Wednesday, December 29, 2010

Tội Ác Diệt Chủng của Tập đoàn Việt gian csVN_Trại Tù Khổ Sai "Cổng Trời" (4)





Trích:

"Trại Giam Cổng Trời" (phần 9)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28

Tiếng súng đầu tiên từ bên kia biên giới phía Bắc đã thay đổi nhiều số phận của những người tù trong trại giam Cổng trời.


AFP photo
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (P), đại diện tỉnh Bình Trị Thiên, Phạm Hùng (thứ 2 từ phải), đại diện TPHCM, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội hôm 28/6/1976.

Ít ra thì nhờ nó mà họ bớt lạnh hơn, đường trở lại gia đình ngắn hơn, và nhất là được sống gần với con người hơn tại các trại giam dưới đồng bằng Bắc Bộ. Về gần với đời sống hơn khiến người ta có khuynh hướng ôn lại chuyện cũ và những người tù thế kỷ này nghĩ gì về những ngày đầu tiên bị bắt của họ?
Bài thứ 9 của Trại Giam Cổng Trời mang đến quý vị những hình ảnh cuối cùng của một trại giam đã đi vào lịch sử.


Đối với những người đã ở lâu trong trại giam Cổng Trời thì ý tưởng trại giam này sẽ giải thể hay bị phá tan là một điều hoàn toàn không tưởng. Ngoài vị trí quá cao không thể tấn công hay phá hoại, trại Cổng Trời còn là nơi gần như bất khả xâm phạm vì quanh năm mây mù che phủ, việc phòng bị rất chắc chắn khó thể xâm nhập.


Điều không tưởng đã xảy ra

Cái ngày nó bị xóa sổ đến rất bất ngờ và những tù nhân trong trại chào đón tin này với một niềm hân hoan tột độ. Người tù biết rằng mặc dù họ không được trả tự do nhưng sẽ không phải tiếp tục sống trong cái địa ngục trần gian này. Hy vọng đó đã làm cho hầu hết tù nhân thắp lại niềm tin sống sót mà bao nhiêu năm qua đã tắt ngúm trong lòng họ.


Cái ngày đó là ngày 20 tháng 8 năm 1978. Lý do: Trung Quốc đánh Việt Nam.


Người tù Trần Nhật Kim nhớ lại:


"20 tháng 8 năm 1978 chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi. Chúng tôi được di chuyển khỏi trại Cổng Trời trước đó 1 tháng. Chúng tôi gồm 48 người miền Nam và 70 anh em biệt kích. 30 người ở Cổng Trời và 40 người ở trại Tuyên Quang dồn lên trên CổngTrời và sau đó chúng tôi đi cùng một chuyến về trại Thanh Cẩm. Các anh em biệt kích về trại Lam Sơn trong đó có anh Nguyễn Hữu Luyện.


Sở dĩ tôi biết nó đánh tan trại Cổng Trời là vì một nửa tù hình sự chạy thoát được còn một nửa thì bị bắt lại mang xuống trại Thanh Cẩm. Tôi gặp những người này kể lại tôi mới biết là trại Cổng Trời đã bị đánh tan và không còn ai ở đó nữa."
LM Nguyên Thanh kể lại ông và một số người khác rời trại trước nhóm của ông Trần Nhật Kim 5 ngày, và cũng về Thanh Cẩm sau đó:


"Cho đến 15 tháng 8 năm 1978 thì chúng tôi, tất cả là 32 người biệt kích và 38 tù nhân miền Nam đựơc sơ tán về trại Thanh Cẩm bởi vì Trung Cộng lúc ấy sắp sửa đánh 6 tỉnh miền Bắc. Trước khi được đưa về trại Thanh Cẩm Thanh Hóa thì chúng tôi đã bị bắt buộc phải làm ngày làm đêm đào hào ở các vùng chân núi."

“Ngày 20 tháng 8 năm 1978, chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi.


Ông Trần Nhật KimTrung Quốc đánh Việt Nam khiến trại Cổng Trời đóng cửa là điều mừng cho người tù nhưng đối với những tù nhân đã được thả trước đó thì chính biến cố này lại đem phiền toái dồn dập đến với họ. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể về trường hợp của ông:


"Khi Trung Quốc đánh miền Bắc vào tháng 2 năm 79 thì công an bắt đầu gọi tôi lên sở lên đồn liên tục, viết kiểm điểm đe dọa bắt bớ đủ thứ. Đến nước này tôi thấy nguy cơ nếu mà nó bắt lần nữa thì khó sống. Thế nên tôi quyết định phải gửi tất cả thơ tôi làm được trong vòng 15 năm ra ngoại quốc.


Tôi vào tòa đại sứ Anh ngày 16 tháng 7 năm 1979 lúc 9 giờ sáng để gửi tập thơ ra ngoài. Sự thực tôi làm thơ để mong gửi vào miền Nam cho dân chúng biết chế độ miền Bắc để thêm tinh thần chiến đấu. Có ai làm thơ để gửi ra ngoại quốc bao giờ?"


Bị bắt, bị bắt và bị bắt

Người cộng sản vốn đa nghi nên mỗi khi có sự cố nào xảy ra thì những người tù lại được lôi ra chiếu cố một cách cẩn thận. Cũng tương tự như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Kiều Duy Vĩnh, một đại úy thời Pháp ở lại miền Bắc vì hoàn cảnh gia đình đã gần bỏ thây trong trại giam CổngTrời, mãi đến khi trại này không còn thì ông mới được thả về nhà. Tưởng được yên thân, nhưng khi Mỹ tấn công miền Bắc thì người được chiếu cố đầu tiên vẫn là ông, một tù nhân bị xem là nguy hiểm, ông kể:


"Tôi được thả về Hà Nội đến năm 1972, khi Mỹ lại bỏ bom tại miền Bắc thì tôi lại bị bắt! Bị bắt từ năm 1972 cho tới sau năm 1975 sau khi họ chiếm Sài Gòn thì năm 1976 tôi được về. Cả trước sau tôi tù 15 năm."


Khi được hỏi tại sao họ lại nghi nan một cách vô lý như vậy, trong khi ông bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài thì đâu còn cơ hội nào để làm gián điệp cho dịch nữa? Ông Vĩnh bức xúc:


"Đấy! cộng sản họ hay vô cùng là ở chỗ ấy. Tôi làm gì? tay không một tấc sắt? Đi tù 10 năm về không còn một tí gì kể cả kinh tế không còn gì hết. Tôi đi làm thợ mộc làm cu li kiếm ăn. Tại sao lại thế nhỉ? Họ bảo, anh phải biết anh chứ! Anh là cái ngòi nổ thì tôi cứ cất đi là yên tâm hơn cả.

“Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe?


Ông Kiều Duy VĩnhCái ấy là cảnh giác cách mạng mà lỵ! Tôi mới hỏi tội trạng gì? Tội phản cách mạng! mãi năm 1976 chiếm được Sài Gòn xong tôi mới sống yên ổn. Cho đến thế kỷ 21 này thì tôi mới không bị gọi lên công an chứ còn lúc nào cũng bị gọi ra sở để hỏi thăm sức khỏe."


Ngay cả hồi gần đây, tức là năm 2010 khi đã gần 80 ông Kiều Duy Vĩnh vẫn không được buông tha, ông kể:


"Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe? Sự chuyên chính vô sản đến cực độ. Một anh già 80 thở không ra hơi vẫn bị hỏi thăm xem thế nào?"


Họ đã làm gì?

Thử lần về quá khứ xem những con người này mang tội gì mà đáng bị đối xử như vậy? Trước tiên là ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy trong đại chủng viện hoàn toàn không có một hành động nào chống phá cách mạng hay tuyên truyền gây nguy hiểm cho chế dộ. Tội của ông là dạy cho chủng sinh theo tài liệu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, ông kể:

Người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời, đại úy Kiều Duy Vĩnh. "Tôi dạy về giáo sử văn chương. Một trong những tội là dám dùng tài liệu cũ là dùng bộ sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu của giáo sư Dương Quảng Hàm để dạy cho học sinh chủng sinh cho nên đấy là một cái cớ. Thêm nữa là tôi ra một bài văn, con hãy bình luận câu nói sau đây: Lao động là vinh quang theo quan điểm giáo hội công giáo. Bài đó tôi cho học sinh 7 điểm và đó là cái cớ. Trong những ý gạch đầu giòng trên bảng mà tôi cho học sinh làm bài."


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng không khác với ông Phùng Văn Tại là mấy, ông dạy học sinh theo sự thật lịch sử mà cả thế giới biết, tuy nhiên đối với người Cộng sản thì việc này là cố tình phản tuyên truyền, nhà thơ kể:


"Khi bị bắt sự thực mà nói thì tôi không làm gì cả. Hôm ấy một ông bạn ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Phòng. Tôi cũng tình cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Xô đánh tan quân Nhật ở Mãn Châu thì Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ.
Tôi chỉ giảng như thế thôi. Mình cũng vô tình nhưng nó theo dõi mãi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra tòa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra tòa thì tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi."


Dĩ nhiên trường hợp của ông Phùng Văn Tại và Nguyễn Chí Thiện không thể đại diện cho tất cả, nhưng với cách làm này chính quyền đã tạo ấn tượng không tốt cho các vụ bắt bớ khác, nhất là trong những vụ án chính trị vì bất đồng chính kiến.


Những lời hứa

Năm 1975 sau khi kiểm soát toàn bộ miền Nam, sĩ quan chế độ Sài Gòn được lệnh mang theo lương thực 10 ngày hoặc 30 ngày cùng các thứ cần dùng để đi học tập. Lời hứa 30 ngày đó đã trở thành kỷ niệm khó quên cho cả miền Nam khi không một người nào có cái may mắn được Nhà nước giữ lời hứa.
Thật ra, trước đó hơn 10 năm, ngay tại miền Bắc lời hứa tương tự đã được áp dụng với nhiều tu sĩ công giáo khi họ được lệnh đem theo quần áo cho mấy ngày đi học tập thôi...LM Chu Quang Tòng nhớ lại:


"Họ gọi họ bảo mình đem quần áo cho mấy ngày thôi. Trại giam lúc bấy giờ là Ty công an Hà Bắc tại Bắc Giang. Ngày 11 tháng 7 năm 1964 thì họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries."


Ông Đặng Chí Bình, một điệp viên bị giam nhiều năm trong các nhà tù miền Bắc kể lại những lệnh tập trung mà ông biết chế độ thường áp dụng:


"Mỗi lệnh tập trung là 3 năm, anh tốt thì về nhưng thực tế cái cách quỷ quái của họ làm thế nào mà biết tốt hay không tốt. Thường thường sau này tôi gặp rất nhiều người, có người 7 lệnh, mỗi lệnh 3 năm nên ở tù 21 năm! Rồi 5 lệnh, 4 lệnh chứ không có ai được về trong 3 năm cả."


Một nhân chứng khác cho biết giá trị lời hứa của các cán bộ trại giam như thế nào, tù binh Đỗ Lệnh Dũng cho biết kinh nghiệm của ông còn cay đắng hơn, ông nói:


"Chúng tôi có gặp một số tù binh ngày xưa. Điều làm chúng tôi sửng sốt nhất là có một vài anh viết đằng sau lưng áo bằng sơn. Tôi nhớ kỹ ảnh viết 1962. Sau đó tiếp xúc tôi mới biết đó là những anh em biệt kích bị bắt từ thời Ngô Đình Diệm khi các anh ấy xâm nhập ra Bắc.


Chúng tôi ở đó một thời gian rất ngắn, lại tiếp tục chuyển tới một trại khác làm công tác chuẩn bị đón tiếp anh em miền Nam ra. Xong công tác đó chúng tôi nghĩ sẽ được về như cán bộ trại giam đã hứa nhưng thực tế mãi tới năm 1985 tôi mới được thả, tức là tôi ở gần 11 năm.


Thậm chí còn sau anh em học tập cải tạo nữa. Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ."

“Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ.


Ông Đỗ Lệnh Dũng

Còn không biết bao nhiêu người nữa là nạn nhân các lời hứa mây bay này. Mặc dù đã nhiều chục năm trôi qua, những người tù chính trị và gia đình họ vẫn còn ám ảnh bởi những gì mà các trại giam đã gây ra. Họ không phải là tù binh nên công ước Geneve không thể bảo vệ. Họ bị bắt và chịu đủ thứ hình phạt chỉ vì tư tưởng và niềm tin tôn giáo khác biệt với chế độ.


Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhiều nạn nhân trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã được phục hồi quyền công dân và xã hội buộc phải nhìn họ với đôi mắt khác với thời cộng sản. Những con người đó tuy mất mát tất cả sau bao nhiêu năm tù tội nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn được đối xử công bằng hơn những nạn nhân Việt Nam, những con người tội nghiệp vẫn sống trong âm thầm không ai biết đến sau nhiều năm đất nước hoàn toàn thống nhất.


Trong lòng những nạn nhân này nghĩ gì và nếu được công khai trước dư luận thì họ sẽ nói gì?
Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài thứ 10, cũng là bài cuối cùng trong loạt bài Trại Giam Cổng Trời.

@@@


"Trại Giam Cổng Trời" (phần 10)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Trại giam Cổng Trời tại Hà Giang có thể so sánh với bất cứ trại giam khắc nghiệt nào trên thế giới đã được nhiều nhân chứng kể lại qua 9 bài liên tiếp mà quý vị đã nghe qua.


AFP photo
Một cảnh sát bảo vệ nhà giam Phước Cơ - Vũng tàu hôm 01/3/2006

Bài này tổng hợp tất cả ý kiến của những người trực tiếp liên quan đến trại giam Cổng Trời, hầu tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các nạn nhân mà tâm trí họ chưa bao giờ nguôi nỗi ám ảnh bao nhiêu năm qua.

Vết thương không thể lành

Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi nhưng vết thương của những người còn sống từ trại giam Cổng Trời trở về vẫn không hề lành lại được. Họ chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.

Các loại gông cùm kinh khủng nhất đã được mang ra hành hạ họ. Những cái chết câm nín được chôn sau đồi Bà Then làm sao người tù có thể quên khi chính họ là người đào những nhát cuốc đầu tiên chôn những bạn tù bất hạnh?

Những con người hiền hòa như các vị linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa bao giờ có ý tưởng chống lại Nhà nước cách mạng trong buổi bình minh của chủ nghĩa xã hội trên khắp đất nước Việt Nam. Họ là nạn nhân của một ý thức hệ, một chính sách cai trị chuyên chính và một tư tưởng duy ý chí đến cuồng tín.


Những nạn nhân mà các bức tường của trại giam Cổng Trời bao vây nhiều chục năm cho đến ngày nay vẫn đêm đêm mơ thấy gông cùm và trái tim họ vẫn luôn nhói đau bởi hậu quả của nhiều lần xiềng xích.


Hai nhà tù, hai cách ứng xử

Người tù Liên bang Xô Viết trong các trại giam Gulag đã trở về đời sống bình thường nhưng người tù Việt Nam vẫn chưa thoát ra được cái bóng đen quá khứ. Sổ hộ khẩu của họ tuy không đóng dấu sự khác biệt nhưng trong cuốn sổ thành kiến của từng cán bộ địa phương thì họ và gia đình vĩnh viễn không bao giờ được trắng án.


Những người bị giam giữ vì chiến đấu trực diện với quân đội miền Bắc tuy thua trận, bị tù đày nhưng họ đáng được đối xử với quy chế tù binh. Trong ý nghĩa nào đó họ có quyền được kính trọng sau khi trở về gia đình. Những chiếc thang xã hội không thể đạp họ và gia đình họ ra khỏi các nấc tiến thân và nhất là bản án nào cũng phải có ngày chấm dứt kể cả bản án tử hình.


Kéo dài thời gian giam giữ những người tù chính trị này là một cách trả thù không lương thiện. Sau bao nhiêu năm, những tưởng thời gian đã đủ chín muồi để những bản án này có thể được đem ra công khai để trả lại những gì mà các thế lực cuồng tín đã vượt qua cả lương tâm dân tộc để hành hạ những nạn nhân này trong quá khứ.

“Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.


LM Chu Quang Tòng
Đối với những người công giáo bị bắt, bị giam cầm tra tấn đến chết, nói theo người công giáo thì họ đã được Chúa trả công, còn những người may mắn sống sót thì sao? Ai sẽ trả công cho họ, và liệu họ có xứng đáng hưởng quyền tự do tín ngưỡng như bao văn bản mà Nhà nước đã không ngớt tuyên truyền cổ động hay không?


Lý tưởng truyền giáo, làm sao tiêu diệt?

Bởi lý tưởng tự do truyền đạo, khi được thả ra điều mà người linh mục quan tâm nhất vẫn là đàn chiên của mình. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại ngày ông ra trại đã chứng kiến những hình ảnh nhiều làng mạc công giáo của miền Bắc ngày xưa bây giờ ảm đạm và hoang phế chứng tỏ rằng sự sa sút của giáo hội công giáo trong nhiều họ đạo.


Tuy nhiên khi nhìn lại kết quả giữ đạo của giáo dân, LM Lễ nhận ra rằng cơ sở tôn giáo dù có bị xuống cấp do bị cấm đoán nhưng lòng sùng đạo của họ không hề suy giảm và điều này chứng tỏ chính sách tiêu diệt công giáo đã thất bại, LM Lễ nói:


"Sau khi tôi ra khỏi tù tôi ở lại miền Bắc thăm viếng nhiều nơi trong các giáo phận thì thấy nhiều nhà thờ bị phá tan hoang. Các chủng viện ngày xưa bây giờ chỉ còn cái nóc không thôi. Những nhà dạy giáo lý hồi xưa bây giờ trở thành hợp tác xã. Có chỗ thì nhốt bò, nhốt trâu có chỗ chứa lúa thóc.


Nói chung các cơ sở tôn giáo người ta đã cố gắng triệt phá. Nhưng điều tôi thấy rất rõ trong khi người ta cố gắng triệt hạ những cơ sở tôn giáo ấy thì niềm tin của người công giáo lại càng mạnh hơn."



Cuộc đột kích của bô đội miền Bắc năm 1976. AFP photo
Khi bị bắt là môt chủng sinh, lúc được thả ra thì LM Chu Quang Tòng ngay lập tức tìm mọi cách để tiếp tục con đường tu hành, ông nhận xét cộng đồng công giáo trong những năm sau này:


"Tôi có thể khẳng định giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ sau khi bị bách hại tinh thần lại càng cao. Cái hướng của linh mục và anh em tu sĩ bị bắt được người ta đánh giá là niềm hy vọng về người công giáo. Người ta vui mừng lắm. Chúng tôi cũng khẳng định là hầu hết anh em chúng tôi đã đi tù. Anh em nào chưa chịu chức thì khi ra tù cũng chịu chức.


Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.
Đây là niềm tin mà thật sự ra khi kể chuyện thì Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên …những người này chúng tôi đã ở chung với nhau cả rồi. Chúng ta phải khẳng định những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện hay truyện “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên đều trăm phần trăm đúng cả."


Đàn áp hay không?

Niềm tin mà người công giáo miền Bắc theo đuổi hàng trăm năm nay vẫn cứng cáp trước các thế lực muốn tiêu diệt nó. Những hoạt động tôn giáo nói chung hồi gần đây cho thấy sức sống của nhiều tín ngưỡng vẫn tiềm tàng trong lòng người dân, không thế lực nào có khả năng xoay chiều đời sống tâm linh bằng cách bách hại hay đàn áp.


LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét về điều này như sau:

"Tôi phải khẳng định nếu ai nói rằng chế độ cộng sản đàn áp tôn giáo thì câu đó chưa đúng. Họ chỉ đàn áp những tôn giáo nào phản kháng lại họ mà thôi. Còn những người trong tôn giáo nào hợp tác, đồng ý hoặc im lặng trước những sự bất công, tội ác của họ thì chẳng những họ không đàn áp, mà họ lại còn cho nhiều ân huệ hơn nữa".


Hà Nội chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng khống chế tôn giáo bằng bất cứ phương tiện nào có thể. Vô thần và hữu thần chính là lò thuốc súng sẵn sàng bốc cháy bất cứ lúc nào nếu một trong hai phía mất kềm chế.


Nếu không tiêu diệt được tôn giáo thì người cộng sản sẽ tìm cách vô hiệu hóa nó.


Dành quyền duyệt xét phong chức là một ví dụ. Đối với hội thánh công giáo, mọi việc phong chức và bổ nhiệm đều phải qua Vatican duyệt xét thì mới được giáo hội thừa nhận. Việt Nam đã làm ngược lại và hội thánh từ nhiều chục năm nay vẫn buộc lòng phải chấp nhận, đó là: Ủy ban Tôn Giáo Nhà nước duyệt xét trước khi Vatican phong chức hay bổ nhiệm một vị trí nào đó trong giáo hội Việt Nam.


Đối với những trình tự ngược này không phải ai cũng nhận ra mục đích vô hiệu hóa của nhà nứơc đối với giáo hội, nhưng trong vai trò và hoàn cảnh như từ xưa đến nay, Vatican không thể làm gì hơn là thỏa hiệp trong một chừng mực có thể để hội thánh Việt Nam tiếp tục hoạt động.


Họ cần câu trả lời

Còn những nạn nhân của các vụ giết hại, đàn áp thì sao?

Chưa từng có người nào đứng ra đòi công lý khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính mình ra lệnh đàn áp và vì vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.


Người dân luôn luôn có nhu cầu được lắng nghe và nếu chính quyền muốn giải tỏa những trở ngại giữa hai phía để đất nước có thể sống chung hòa thuận thì không lý gì người dân lại từ chối.


Bởi đây là một phần thưởng cho họ, với điều kiện duy nhất là phía đối diện phải thật tâm. Tất cả các vấn đề còn lại đều có thể chia sẻ. Một sự đền bù nào đó bù đắp cho những lầm than khốn khổ mà gia đình nạn nhân phải chịu đựng trong bao năm chăng?


Đối với gia đình ông Lưu Đức Tâm, một gia đình nạn nhân Cổng Trời từ những ngày đầu thì họ chỉ mong được yên thân đừng bị chính quyền nghi hoặc hay đố kỵ đã là hạnh phúc cho họ. Tất cả mọi chuyện hầu như còn nằm trên bàn thờ của cụ thân sinh nhưng một lời xin lỗi, thậm chí an ủi từ chính quyền xem ra còn quá xa vời, ông Tâm cho biết:

Cổng trại giam Phước Cơ ở Vũng Tàu. AFP photo
"Nhà nước thì người ta bảo người ta đúng. Dựa trên cơ sở nào, pháp lý nào mà mình có thể làm được? Về phía người sống gia đình thấy vô vọng trong vấn đề này cho nên lực bất tòng tâm, cũng ráng chịu thế thôi chứ chẳng biết làm gì cả. Còn nói để xin được hay làm được một cái gì đấy thì thực tế mình chưa bao giờ nghĩ tới bởi vì nó vượt quá tầm tay của mình."


Đối với LM Nguyễn Hữu Lễ thì lời xin lỗi khan không đem lại được gì cho nạn nhân và ông không tin vào sự thành thật của giới chức cầm quyền:


"Thứ nhất nếu nói về một lời xin lỗi, xin lỗi khan thì rất dễ vì lời xin lỗi đó nó được thực hiện đến mức độ nào hay chỉ xin lỗi để trôi qua cái gân gà đang mắc trong cổ, không có giá trị gì cả.


Điều thứ hai giả sử chọn điều cho được tự do hành đạo thì tôi xin thưa thế này. Cái bản chất của chế độ đối với các tôn giáo tự nó đã nghịch với nhau. Chế độ chủ trương vô thần, còn các tôn giáo chủ trương hữu thần, tự bản chất của sự vô thần hữu thần đã không ngồi được với nhau.


Có ngồi với nhau chăng là một cuộc hôn nhân gượng ép để cho người ngoài thấy rằng cái cặp này có thể sống chung một mái nhà với nhau nhưng không thể nào nói rằng đây là một cuộc hôn nhân hạnh phúc được."


Cuộc hôn nhân mà LM Nguyễn Hữu Lễ gọi là gượng ép này dù sao cũng đã tồn tại trong nhiều chục năm qua. Lúc chua lúc đắng. Lúc máu chảy lúc lành lặn kéo da, thì tại sao không giữ lại và tìm giải pháp sống cùng như sống chung với lũ?


Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đình họ trong và ngoài nước. Đã sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.


Cơn lốc này phá vỡ mọi tường lũy nhân bản của dân tộc để chiến thắng cho bằng được kẻ thù xâm lược và, tiếc thay sau đó lại trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chính sách chuyên chính làm cho mù quáng.

Hết trích .

(Ghi chú :
________
Hình trên chụp 5 tên việt cộng tội đồ của dân tộc Việt Nam gồm võ nguyên giáp, phạm dũng được AFP ghi tên . Quý Anh chị ai biết tên 3 tên việt cộng còn lại vui lòng ghi chú để mọi người dân Việt biết thêm mặt mũi và tên tuổi của những tên giặc cộng khát máu của cái đảng tội đồ csVN.)


Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog".
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk:
1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị

conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
30122010
______________
Bao che cho Tội Ác là đồng lõa với Tội Ác

No comments: