gần đây họ cho tù hình sự nhốt chung với một số tù chính trị, chính các bạn tù chính trị này khi ở chung, được các bà các cô hình sự kể lại. Vì trên thân thể có những dấu tích do những lần tắm chung thì họ thấy dấu tích, họ hỏi thì các bà kể lại."
Khổ nạn của người tù hầu như vô tận. Mỗi trại giam có một cách hành hạ người tù tùy theo sự tưởng tượng phong phú của cán bộ trại giam đó. Người tù chỉ biết chờ tới phiên mình. Họ là những tù nhân ngơ ngác sống trong vòng vây địa ngục trần gian mà bên ngoài bị cách ly với bên trong như hai thế giới.
Chỉ khi nào may mắn thoát được cái trại giam này thì lúc đó nỗi ám ảnh mới có cơ may ngày một phai nhạt đi.
Hy vọng ló dạng
Cái may mắn ấy cuối cùng rồi cũng tới.
Trong một ngày bình thường như mọi ngày, người tù Cổng Trời cảm thấy có điều gì đấy rất khác lạ trong cách đối xử của cán bộ trại giam. Họ hối hả thu xếp những thứ cần thiết, tập họp nhau lại thầm thì, và mắt láo liên như sợ người tù theo dõi...Những lo lắng này làm sao qua mắt được vành tai, khóe mắt của những người tù lâu năm trong trại.
Người tù đoán mò với nhau: Hay là Mỹ trở lại? Cộng sản sụp đổ? Sắp chuyển trại hay là gì khác?...Những câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong những lần gặp nhau ít ỏi của người tù và họ hy vọng, họ mong chờ điều gì đó kinh khủng sẽ xảy ra thay đổi số phận của mình...
Bài sau sẽ nói rõ những gì sắp xảy đến tại nơi mà cán bộ trại giam từng nói: "Khi đã vào đây thì các anh đừng hòng sẽ có ngày ra khỏi trại." liệu biến cố này có thay đổi được cuộc đời của những người tù trong tại giam Cổng Trời hay không?
Hết trích
(còn tiếp .. )
_______________
Những kẻ nào còn tiếp tục bao che cho TỘI ÁC DIỆT CHỦNG này của tập đoàn Ác Thú đảng csVN là đồng lõa với cái đảng vô loài csVN này để chúng tiếp tục diệt chủng, bán nước .
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog".
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
29122010
______________
Bao che cho Tội Ác là đồng lõa với Tội Ác
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment