Monday, September 15, 2008
"Trớ Trêu" ( thayTrí Sĩ Nô ! )
Lịch sử nào đâu lại "trớ trêu" (*)
"trêu" Dân "trớ" Nước kiểu điêu hồ (**)?
Thương thay "kẻ sĩ" vô lương trí
Danh vọng tiền tài trĩ ký tâm
"Trí thức "tri tình" loài Phản Quốc (***)
"Công bằng" (****) bác ái bốc vong nô
Bi bô đáo cổ phô mặt mốc
Rửa mặt tội đồ rốc sĩ Ô !
Trớ trêu thay "Trí Sĩ" Nô !
(*) (****) chữ của ông Nguyễn Thanh Giang đã dùng trong bản tin của RFA bên dưới .
(**) tên tội đồ hàng đầu của Dân Tộc Việt Nam, Việt gian hồ chí minh .
(***) tập đoàn Việt gian đảng phỉ Giết Dân Phản Quốc Bán Nước csVN.
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
14092008
___________________
Cộng sản không thể thay đổi mà phải dẹp bỏ (Boris Yeltsin)
Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm (Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)
(Viết sau khi đọc bản tin từ RFA dưới đây :
50 năm sau ngày TT Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận chủ quyền của TQ
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-09-13
Đúng 50 mươi năm, sau khi cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đặt bút ký công hàm gửi cho Chu Ân Lai thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc tiến sâu vào Việt Nam hơn 12 hải lý, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công an ngăn chặn một sinh viên Việt Nam tiến về phía Tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 9-12-2007, để phản đối việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN.
Chính công hàm này của phía Việt Nam đã khiến Trung Quốc có cơ hội mạnh miệng lên tiếng xác nhận chủ quyền của họ mà trước đó nhiều thế kỷ việc lên tiếng này chưa bao giờ xảy ra. Trí thức trong nước nghĩ gì sau 50 năm sống trong cay đắng với tờ công hàm vẫn còn lơ lửng trong môi trường tranh chấp này?
Thừa nhận lãnh hải 12 hải lý
Ngày 22 tháng 9 năm 1958 trên tờ báo Nhân Dân đã loan đi bản tin ghi nhận và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trên hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc đã khiến giới trí thức trong nước lúc ấy rất phẫn nộ.
Tuy nhiên trong không khí chiến tranh đang bao trùm, người ta dễ dàng quên những chuyện có vẻ xa vời với đời sống thực tế khi mà ngày đêm đang phải đối diện với cái chết kề cận bên mình.
Công hàm củaThủ Tướng Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải của Trung Quốc vào sâu 12 hải lý bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì cái công hàm đấy không bao giờ có giá trị.
(Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ)
Bản tin trên tờ Nhân Dân không phải tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ một công hàm được Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 và gửi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai, nội dung thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc tiến sâu vào lãnh hải của Việt Nam 12 hải lý, bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ, làm áp lực buộc người anh em đồng chí miền Bắc Việt Nam thừa nhận một sự kiện mà bất cứ ai sống trong một đất nước có chủ quyền cũng không bao giờ thừa nhận.
Trớ trêu thay, ông Phạm Văn Đồng, trong cương vị Thủ Tướng đã đặt bút ký bất kể hậu quả mà ông và Bộ Chính Trị biết chắc là sẽ gây ra vô vàn bất lợi về sau.
Bất lợi trước mắt mà ông Phạm Văn Đồng phải mang là bị buộc vào tội dâng đất cho ngoại bang, vì dù muốn hay không, những giọt mực trên tờ công hàm kia sẽ không bao giờ ráo để nhân dân quên dần chữ ký của vị nguyên thủ của họ. Bất lợi thứ hai thì ông không trực tiếp lãnh nhận mà cả nước đang phải đối đầu.
Trung Quốc ngày càng tỏ ra trân tráo hơn khi lợi dụng tối đa bản công hàm này với mục đích xác nhận chủ quyền của mình mà thực ra họ không thể nào có được bởi một văn bản vô giá trị như vậy. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chứng minh sự vô giá trị của nó như sau:
“Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải của Trung Quốc vào sâu 12 hải lý bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì cái công hàm đấy không bao giờ có giá trị.”
Phản ứng của trí thức
Những ngày gần đây, giới trí thức trong nước đã cùng soạn thảo và ký tên gửi lên Quốc Hội Việt Nam tờ kiến nghị yêu cầu Quốc Hội biểu quyết vô hiệu hóa công hàm này mặc dù trên thực tế, công pháp quốc tế không bao giờ thừa nhận giá trị pháp lý của nó. Đại tá Phạm Quế Dương nguyên chủ nhiệm tạp chí Lịch Sử cho biết những ý kiến của ông về vấn đề này:
“Thật ra mà nói cái công hàm ấy không thông qua Quốc Hội và nhân dân nên về mặt luật pháp nó không có giá trị, nhưng đảng và nhà nước này đi theo thằng Trung Quốc...”
Thật ra mà nói cái công hàm ấy không thông qua Quốc Hội và nhân dân nên về mặt luật pháp nó không có giá trị, nhưng đảng và nhà nước này đi theo thằng Trung Quốc...
(Đại tá Phạm Quế Dương)
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, là một trong những người ký tên đầu tiên trên bản kiến nghị lại cho rằng dư luận kết tội bán nước cho những người cầm quyền là không công bằng, ông nói:
“Bây giờ nhìn lại thì chúng ta cũng thấy rằng đấy là một sự trớ trêu của lịch sử...”
Người dân Việt Nam không quá khắt khe để phán xét một cách vội vã những gì mà ông Phạm Văn Đồng đã làm, tuy nhiên họ có quyền đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh xác một cách công khai để toàn dân cùng chia sẻ sự thật lịch sử.
Năm mươi năm đối với lịch sử thì chỉ như một cái chợp mắt, nhưng nửa thế kỷ là thời gian quá dài đối với người dân, và cũng đủ dài để nhà nước có thái độ minh bạch trước những đòi hỏi bức thiết của dư luận nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà áp lực lấn chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Bắc Kinh ngày một mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
_________
Trích:
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, là một trong những người ký tên đầu tiên trên bản kiến nghị lại cho rằng dư luận kết tội bán nước cho những người cầm quyền là không công bằng, ông nói:
“Bây giờ nhìn lại thì chúng ta cũng thấy rằng đấy là một sự trớ trêu của lịch sử...”
Hết trích .)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment