Saturday, June 26, 2010
Chuyện nước tôi (tiếp theo): Tập đoàn chó má csVN BÁN dân nghèo ra ngoại quốc làm nô lệ
Hoàn cảnh công nhân Việt Nam tại đảo Cyprus
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-06-25
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu một số lao động nữ qua Chypre, hay Cyprus, đảo quốc nằm phía đông Địa Trung Hải nơi có hai cộng đồng người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và gốc Hy Lạp sinh sống.
Photo courtesy of tin247.com
Nữ công nhân Việt Nam lên đường đi lao động ở nước ngoài.(Ảnh minh họa)
Các nữ công nhân Việt đến đảo Chypre gặp phải hoàn cảnh ra sao? Mời quí vị cùng Thanh Trúc tìm hiểu cuộc sống của lao động Việt tại Chypre.
Đóng 7.000 đô la làm ô-sin
Đây là những người mới đến Chypre khoảng hai ba tháng, qua trung gian của công ty môi giới xuất khẩu lao động Việt Hà, đến làm việc tại mạn Bắc của đảo quốc này.
Ngay từ đầu họ đã thấy công việc mà họ làm không đúng như hứa hẹn của công ty môi giới, tiền lương không đúng như mức thỏa thuận đã ký trong hợp đồng trước khi đi, rồi thì nhiều người bị chủ đối xử rất tệ, thậm chí bóc lột sức lao động của họ.
“Em làm ở nhà hàng ăn uống, công việc giống như là ô-sin, nghĩa là bao gồm cả lau chùi nhà vệ sinh, lau nền nhà, rửa chén bát, lên đồi hái rau, cuốc đất trồng cây, rồi là bưng bê.
Chị Xuân
Chị Xuân, quê ở Hải Dương, cho biết để có thể đi Chypre lao động, chỉ phải đóng cho môi giới bảy nghìn đô la, đổi lại lời hứa thu xếp cho chị qua làm việc trong lò bánh mì:
“Em đi qua công ty cổ phần Việt Hà ở Hà Nội, chi nhánh do bà Lê Thị Thu Hường làm trưởng phòng. Trước khi đi chị Hường có nói với em là sang Chypre mức lương cơ bản là mười hai triệu năm trăm, đổi ra tiền euro là bốn trăm euro, sang làm ở cửa hàng bánh mì. Là vì em có nói trước với chị Hường là nếu sang làm ô-sin hay làm ở nhà hàng thì em sẽ không đồng ý vì em chỉ chấp nhận đi lao động thôi.
Cùng đi với em thì có một người nữa tên Bùi Thị Thư, quê ở Hà Tĩnh. Tháng Tư năm 2010, khi sang đến sân bay thì phía đối tác của chị Hường và chị Hường lại xếp cho em vào làm ở nhà hàng ăn uống, công việc giống như là ô-sin, nghĩa là bao gồm cả lau chùi nhà vệ sinh, lau nền nhà, rửa chén bát, lên đồi hái rau, cuốc đất trồng cây, rồi là bưng bê thức ăn cho khách.
Em đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin cho chị Hường, yêu cầu can thiệp đổi chủ cho em đúng như hợp đồng đã ký kết. Họ nói rằng hợp đồng em ký sang làm nhà hàng chứ không phải cửa hiệu bánh mì, với lại ở Chypre không có cửa hiệu bánh mì. Khi em đòi lại hợp đồng thì phía chị Hường và phía công ty môi giới Chypre, đối tác với chị Hường, không trả lại. Giấy tờ tùy thân, hộ chiếu thì công ty giữ hết, em chỉ giữ chứng minh thư của em thôi.”
Nữ công nhân Việt Nam được hướng dẫn trước khi lên đường lao động ở nước ngoài. Photo courtesy of kiemviec.com Về cung cách của chủ sử dụng lao động, chị Xuân kể tiếp:
“Mang tiếng làm nhà hàng nhưng em cùng với bạn em suốt ngày ăn uống đói khát. Cả ngày chỉ ăn đúng một lần, toàn bánh mì với uống nước không thôi. Chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy thì họ mới cho tí thịt. Hai đưa suốt ngày khóc, hơn một tháng làm ở đấy bọn em suốt ngày đói khát.”
Theo qui định thì chủ sử dụng lao động phải giúp chị Xuân chứng visa vì đã tới Chypre đã làm việc trong một thời gian. Thế nhưng chuyện này đã không xảy ra. Hai chị liên tục nêu thắc mắc, kẻ đòi về người đòi đổi chủ, và yêu cầu chủ trả lương đúng theo hợp đồng. Hậu quả là cả hai bị đuổi ra khỏi tiệm. Chị Thư, người Hà Tĩnh, đi cùng với chị Xuân, kể tiếp:
“Em thì yêu cầu đổi chủ nhưng nhiều lần gọi về môi giới hai bên thì họ không can thiệp. Thế thì hôm đó họ mới bảo là cho chị Xuân về nước, còn em thì bảo sẽ đổi chủ cho trong ngày thứ Sáu thứ Bảy gì đấy. Đùng một cái trưa thứ Năm họ tống bọn em ra ngoài đường. Vì tối rồi mà không có chỗ đi nên bây giờ đang ở nhờ nhà người bạn. Họ đuổi là bọn em phải đi thôi chứ không phải bọn em trốn. Họ vẫn trả hộ chiếu nhưng mà bọn em làm gần được hai tháng rồi mà họ không đóng visa cho bọn em. Đường cùng thì bọn em phải đi thôi. Bây giờ bọn em hôm chỗ này hôm chỗ khác, đi lau cửa kính đi làm vất vả để kiếm sống qua ngày.”
“Đóng hết mười sáu ngàn đô, cùng một chủ với chị Yến luôn, công ty Việt Hà giới thiệu đấy. Sang bên này ông chủ bắt làm như là đi tù.
Chị Hằng Bảy
Đối với chị Xuân, khi biết công ty Việt Hà muốn chị về nhưng lại không hoàn trả khoảng phí bảy ngàn đô la chị đóng trước khi đi, thì chị quyết định ở lại để khiếu nại hầu có thể đòi được phần nào số tiền bảy ngàn đô la đã bỏ ra.
Trong khi đó người môi giới ở Chypre, ông Becker, lại nói với Đài Á Châu Tự Do rằng:
“Rằng ông ta đang nắm trong tay vé máy bay về Việt Nam của chị Xuân, còn cảnh sát bản xứ đang đi tìm chị Xuân và chị Thư vì cả hai không chịu làm việc mà còn phá vỡ hợp đồng và bỏ trốn mất dạng.”
Đem con bỏ chợTừ Bắc Ninh, anh Vinh, chồng của chị Xuân, cho hay số tiền bảy ngàn mà vợ anh trả cho công ty Việt Hà là món tiền lớn đối với nhà nông. Anh kể anh đã nhiều lần đến công ty Việt Hà để khiếu nại, nhưng:
“Em đến nhiều lần rồi nhưng mà đưa ra những cái lý luận riêng của họ, họ bảo là sang bên ấy thì cũng có công việc rồi và trước khi đi thì cũng ký như thế rồi. Theo ý riêng của em thì em thấy Việt Hà còn có những suy nghĩ xấu về bọn em cơ. Em cũng xác nhận họ vô trách nhiệm thật. Môi giới hai bên đều vô trách nhiệm.”
Nữ công nhân Việt Nam chuẩn bị lên đường lao động ở nước ngoài. Photo courtesy of xaluan.com Cũng nhờ mấy năm trước có qua Đài Loan lao động và quen biết với linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô dâu Việt Tại Đài Loan, anh Vinh mới gọi và kể cho linh mục Hùng nghe về trường hợp của vợ anh là chị Xuân đang ở Chypre.
Từ thành phố Đào Viên của Đài Loan, linh mục Nguyễn Văn Hùng nhận định:
“Trường hợp này cũng giống những trường hợp đã từng xảy ra cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan, có nghĩa là công ty môi giới ở Việt Nam lấy tiền của công nhân xong rồi thì họ phủi tay. Nói một cách khác là đem con bỏ chợ.”
Qua chị Xuân và chị Thư, hai hoàn cảnh tương tự của hai nữ công nhân ở Nghệ An, cũng qua Chypre nhờ trung gian của công ty cổ phần Việt Hà, được phơi bày tiếp sau. Lời của chị Yến:
“Quê chị ở Nghệ An, chị đóng sáu ngàn rưỡi, chị đi vay, tất cả mọi người đều đi vay ngân hàng. Sang nước Chypre ký hợp đồng lao động là chỉ có đi nấu ăn vì chị cũng lớn tuổi rồi. Nhưng mà đến khi sang bên đây thì người ta lại bảo chị đi làm trang trại, công việc như nhà nông, đi cắt cỏ với làm công việc nặng chị không làm được. Khổ lắm, nắng ở ngoài trời đến năm mươi độ, ra ngoài đồng làm mà nhiều khi không chịu được nắng mà ngất thì người ta cứ thế người ta bỏ mặc chứ người ta chẳng bận tâm.”
Chị Yến cho biết đã bước sang tháng thứ ba rồi mà tiền lương không được trả đủ. Khi đi thì ký nhận làm mười tiếng một ngày và lãnh tiền lương mười tiếng, nhưng qua Chypre thì phải làm đến mười bốn tiếng mà vẫn chỉ lãnh mức lương mười tiếng thôi. Đã vậy, chủ sử dụng lao động còn bắt chị làm việc nhà như một ô-sin không công vậy:
“Trường hợp này đã từng xảy ra cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan, có nghĩa là công ty môi giới ở Việt Nam lấy tiền của công nhân xong rồi thì họ phủi tay. Nói một cách khác là đem con bỏ chợ.
LM Nguyễn Văn Hùng
“Một ngày làm mười tiếng ở ngoài đồng, ngoài nắng, tiền lương không đúng hợp đồng, kêu về nói với Việt Hà mà Việt Hà không can thiệp. Chủ không trả tiền mà ăn nó cũng chả cho ăn. Sang thì chưa có chỗ ở nên phải ở văn phòng. Ông chủ đấy, ngày ngày đi làm từ sáu giờ sáng đến một giờ chiều về thì ông ấy bày ra là chị phải dọn dẹp, giặt quần áo, lau nhà lau cửa làm tất cả mọi thứ. Không có thời gian nghỉ, thậm chí không kịp ăn cơm để đi làm. Một giờ về để nấu ăn, mà phải làm công việc cho ông áy nữa cho nên không có thời gian để chị nấu cơm ăn nữa, đến hai giờ lại đi làm.”
Chị Hằng Bảy cũng không may mắn gì hơn, cả hai vợ chồng đều đi làm nông trại, bị đối xử như người tù:
“Đóng hết mười sáu ngàn đô, cùng một chủ với chị Yến luôn, công ty Việt Hà giới thiệu đấy. Sang bên này ông chủ bắt làm như là đi tù, cứ ngồi sau lưng chị rồi bắt vác những thùng cà chua những thùng dưa, bắt làm như kiểu là nhà mình bị đi trại tù ấy. Bỏ về thì nợ ngân hàng mà làm thì mới hai tháng vợ chồng xuống năm cân thịt.
Ở nhà thì ký hợp đồng làm mười tiếng, sang đây nó bắt làm mười bốn tiếng nó chỉ trả lương mười tiếng. Chồng chị với chị làm mà ông chủ không chê được áci gì, nhưng mà đến mức độ nào thôi. Coi như cai tù mà bọn chị vẫn cố gắng chịu đựng mà nó không cho ăn. Một tuần nó mua cho một vỉ trứng khoảng ba mươi cái, hết bảo nó mua thêm thì nó bảo ăn cà chua ăn dưa chuột đi, không có tiền!
Mình làm đâu là nó đi theo sau đấy. Phun thuốc xong, thuốc sâu đấy, bắt đầu nó bảo mình vào bẻ lá. Thuốc nhỏ vào người ướt hết mà chị vẫn phải chui. Chị nghĩ đại diện Việt Nam đưa mình sang đây để giết mình chứ có phải đi mở mang trí tuệ cho người lao động đâu. Chị chưa thấy người chủ nào mà cứ đứng sau lưng công nhân, bắt công nhân làm kiểu đi tù đấy. Bắt chị vừa làm vừa chạy, vác hai ba cái cuốc trên vai mà cũng bảo chạy đi, chạy nhanh lên, không nhanh là ông không chịu mô!”
Đó là tình cảnh các nữ công nhân lao động Việt Nam ở Chypre. Chúng tôi nhiều lần gọi về cho ông Bình và bà Hường ở công ty Việt Hà, hy vọng tìm hiểu thêm. Nhưng cả số văn phòng lẫn số di động của hai người đều không có ai bắt máy.
_________
Phụ nữ Việt làm ôsin ở Ảrập Xê-út
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2009-05-28
Đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tuần này là những phụ nữ thôn quê Việt Nam đi làm ôsin ở Saudi Arabia, người mình gọi là Ảrập Xê-út.
Dấn thân một mình vào một đất nứơc xa xôi, cách trở và lạ lùng, từ văn hoá, con người, tiếng nói, thức ăn… tất thảy không như nếp nghĩ nếp sống đơn sơ mà thân thuộc nơi quê làng, có người đã tới nhưng cũng có người không bao giờ tới.
Muôn vàn khó khăn
Xin được nêu lên cả hai hai trường hợp để trình bày cùng quí thính giả về những mảnh đời cơ cực của thân phân ô xin.
Hẳn ai cũng rõ đã bằng lòng đi làm ô xin thì cực khổ mấy cũng cam, song không vì thế mà chủ có quyền hành hạ đến mất cả nhân phẩm. Còn lao động ngã bệnh trên đường đi thì ai phải ra tay lo lắng giúp đỡ cho họ trong cảnh không may ấy.
Người đã tới, đã vào nhà chủ, bị đối xử không khác gì nô lệ, chị Hà Thị Hải. Người nửa đường ngã bệnh phải quay về, chị Trần Thị Hằng.
Mời qúi vị nghe trường hợp của chị Trần Thị Hằng trứơc. Chị Trần Thị Hằng quê ở Hải Dương, đóng tiền cho công ty môi giới Sơn La để qua Ả Rập Xê Út làm người giúp việc nhà. Trong lúc ngồi chờ chuyến bay kế tiếp tại phi trường quá cảnh Đài Loan, chị Hằng cảm thấy choáng váng và ngất xỉu.
Tỉnh dậy trong bệnh viện ở Đài Bắc, chị được bác sĩ báo cho biết chị bị xúât huyết trong não và cần phải mổ với tiền phí tổn 12 ngàn đôla Mỹ.
Không ai đến thăm chị Hằng, không có tăm hơi của môi giới. Cho đến lúc linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Ở Đài Loan, được thông báo. Từ thành phố Đào Viên cách Đài Bắc khoảng trăm kilômét, linh mục Nguyễn Văn Hùng kể lại:
“Chúng tôi được một người công nhân báo cho biết là chị ấy ở trong bệnh viện, nghe tin như vậy thì chúng tôi đã sắp xếp người của văn phòng đến bệnh viện đó để mà săn sóc chị. Sau đó thì tôi đến gặp chị Hằng, hỏi thăm tình hình, đồng thời trình bày cho chị biết những gì mà chúng tôi có thể giúp.
Tôi có hỏi trong trường hợp bây giờ chị về Việt Nam thì công ty môi giới có hoàn lại số tiền mà chị đã trả cho họ hay không. Chị lắc đầu nói coi như là mất hết.
LM Nguyễn Văn Hùng
Tôi có hỏi trong trường hợp bây giờ chị về Việt Nam thì công ty môi giới có hoàn lại số tiền mà chị đã trả cho họ hay không. Chị lắc đầu nói coi như là mất hết. Sau đó chúng tôi đã quyên góp được một ít tiền để chị ấy có thể sử dụng trong thời gian ở Đài Loan hoặc là khi chị về Việt Nam lo vấn đề thuốc thang.”
Khi Thanh Trúc liên lạc với chị Hằng thì chị đã được đưa về Việt Nam, những gì chị có thể nói qua điện thoại là: “Ôi đau đầu lắm, đau đầu quá chịu không nỗi…”
Túc trực một bên để chăm con, bố của chị Hằng, ông Tính, cho Thanh Trúc biết:
“Họ báo ở sân bay về là phải nộp một số tiền nhập viện vào Đài Bắc khoảng ba trăm đến 500 đôla. Họ chỉ báo tôi đến nộp cái khoản tiền như vậy, nộp cho sân bay Nội Bài. Gia đình cố vay giật được ba trăm đô la thì họ cũng đồng ý.
Không biết là do Bộ Lao Động của Việt Nam đưa về hay là bệnh viện đưa về thì tôi chưa nắm rõ. Công ty môi giới thì không giúp đỡ được gì. Cháu đang nằm ở bệnh viện Saint Paul ở Hà Nội, bác sĩ nói là tai biến mạch máu não, họ còn đang xem xét để mổ cho cháu.”
Về gia cảnh của chị Hằng, ông Tính than thở:
Công ty môi giới thì không giúp đỡ được gì. Cháu đang nằm ở bệnh viện Saint Paul ở Hà Nội, bác sĩ nói là tai biến mạch máu não, họ còn đang xem xét để mổ cho cháu.
Ông Tính, bố chị Hằng
“Cháu có chồng và hai con, cháu lớn 13 cháu nhỏ 7 tuổi. Ở nhà thì làm ăn chăn nuôi nó vỡ lở, hiện nay cháu nợ rất nhiều tiền. Chúng tôi chả biết làm cách nào, thôi thì cố vay giật lấy một số tiền nho nhỏ cho cháu đi nứơc ngoài.
Công ty này cũng chỉ là công ty giúp xoá đói giảm nghèo, thế cho nên mất ít tiền thôi, thì chúng tôi cũng còn chịu được. Thế nhưng mà cuối cùng cũng số phận của cháu nó cũng chỉ đến thế thôi.”
Công ty mà thân phụ chị Hằng nhắc đến là công ty Sơn La chuyên lo về xuất khẩu lao động theo chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ, có chi nhánh ở các tỉnh miền Bắc. Thanh Trúc nhiều lần gọi về cho ông Hưng, giám đốc công ty Sơn La, nhiều lần chuông reo mà không có người bắt máy.
Ngày mai, thứ Sáu, chị Trần Thị Hằng sẽ trải qua một ca phẫu thuật tại bệnh viện Saint Paul. Cầu mong mọi điều an lành đến với người phụ nữ kém may mắn này.
Bị xúc phạm, hành hạ
Trường hợp thứ hai, chị Hà Thị Hải, quê ở Phú Thọ, qua chi nhánh của công ty Sơn La Hoà Bình, đến Ả Rập Xê Út làm ô xin, gần ba tháng mà chủ chỉ mới trả cho một tháng lương:
“Họ cay nghiệt lắm, ăn không đủ ngủ không đủ mà làm suốt ngày. Khổ quá!
Cái hôm mà em mới đến thì em vừa mệt vừa say xe, em bảo chủ là em không ăn. Thế họ bảo không ăn thì vào làm việc. Em vào rửa bát rồi dọn dẹp các thứ luôn đến mười giờ đêm mệt quá thì em bảo cho em đi nghỉ sớm một tí. Thế thì họ ừ.
Qua ngày hôm sau thì em bị tụt huyết áp, nằm có một tí thôi thì nó ngủ dậy cứ thế là nó chửi. Với lại có một cái sang đây toàn ăn bốc, em không ăn được thế thì em lấy cái đĩa em xơ một ít cơm vào đấy rồi em lấy cái thìa em xúc em ăn thì con họ bắt chứơc em. Thế là cứ thế mà họ ghét em.
Mà em cứ liên tục bị tụt huyết áp thì em bảo người ta cho em làm từ từ, họ bảo là nếu thế thì không khiền máy làm nữa. Vừa lúc đấy thì ông chồng về, thế là chồng nó lôi em ra dúi đầu em vào trong chổ bếp bảo làm đi.
Có một lần em uống thuốc tự tử, em nghĩ chết cho nó xong chứ biết làm sao bây giờ. Về nhà thì nợ, ở đây thì nhục thế này không sống được.
Chị Hà Thị Hải
Em vẫn làm từ từ xong em ngồi xuống một tí thì họ chửi, bảo không khiến em làm và không cho em ăn hai ngày liền. Xong rồi họ tống em ra ngoài chỗ phơi quần áo, nóng thế mà tống em ra đấy, bảo là ngủ ở đấy cho chết dần. Em không cãi gì cả, ở đây một mình em chỉ khóc thôi. Thấy em khóc thì họ lại chửi.
Ông bà chủ của chị Hải có ba người con gái lớn, họ sai bảo và đối xử với chị không khác một người nô lệ:
“Có ba đứa con gái, đứa này sai đứa kia sai, một lúc không hầu đủ ba đứa là nó chửi. Liên tục là em cứ phải quì xuống em xin. Cơm thì cho ăn mỗi ngày một bát thôi. Em qua là 2 tháng 22 ngày rồi. Em không dám nhắn về Việt nam sợ nhà em sốt ruột. Có một lần em uống thuốc tự tử, em nghĩ chết cho nó xong chứ biết làm sao bây giờ. Về nhà thì nợ, ở đây thì nhục thế này không sống được.”
Với câu hỏi chị có cầu cứu môi giới bên Việt Nam không, chị Hải đáp:
“Em nhắn tin về Việt Nam cho cái anh mà em nộp tiền đi ấy, công ty bảo là không làm cũng phải làm. Em bảo nếu thế em ở đây thì em chết mất. Anh ấy bảo chết anh ấy chịu trách nhiệm.”
Trách nhiệm?
Thưa quí vị, trên đường dây viễn liên gọi về công ty môi giới Sơn La Hoà Bình, bắt máy là ông Lê Độ, người trung gian trực tiếp đưa ô xin qua Ả Rập Xê Út. Về chuyện chị Hà Thị Hải bị chủ đối xử tàn tệ, ông Độ giải thích:
“Chúng tôi vẫn có trách nhiệm về cái việc đấy, mà nhiều khi chị nắm bắt thông tin có một chiều. Bên công ty chúng tôi đang can thiệp bên đó để chuyển chủ khác. Tại vì cũng có một số chủ thì tốt nhưng cũng không may thì có chủ không tốt.
Trong hợp đồng thì phải có lý do cụ thể và chúng tôi thì đang tiến hành để chuyển chị ấy sang chủ khác, thì bây giờ cũng phải có thời gian trong vài ngày chứ không phải nói một cái là sẽ chuyển được ngay.”
Về thông tin hai chiều mà ông vừa nói là sao, ông Lê Độ bảo:
Chúng tôi đã phải cử người đến tận nơi đến tận nhà chủ để xem xét thì người ta bảo nó vừa mới sang đến nơi đã ai bắt làm gì đâu mà bảo kêu làm nhiều. Chúng tôi vẫn cứ làm thủ tục để chuyển sang chủ khác, nếu không có thì về nứơc chứ không nhất thiết là chỉ phải ở bên ấy làm.
Ô. Lê Độ
“Chúng tôi phải nghe thông tin hai chiều, chúng tôi phải thẩm tra. Thực ra mà nói thì cái chị Hải này chị rất giỏi kêu ca, chị nghĩ là cứ đi nứơc ngoài làm việc thì nó phải sướng. Đi giúp việc cho người ta thì cái kiểu là đi ở cho người ta. Cái ngày đầu tiên chị sang chị đã bảo là chủ đối xử với chị không tốt.
Chúng tôi đã phải cử người đến tận nơi đến tận nhà chủ để xem xét thì người ta bảo nó vừa mới sang đến nơi đã ai bắt làm gì đâu mà bảo kêu làm nhiều. Cái thông tin một chiều thức ra mà nói thì nó cũng không khách quan lắm. Chúng tôi vẫn cứ làm thủ tục để chuyển sang chủ khác, nếu không có thì về nứơc chứ không nhất thiết là chỉ phải ở bên ấy làm. Về nứơc thì mất tiền làm visa thôi.”
Chị Hà Thị Hải thổ lộ với Thanh Trúc là bây giờ chị chỉ mong được trở về nứơc chứ không còn chịu nỗi cảnh sống khắc nghiệt cô đơn tại nhà chủ bên Ả Rập Xê Út nữa.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm dừng ở đây. Xin hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.
_________
Ký sự Mã Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
Tường An, phóng viên RFA
2010-05-10
Tình trạng công nhân lao động xuất khẩu bị bạc đãi hầu như liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, thế nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa thật sự quan tâm và bênh vực người lao động, đặc biệt là phụ nữ.
Photo courtesy of doanhnhansg
Lao động Việt Nam làm việc tại nhà máy sản xuất găng tay cao su ở Malaysia.
Theo chương trình “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước, qua các trung tâm môi giới, hàng trăm ngàn người Việt đã phải phiêu bạc nhiều nơi trên thế giới để tìm miếng cơm manh áo. Nhiều phụ nữ đã phải bỏ lại sau lưng chồng và con thơ với hy vọng giúp cho gia đình có một đời sống khá giả hơn. Nhưng trên thực tế, họ đã phải làm việc từ 10-14 tiếng một ngày với đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở mất vệ sinh bị đàn áp, lừa đảo. Nhiều phụ nữ đã phải chịu nhiều tủi nhục, đọa đầy.
Lao động như nô lệ
Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chị Nguyễn Thị Chanh
Theo báo cáo Cục quản lý Lao động nước ngoài của Việt Nam, năm 2008 có trên 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 nước trên thế giới. Từ năm 2005, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và Mã Lai bắt đầu nhận người Việt “xuất cảng lao động”.
Một trong những nước chứa nhiều lao động Việt nhất là Mã Lai. Khoảng hơn 150.000 công nhân Việ Nam đã đến các thành phố Kuala Lumpur, Melacca, Johor Barhu, Penang…. để làm trong các nhà máy. Qua các trung tâm môi giới hay các chủ hãng, họ đă phải trả một số tiền khoảng từ 19 đến 20 triệu đồng Việt Nam để được sang lao động tại Mã Lai. Tại đây, họ được phân phối vào các nhà máy. Vào đến nhà máy là họ bị chủ hãng tịch thu hộ chiếu và bắt phải ký những hợp đồng mà chính bản thân họ cũng không hiểu được nội dung.
Số phận của những lao động xuất cảng này bây giờ ra sao? Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 số chị em phụ nữ làm việc tại Melacca, trong đó có chị Nguyễn Thị Chanh, quê ở Bắc Giang, làm ruộng, có chồng và 2 con, chị đi lao động từ năm 2009. Nhưng khi sang đến Mã Lai chị đã bị biến thành 1 nô lệ qua tay của những kẻ buôn người.
Chị Nguyễn Thị Chanh, một lao động Việt Nam tại Malaysia, ảnh chụp ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Melacca, Malaysia. Photo Tường An/RFA.
Chúng ta hãy nghe câu chuyện thương tâm của chị Chanh: “Họ đưa em sang 1 công ty điện tử làm, 8 tháng thì công ty điện tử phá sản, em đi làm thì nó lại bảo về, em khóc mếu bảo “thế bây giờ bà không cho tôi đi làm thì tôi không có tiền thì bà cho tôi về Việt Nam.”
Thay vì trả chị về Việt Nam, chị bị đem đi bán cho 1 nơi khác, thế là từ 1 công nhân lao động chị Chanh trở thành 1 người ở trong gia đình. Chị ngậm ngùi kể lại: “Họ không cho làm ở đây, bắt đi dọn dẹp trong gia đình, bây giờ em đã sang đây thì em không ngại việc gì hết”.
Từ một công nhân xuất cảng, chị Chanh đã bị bán qua ít nhất là 5 tay buôn người như một nô lệ: “Con nhìn thấy rõ ràng nó đưa tiền cho nhau hẳn hoi. Nó trao tiền cho nhau, bắt đầu nó chuyển đồ của con lên xe. Con nhìn thấy hẳn hoi. Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ.”
Tại đây chị phải chăm sóc cho 1 người già nằm liệt giường, làm việc không ngưng nghỉ. Chị phải ăn thức ăn dư của bà ta. Không được than, không được cả khóc: “Nó đưa cho 1 cái đệm nằm dưới đất. Khi bả ỉa đái thì phải nâng bả. Bà ấy to béo quá không nâng được. Ở thế này thì còn chết trước bà này”.
Người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé trên đất khách bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mất cả nhân phẩm: “Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế…”
Chị nói trong nghẹn ngào: “Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chúng tôi cũng nói chuyện với chị Tân. Chị Tân đã làm việc được 3 năm ở Mã Lai, chị phải làm việc từ 12-14 tiếng một ngày. Về đến nhà là mệt, có khi không kịp ăn uống mà phải đi ngủ ngay để sáng hôm sau đi làm tiếp với số lương là 2 RM/giờ (tức khoảng 60 xu Mỹ).
Đóng phạt hết lương
Nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8 giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Mình không làm nổi mình về, tới đường cùng nó trừ lương của mình.
Chị Tân
Ngoài ra họ còn phải đóng các khoảng tiền khác gọi là levi, tức là môt loại thuế cho chủ hãng. Có nơi, chủ hãng còn bắt công nhân phải đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo trì máy móc của hãng vì họ cho rằng do công nhân xử dụng nên máy móc mới bị hư hao. Khi bị một lỗi lầm thì chủ hãng phạt rất nặng.
Do không biết tiếng, công ty môi giới thì đã bỏ rơi họ ngay khi họ vừa đặt chân đến Mã Lai nên họ không biết kêu cứu với ai, những người phụ nữ này đều phải cam chịu nhiều bất công.
Chị Tân cũng đã từng là nạn nhân và cũng từng giúp đỡ cho các chị em khác đồng cảnh ngộ. Chị kể: “Từ ngày qua đến giờ là nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Mình không làm nổi mình về, tới đường cùng nó trừ lương của mình. Nó trừ tháng lương mà gần về mình làm đó. Mọi khi người hết hợp đồng nó phải mướn xe cho về chứ mà nó không cho người của công ty đưa về”.
Tại các nhà máy, điều kiện làm việc tồi tệ, nơi ăn chốn ở mất vệ sinh. Công nhân bị đối xử tàn tệ: một tấm giấy nhặt từ thùng rác để lót ngồi ăn, 1 tấm thẻ ra vào bị mất hay ngay cả những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất, họ cũng bị chủ phạt rất nặng bằng cách trừ mất mấy ngày công, có khi trừ cả 1 tháng lương chỉ vì 1 điếu thuốc hút trong giờ giải lao.
Chị Tân: “…Ăn tại chỗ, không có bàn ghế ăn đâu, 5 người ăn chung với nhau Mọi khi nghững tấm bìa đó nó quăng đi, nó không sử dụng nữa đâu. Mình lấy trải ăn thì cô tổ trưởng hỏi: Tấm bìa này ai lấy trải ăn cơm. Nếu không ai nhận thì nó phạt hết nguyên nhóm đó luôn hay là xin lỗi nó. Tức là nguyên cả nhóm bị….. 5 người ! Mỗi người nó phạt 4 ngày công. 30 ngày nó trừ 4 ngày lương thì cô coi bao nhiêu tiền rồi? Phạt rất là nặng! Chỉ 1 tấm bìa rất là nhỏ nhoi thôi ! Không có cách !”.
Công nhân Việt Nam đang làm việc tại một xưởng chế tác vàng ở Malaysia, ảnh chụp năm 2009. Photo courtesy of camsa-coalition.org
Mặc dù bị đối xử tệ hại, họ bị buộc phải ký vào những tờ giấy khen ngợi nhà máy để gạt khác hàng. Chị Tân nhớ lại: “Người không biết tiếng Anh thì nó bảo ký thì phải ký. Người ở nước ngoài đến thăm thì họ nói rằng công ty này rất là tốt. Thật sự ra ở bên trong làm sao biết được. Nó đàn áp từ người Burma, người Bang La đến người Việt Nam mình. Trấn lột công sức người công nhân.”
Chị Tân cũng đã từng giúp đỡ cho những phụ nữ bị môi giới bán cho nhiều địa chỉ khác nhau, ngày thì làm việc nhà, đêm thì trở thành nô lệ tình dục cho cả gia đình: “Cô này bị bán rất nhiều chỗ. Kêu những người con trai Tàu thôi vợ, chết vợ hoặc không có tiền cưới vợ. Một ngày cô đó làm việc nhà, giặt giũ nấu nướng, lau nhà dọn dẹp. Tối về phục vụ mấy cha con đó cho nên cô này không chịu nổi, chống đối nó thì nó đánh cô này đến đứt cái lưỡi ra luôn!”
Những người phụ nữ đáng thương này phải chọn lựa: hoặc trở về Việt Nam, hoặc phải chấp nhận cuộc sống tủi nhục để có tiền trả nợ: “Cô này có hai mươi mấy tuổi, bị bán cho 1 người 60 tuổi, cho nên cô không chấp nhận, cô này chọn về Việt Nam. Còn những người kia, họ bị bán làm vợ bé cho những người Tàu. Cũng có người chấp nhận để lấy tiền trả nợ cho gia đình.”
Chị Chanh, chị Tân và hàng ngàn người phụ nữ Việt Nam khác vì miếng cơm manh áo mà phải tha phương cầu thực và rồi bất đắc dĩ phải trở thành những nàng Kiều của thế kỷ 21. Còn rất nhiều những trường hợp thương tâm khác, chúng tôi sẽ tường thuật cùng quý vị trong kỳ tới.
_____________
Còn hàng triệu triệu những sự việc còn thương tâm hơn nữa mà tập đòan chó má csVN đã và đang dồn hết sự thâm hiểm, tàn độc của chúng để đưa dân tộc VN xuống hàng chó ngựa, xuống tận cùng ô nhục , hủy diệt .
Hãy mở mắt ra hỡi những kẻ mãi đến ngày hôm nay vẫn còn mê ngủ, vẫn còn tiếp tục lải nhải rằng tập đòan chó má csVN vẫn có thằng tốt.
Nếu còn liêm sĩ để làm người thì không thể không hiểu rằng những người bán trôn nuôi miệng vì nghèo, đem thân làm tôi tớ người ta để kiếm miếng ăn, có lẽ vẫn còn tốt hơn những kẻ no cơm ấm cật vẫn tiếp tục bán miệng nuôi trôn và tự nguyện làm chó ghẻ, làm tôi tớ, làm tay sai bưng bô cho tập đoàn chó má csVN buôn dân, bán nước .
(còn tiếp .. )
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
27062010
__________________
CSVN Cướp Nước, Diệt Chủng, Phản Quốc, Bán Nước
Diệt Cộng Cứu Nước
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment