Saturday, June 26, 2010
Chuyện nước tôi (tiếp theo): Tập đoàn chó má csVN BÁN dân nghèo ra ngoại quốc làm nô lệ
Hoàn cảnh công nhân Việt Nam tại đảo Cyprus
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-06-25
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu một số lao động nữ qua Chypre, hay Cyprus, đảo quốc nằm phía đông Địa Trung Hải nơi có hai cộng đồng người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và gốc Hy Lạp sinh sống.
Photo courtesy of tin247.com
Nữ công nhân Việt Nam lên đường đi lao động ở nước ngoài.(Ảnh minh họa)
Các nữ công nhân Việt đến đảo Chypre gặp phải hoàn cảnh ra sao? Mời quí vị cùng Thanh Trúc tìm hiểu cuộc sống của lao động Việt tại Chypre.
Đóng 7.000 đô la làm ô-sin
Đây là những người mới đến Chypre khoảng hai ba tháng, qua trung gian của công ty môi giới xuất khẩu lao động Việt Hà, đến làm việc tại mạn Bắc của đảo quốc này.
Ngay từ đầu họ đã thấy công việc mà họ làm không đúng như hứa hẹn của công ty môi giới, tiền lương không đúng như mức thỏa thuận đã ký trong hợp đồng trước khi đi, rồi thì nhiều người bị chủ đối xử rất tệ, thậm chí bóc lột sức lao động của họ.
“Em làm ở nhà hàng ăn uống, công việc giống như là ô-sin, nghĩa là bao gồm cả lau chùi nhà vệ sinh, lau nền nhà, rửa chén bát, lên đồi hái rau, cuốc đất trồng cây, rồi là bưng bê.
Chị Xuân
Chị Xuân, quê ở Hải Dương, cho biết để có thể đi Chypre lao động, chỉ phải đóng cho môi giới bảy nghìn đô la, đổi lại lời hứa thu xếp cho chị qua làm việc trong lò bánh mì:
“Em đi qua công ty cổ phần Việt Hà ở Hà Nội, chi nhánh do bà Lê Thị Thu Hường làm trưởng phòng. Trước khi đi chị Hường có nói với em là sang Chypre mức lương cơ bản là mười hai triệu năm trăm, đổi ra tiền euro là bốn trăm euro, sang làm ở cửa hàng bánh mì. Là vì em có nói trước với chị Hường là nếu sang làm ô-sin hay làm ở nhà hàng thì em sẽ không đồng ý vì em chỉ chấp nhận đi lao động thôi.
Cùng đi với em thì có một người nữa tên Bùi Thị Thư, quê ở Hà Tĩnh. Tháng Tư năm 2010, khi sang đến sân bay thì phía đối tác của chị Hường và chị Hường lại xếp cho em vào làm ở nhà hàng ăn uống, công việc giống như là ô-sin, nghĩa là bao gồm cả lau chùi nhà vệ sinh, lau nền nhà, rửa chén bát, lên đồi hái rau, cuốc đất trồng cây, rồi là bưng bê thức ăn cho khách.
Em đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin cho chị Hường, yêu cầu can thiệp đổi chủ cho em đúng như hợp đồng đã ký kết. Họ nói rằng hợp đồng em ký sang làm nhà hàng chứ không phải cửa hiệu bánh mì, với lại ở Chypre không có cửa hiệu bánh mì. Khi em đòi lại hợp đồng thì phía chị Hường và phía công ty môi giới Chypre, đối tác với chị Hường, không trả lại. Giấy tờ tùy thân, hộ chiếu thì công ty giữ hết, em chỉ giữ chứng minh thư của em thôi.”
Nữ công nhân Việt Nam được hướng dẫn trước khi lên đường lao động ở nước ngoài. Photo courtesy of kiemviec.com Về cung cách của chủ sử dụng lao động, chị Xuân kể tiếp:
“Mang tiếng làm nhà hàng nhưng em cùng với bạn em suốt ngày ăn uống đói khát. Cả ngày chỉ ăn đúng một lần, toàn bánh mì với uống nước không thôi. Chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy thì họ mới cho tí thịt. Hai đưa suốt ngày khóc, hơn một tháng làm ở đấy bọn em suốt ngày đói khát.”
Theo qui định thì chủ sử dụng lao động phải giúp chị Xuân chứng visa vì đã tới Chypre đã làm việc trong một thời gian. Thế nhưng chuyện này đã không xảy ra. Hai chị liên tục nêu thắc mắc, kẻ đòi về người đòi đổi chủ, và yêu cầu chủ trả lương đúng theo hợp đồng. Hậu quả là cả hai bị đuổi ra khỏi tiệm. Chị Thư, người Hà Tĩnh, đi cùng với chị Xuân, kể tiếp:
“Em thì yêu cầu đổi chủ nhưng nhiều lần gọi về môi giới hai bên thì họ không can thiệp. Thế thì hôm đó họ mới bảo là cho chị Xuân về nước, còn em thì bảo sẽ đổi chủ cho trong ngày thứ Sáu thứ Bảy gì đấy. Đùng một cái trưa thứ Năm họ tống bọn em ra ngoài đường. Vì tối rồi mà không có chỗ đi nên bây giờ đang ở nhờ nhà người bạn. Họ đuổi là bọn em phải đi thôi chứ không phải bọn em trốn. Họ vẫn trả hộ chiếu nhưng mà bọn em làm gần được hai tháng rồi mà họ không đóng visa cho bọn em. Đường cùng thì bọn em phải đi thôi. Bây giờ bọn em hôm chỗ này hôm chỗ khác, đi lau cửa kính đi làm vất vả để kiếm sống qua ngày.”
“Đóng hết mười sáu ngàn đô, cùng một chủ với chị Yến luôn, công ty Việt Hà giới thiệu đấy. Sang bên này ông chủ bắt làm như là đi tù.
Chị Hằng Bảy
Đối với chị Xuân, khi biết công ty Việt Hà muốn chị về nhưng lại không hoàn trả khoảng phí bảy ngàn đô la chị đóng trước khi đi, thì chị quyết định ở lại để khiếu nại hầu có thể đòi được phần nào số tiền bảy ngàn đô la đã bỏ ra.
Trong khi đó người môi giới ở Chypre, ông Becker, lại nói với Đài Á Châu Tự Do rằng:
“Rằng ông ta đang nắm trong tay vé máy bay về Việt Nam của chị Xuân, còn cảnh sát bản xứ đang đi tìm chị Xuân và chị Thư vì cả hai không chịu làm việc mà còn phá vỡ hợp đồng và bỏ trốn mất dạng.”
Đem con bỏ chợTừ Bắc Ninh, anh Vinh, chồng của chị Xuân, cho hay số tiền bảy ngàn mà vợ anh trả cho công ty Việt Hà là món tiền lớn đối với nhà nông. Anh kể anh đã nhiều lần đến công ty Việt Hà để khiếu nại, nhưng:
“Em đến nhiều lần rồi nhưng mà đưa ra những cái lý luận riêng của họ, họ bảo là sang bên ấy thì cũng có công việc rồi và trước khi đi thì cũng ký như thế rồi. Theo ý riêng của em thì em thấy Việt Hà còn có những suy nghĩ xấu về bọn em cơ. Em cũng xác nhận họ vô trách nhiệm thật. Môi giới hai bên đều vô trách nhiệm.”
Nữ công nhân Việt Nam chuẩn bị lên đường lao động ở nước ngoài. Photo courtesy of xaluan.com Cũng nhờ mấy năm trước có qua Đài Loan lao động và quen biết với linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô dâu Việt Tại Đài Loan, anh Vinh mới gọi và kể cho linh mục Hùng nghe về trường hợp của vợ anh là chị Xuân đang ở Chypre.
Từ thành phố Đào Viên của Đài Loan, linh mục Nguyễn Văn Hùng nhận định:
“Trường hợp này cũng giống những trường hợp đã từng xảy ra cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan, có nghĩa là công ty môi giới ở Việt Nam lấy tiền của công nhân xong rồi thì họ phủi tay. Nói một cách khác là đem con bỏ chợ.”
Qua chị Xuân và chị Thư, hai hoàn cảnh tương tự của hai nữ công nhân ở Nghệ An, cũng qua Chypre nhờ trung gian của công ty cổ phần Việt Hà, được phơi bày tiếp sau. Lời của chị Yến:
“Quê chị ở Nghệ An, chị đóng sáu ngàn rưỡi, chị đi vay, tất cả mọi người đều đi vay ngân hàng. Sang nước Chypre ký hợp đồng lao động là chỉ có đi nấu ăn vì chị cũng lớn tuổi rồi. Nhưng mà đến khi sang bên đây thì người ta lại bảo chị đi làm trang trại, công việc như nhà nông, đi cắt cỏ với làm công việc nặng chị không làm được. Khổ lắm, nắng ở ngoài trời đến năm mươi độ, ra ngoài đồng làm mà nhiều khi không chịu được nắng mà ngất thì người ta cứ thế người ta bỏ mặc chứ người ta chẳng bận tâm.”
Chị Yến cho biết đã bước sang tháng thứ ba rồi mà tiền lương không được trả đủ. Khi đi thì ký nhận làm mười tiếng một ngày và lãnh tiền lương mười tiếng, nhưng qua Chypre thì phải làm đến mười bốn tiếng mà vẫn chỉ lãnh mức lương mười tiếng thôi. Đã vậy, chủ sử dụng lao động còn bắt chị làm việc nhà như một ô-sin không công vậy:
“Trường hợp này đã từng xảy ra cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan, có nghĩa là công ty môi giới ở Việt Nam lấy tiền của công nhân xong rồi thì họ phủi tay. Nói một cách khác là đem con bỏ chợ.
LM Nguyễn Văn Hùng
“Một ngày làm mười tiếng ở ngoài đồng, ngoài nắng, tiền lương không đúng hợp đồng, kêu về nói với Việt Hà mà Việt Hà không can thiệp. Chủ không trả tiền mà ăn nó cũng chả cho ăn. Sang thì chưa có chỗ ở nên phải ở văn phòng. Ông chủ đấy, ngày ngày đi làm từ sáu giờ sáng đến một giờ chiều về thì ông ấy bày ra là chị phải dọn dẹp, giặt quần áo, lau nhà lau cửa làm tất cả mọi thứ. Không có thời gian nghỉ, thậm chí không kịp ăn cơm để đi làm. Một giờ về để nấu ăn, mà phải làm công việc cho ông áy nữa cho nên không có thời gian để chị nấu cơm ăn nữa, đến hai giờ lại đi làm.”
Chị Hằng Bảy cũng không may mắn gì hơn, cả hai vợ chồng đều đi làm nông trại, bị đối xử như người tù:
“Đóng hết mười sáu ngàn đô, cùng một chủ với chị Yến luôn, công ty Việt Hà giới thiệu đấy. Sang bên này ông chủ bắt làm như là đi tù, cứ ngồi sau lưng chị rồi bắt vác những thùng cà chua những thùng dưa, bắt làm như kiểu là nhà mình bị đi trại tù ấy. Bỏ về thì nợ ngân hàng mà làm thì mới hai tháng vợ chồng xuống năm cân thịt.
Ở nhà thì ký hợp đồng làm mười tiếng, sang đây nó bắt làm mười bốn tiếng nó chỉ trả lương mười tiếng. Chồng chị với chị làm mà ông chủ không chê được áci gì, nhưng mà đến mức độ nào thôi. Coi như cai tù mà bọn chị vẫn cố gắng chịu đựng mà nó không cho ăn. Một tuần nó mua cho một vỉ trứng khoảng ba mươi cái, hết bảo nó mua thêm thì nó bảo ăn cà chua ăn dưa chuột đi, không có tiền!
Mình làm đâu là nó đi theo sau đấy. Phun thuốc xong, thuốc sâu đấy, bắt đầu nó bảo mình vào bẻ lá. Thuốc nhỏ vào người ướt hết mà chị vẫn phải chui. Chị nghĩ đại diện Việt Nam đưa mình sang đây để giết mình chứ có phải đi mở mang trí tuệ cho người lao động đâu. Chị chưa thấy người chủ nào mà cứ đứng sau lưng công nhân, bắt công nhân làm kiểu đi tù đấy. Bắt chị vừa làm vừa chạy, vác hai ba cái cuốc trên vai mà cũng bảo chạy đi, chạy nhanh lên, không nhanh là ông không chịu mô!”
Đó là tình cảnh các nữ công nhân lao động Việt Nam ở Chypre. Chúng tôi nhiều lần gọi về cho ông Bình và bà Hường ở công ty Việt Hà, hy vọng tìm hiểu thêm. Nhưng cả số văn phòng lẫn số di động của hai người đều không có ai bắt máy.
_________
Phụ nữ Việt làm ôsin ở Ảrập Xê-út
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2009-05-28
Đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tuần này là những phụ nữ thôn quê Việt Nam đi làm ôsin ở Saudi Arabia, người mình gọi là Ảrập Xê-út.
Dấn thân một mình vào một đất nứơc xa xôi, cách trở và lạ lùng, từ văn hoá, con người, tiếng nói, thức ăn… tất thảy không như nếp nghĩ nếp sống đơn sơ mà thân thuộc nơi quê làng, có người đã tới nhưng cũng có người không bao giờ tới.
Muôn vàn khó khăn
Xin được nêu lên cả hai hai trường hợp để trình bày cùng quí thính giả về những mảnh đời cơ cực của thân phân ô xin.
Hẳn ai cũng rõ đã bằng lòng đi làm ô xin thì cực khổ mấy cũng cam, song không vì thế mà chủ có quyền hành hạ đến mất cả nhân phẩm. Còn lao động ngã bệnh trên đường đi thì ai phải ra tay lo lắng giúp đỡ cho họ trong cảnh không may ấy.
Người đã tới, đã vào nhà chủ, bị đối xử không khác gì nô lệ, chị Hà Thị Hải. Người nửa đường ngã bệnh phải quay về, chị Trần Thị Hằng.
Mời qúi vị nghe trường hợp của chị Trần Thị Hằng trứơc. Chị Trần Thị Hằng quê ở Hải Dương, đóng tiền cho công ty môi giới Sơn La để qua Ả Rập Xê Út làm người giúp việc nhà. Trong lúc ngồi chờ chuyến bay kế tiếp tại phi trường quá cảnh Đài Loan, chị Hằng cảm thấy choáng váng và ngất xỉu.
Tỉnh dậy trong bệnh viện ở Đài Bắc, chị được bác sĩ báo cho biết chị bị xúât huyết trong não và cần phải mổ với tiền phí tổn 12 ngàn đôla Mỹ.
Không ai đến thăm chị Hằng, không có tăm hơi của môi giới. Cho đến lúc linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Ở Đài Loan, được thông báo. Từ thành phố Đào Viên cách Đài Bắc khoảng trăm kilômét, linh mục Nguyễn Văn Hùng kể lại:
“Chúng tôi được một người công nhân báo cho biết là chị ấy ở trong bệnh viện, nghe tin như vậy thì chúng tôi đã sắp xếp người của văn phòng đến bệnh viện đó để mà săn sóc chị. Sau đó thì tôi đến gặp chị Hằng, hỏi thăm tình hình, đồng thời trình bày cho chị biết những gì mà chúng tôi có thể giúp.
Tôi có hỏi trong trường hợp bây giờ chị về Việt Nam thì công ty môi giới có hoàn lại số tiền mà chị đã trả cho họ hay không. Chị lắc đầu nói coi như là mất hết.
LM Nguyễn Văn Hùng
Tôi có hỏi trong trường hợp bây giờ chị về Việt Nam thì công ty môi giới có hoàn lại số tiền mà chị đã trả cho họ hay không. Chị lắc đầu nói coi như là mất hết. Sau đó chúng tôi đã quyên góp được một ít tiền để chị ấy có thể sử dụng trong thời gian ở Đài Loan hoặc là khi chị về Việt Nam lo vấn đề thuốc thang.”
Khi Thanh Trúc liên lạc với chị Hằng thì chị đã được đưa về Việt Nam, những gì chị có thể nói qua điện thoại là: “Ôi đau đầu lắm, đau đầu quá chịu không nỗi…”
Túc trực một bên để chăm con, bố của chị Hằng, ông Tính, cho Thanh Trúc biết:
“Họ báo ở sân bay về là phải nộp một số tiền nhập viện vào Đài Bắc khoảng ba trăm đến 500 đôla. Họ chỉ báo tôi đến nộp cái khoản tiền như vậy, nộp cho sân bay Nội Bài. Gia đình cố vay giật được ba trăm đô la thì họ cũng đồng ý.
Không biết là do Bộ Lao Động của Việt Nam đưa về hay là bệnh viện đưa về thì tôi chưa nắm rõ. Công ty môi giới thì không giúp đỡ được gì. Cháu đang nằm ở bệnh viện Saint Paul ở Hà Nội, bác sĩ nói là tai biến mạch máu não, họ còn đang xem xét để mổ cho cháu.”
Về gia cảnh của chị Hằng, ông Tính than thở:
Công ty môi giới thì không giúp đỡ được gì. Cháu đang nằm ở bệnh viện Saint Paul ở Hà Nội, bác sĩ nói là tai biến mạch máu não, họ còn đang xem xét để mổ cho cháu.
Ông Tính, bố chị Hằng
“Cháu có chồng và hai con, cháu lớn 13 cháu nhỏ 7 tuổi. Ở nhà thì làm ăn chăn nuôi nó vỡ lở, hiện nay cháu nợ rất nhiều tiền. Chúng tôi chả biết làm cách nào, thôi thì cố vay giật lấy một số tiền nho nhỏ cho cháu đi nứơc ngoài.
Công ty này cũng chỉ là công ty giúp xoá đói giảm nghèo, thế cho nên mất ít tiền thôi, thì chúng tôi cũng còn chịu được. Thế nhưng mà cuối cùng cũng số phận của cháu nó cũng chỉ đến thế thôi.”
Công ty mà thân phụ chị Hằng nhắc đến là công ty Sơn La chuyên lo về xuất khẩu lao động theo chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ, có chi nhánh ở các tỉnh miền Bắc. Thanh Trúc nhiều lần gọi về cho ông Hưng, giám đốc công ty Sơn La, nhiều lần chuông reo mà không có người bắt máy.
Ngày mai, thứ Sáu, chị Trần Thị Hằng sẽ trải qua một ca phẫu thuật tại bệnh viện Saint Paul. Cầu mong mọi điều an lành đến với người phụ nữ kém may mắn này.
Bị xúc phạm, hành hạ
Trường hợp thứ hai, chị Hà Thị Hải, quê ở Phú Thọ, qua chi nhánh của công ty Sơn La Hoà Bình, đến Ả Rập Xê Út làm ô xin, gần ba tháng mà chủ chỉ mới trả cho một tháng lương:
“Họ cay nghiệt lắm, ăn không đủ ngủ không đủ mà làm suốt ngày. Khổ quá!
Cái hôm mà em mới đến thì em vừa mệt vừa say xe, em bảo chủ là em không ăn. Thế họ bảo không ăn thì vào làm việc. Em vào rửa bát rồi dọn dẹp các thứ luôn đến mười giờ đêm mệt quá thì em bảo cho em đi nghỉ sớm một tí. Thế thì họ ừ.
Qua ngày hôm sau thì em bị tụt huyết áp, nằm có một tí thôi thì nó ngủ dậy cứ thế là nó chửi. Với lại có một cái sang đây toàn ăn bốc, em không ăn được thế thì em lấy cái đĩa em xơ một ít cơm vào đấy rồi em lấy cái thìa em xúc em ăn thì con họ bắt chứơc em. Thế là cứ thế mà họ ghét em.
Mà em cứ liên tục bị tụt huyết áp thì em bảo người ta cho em làm từ từ, họ bảo là nếu thế thì không khiền máy làm nữa. Vừa lúc đấy thì ông chồng về, thế là chồng nó lôi em ra dúi đầu em vào trong chổ bếp bảo làm đi.
Có một lần em uống thuốc tự tử, em nghĩ chết cho nó xong chứ biết làm sao bây giờ. Về nhà thì nợ, ở đây thì nhục thế này không sống được.
Chị Hà Thị Hải
Em vẫn làm từ từ xong em ngồi xuống một tí thì họ chửi, bảo không khiến em làm và không cho em ăn hai ngày liền. Xong rồi họ tống em ra ngoài chỗ phơi quần áo, nóng thế mà tống em ra đấy, bảo là ngủ ở đấy cho chết dần. Em không cãi gì cả, ở đây một mình em chỉ khóc thôi. Thấy em khóc thì họ lại chửi.
Ông bà chủ của chị Hải có ba người con gái lớn, họ sai bảo và đối xử với chị không khác một người nô lệ:
“Có ba đứa con gái, đứa này sai đứa kia sai, một lúc không hầu đủ ba đứa là nó chửi. Liên tục là em cứ phải quì xuống em xin. Cơm thì cho ăn mỗi ngày một bát thôi. Em qua là 2 tháng 22 ngày rồi. Em không dám nhắn về Việt nam sợ nhà em sốt ruột. Có một lần em uống thuốc tự tử, em nghĩ chết cho nó xong chứ biết làm sao bây giờ. Về nhà thì nợ, ở đây thì nhục thế này không sống được.”
Với câu hỏi chị có cầu cứu môi giới bên Việt Nam không, chị Hải đáp:
“Em nhắn tin về Việt Nam cho cái anh mà em nộp tiền đi ấy, công ty bảo là không làm cũng phải làm. Em bảo nếu thế em ở đây thì em chết mất. Anh ấy bảo chết anh ấy chịu trách nhiệm.”
Trách nhiệm?
Thưa quí vị, trên đường dây viễn liên gọi về công ty môi giới Sơn La Hoà Bình, bắt máy là ông Lê Độ, người trung gian trực tiếp đưa ô xin qua Ả Rập Xê Út. Về chuyện chị Hà Thị Hải bị chủ đối xử tàn tệ, ông Độ giải thích:
“Chúng tôi vẫn có trách nhiệm về cái việc đấy, mà nhiều khi chị nắm bắt thông tin có một chiều. Bên công ty chúng tôi đang can thiệp bên đó để chuyển chủ khác. Tại vì cũng có một số chủ thì tốt nhưng cũng không may thì có chủ không tốt.
Trong hợp đồng thì phải có lý do cụ thể và chúng tôi thì đang tiến hành để chuyển chị ấy sang chủ khác, thì bây giờ cũng phải có thời gian trong vài ngày chứ không phải nói một cái là sẽ chuyển được ngay.”
Về thông tin hai chiều mà ông vừa nói là sao, ông Lê Độ bảo:
Chúng tôi đã phải cử người đến tận nơi đến tận nhà chủ để xem xét thì người ta bảo nó vừa mới sang đến nơi đã ai bắt làm gì đâu mà bảo kêu làm nhiều. Chúng tôi vẫn cứ làm thủ tục để chuyển sang chủ khác, nếu không có thì về nứơc chứ không nhất thiết là chỉ phải ở bên ấy làm.
Ô. Lê Độ
“Chúng tôi phải nghe thông tin hai chiều, chúng tôi phải thẩm tra. Thực ra mà nói thì cái chị Hải này chị rất giỏi kêu ca, chị nghĩ là cứ đi nứơc ngoài làm việc thì nó phải sướng. Đi giúp việc cho người ta thì cái kiểu là đi ở cho người ta. Cái ngày đầu tiên chị sang chị đã bảo là chủ đối xử với chị không tốt.
Chúng tôi đã phải cử người đến tận nơi đến tận nhà chủ để xem xét thì người ta bảo nó vừa mới sang đến nơi đã ai bắt làm gì đâu mà bảo kêu làm nhiều. Cái thông tin một chiều thức ra mà nói thì nó cũng không khách quan lắm. Chúng tôi vẫn cứ làm thủ tục để chuyển sang chủ khác, nếu không có thì về nứơc chứ không nhất thiết là chỉ phải ở bên ấy làm. Về nứơc thì mất tiền làm visa thôi.”
Chị Hà Thị Hải thổ lộ với Thanh Trúc là bây giờ chị chỉ mong được trở về nứơc chứ không còn chịu nỗi cảnh sống khắc nghiệt cô đơn tại nhà chủ bên Ả Rập Xê Út nữa.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm dừng ở đây. Xin hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.
_________
Ký sự Mã Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
Tường An, phóng viên RFA
2010-05-10
Tình trạng công nhân lao động xuất khẩu bị bạc đãi hầu như liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, thế nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa thật sự quan tâm và bênh vực người lao động, đặc biệt là phụ nữ.
Photo courtesy of doanhnhansg
Lao động Việt Nam làm việc tại nhà máy sản xuất găng tay cao su ở Malaysia.
Theo chương trình “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước, qua các trung tâm môi giới, hàng trăm ngàn người Việt đã phải phiêu bạc nhiều nơi trên thế giới để tìm miếng cơm manh áo. Nhiều phụ nữ đã phải bỏ lại sau lưng chồng và con thơ với hy vọng giúp cho gia đình có một đời sống khá giả hơn. Nhưng trên thực tế, họ đã phải làm việc từ 10-14 tiếng một ngày với đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở mất vệ sinh bị đàn áp, lừa đảo. Nhiều phụ nữ đã phải chịu nhiều tủi nhục, đọa đầy.
Lao động như nô lệ
Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chị Nguyễn Thị Chanh
Theo báo cáo Cục quản lý Lao động nước ngoài của Việt Nam, năm 2008 có trên 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 nước trên thế giới. Từ năm 2005, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và Mã Lai bắt đầu nhận người Việt “xuất cảng lao động”.
Một trong những nước chứa nhiều lao động Việt nhất là Mã Lai. Khoảng hơn 150.000 công nhân Việ Nam đã đến các thành phố Kuala Lumpur, Melacca, Johor Barhu, Penang…. để làm trong các nhà máy. Qua các trung tâm môi giới hay các chủ hãng, họ đă phải trả một số tiền khoảng từ 19 đến 20 triệu đồng Việt Nam để được sang lao động tại Mã Lai. Tại đây, họ được phân phối vào các nhà máy. Vào đến nhà máy là họ bị chủ hãng tịch thu hộ chiếu và bắt phải ký những hợp đồng mà chính bản thân họ cũng không hiểu được nội dung.
Số phận của những lao động xuất cảng này bây giờ ra sao? Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 số chị em phụ nữ làm việc tại Melacca, trong đó có chị Nguyễn Thị Chanh, quê ở Bắc Giang, làm ruộng, có chồng và 2 con, chị đi lao động từ năm 2009. Nhưng khi sang đến Mã Lai chị đã bị biến thành 1 nô lệ qua tay của những kẻ buôn người.
Chị Nguyễn Thị Chanh, một lao động Việt Nam tại Malaysia, ảnh chụp ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Melacca, Malaysia. Photo Tường An/RFA.
Chúng ta hãy nghe câu chuyện thương tâm của chị Chanh: “Họ đưa em sang 1 công ty điện tử làm, 8 tháng thì công ty điện tử phá sản, em đi làm thì nó lại bảo về, em khóc mếu bảo “thế bây giờ bà không cho tôi đi làm thì tôi không có tiền thì bà cho tôi về Việt Nam.”
Thay vì trả chị về Việt Nam, chị bị đem đi bán cho 1 nơi khác, thế là từ 1 công nhân lao động chị Chanh trở thành 1 người ở trong gia đình. Chị ngậm ngùi kể lại: “Họ không cho làm ở đây, bắt đi dọn dẹp trong gia đình, bây giờ em đã sang đây thì em không ngại việc gì hết”.
Từ một công nhân xuất cảng, chị Chanh đã bị bán qua ít nhất là 5 tay buôn người như một nô lệ: “Con nhìn thấy rõ ràng nó đưa tiền cho nhau hẳn hoi. Nó trao tiền cho nhau, bắt đầu nó chuyển đồ của con lên xe. Con nhìn thấy hẳn hoi. Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ.”
Tại đây chị phải chăm sóc cho 1 người già nằm liệt giường, làm việc không ngưng nghỉ. Chị phải ăn thức ăn dư của bà ta. Không được than, không được cả khóc: “Nó đưa cho 1 cái đệm nằm dưới đất. Khi bả ỉa đái thì phải nâng bả. Bà ấy to béo quá không nâng được. Ở thế này thì còn chết trước bà này”.
Người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé trên đất khách bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mất cả nhân phẩm: “Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế…”
Chị nói trong nghẹn ngào: “Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra gì. Trời ơi sao nó lại hành hạ mình như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chúng tôi cũng nói chuyện với chị Tân. Chị Tân đã làm việc được 3 năm ở Mã Lai, chị phải làm việc từ 12-14 tiếng một ngày. Về đến nhà là mệt, có khi không kịp ăn uống mà phải đi ngủ ngay để sáng hôm sau đi làm tiếp với số lương là 2 RM/giờ (tức khoảng 60 xu Mỹ).
Đóng phạt hết lương
Nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8 giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Mình không làm nổi mình về, tới đường cùng nó trừ lương của mình.
Chị Tân
Ngoài ra họ còn phải đóng các khoảng tiền khác gọi là levi, tức là môt loại thuế cho chủ hãng. Có nơi, chủ hãng còn bắt công nhân phải đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo trì máy móc của hãng vì họ cho rằng do công nhân xử dụng nên máy móc mới bị hư hao. Khi bị một lỗi lầm thì chủ hãng phạt rất nặng.
Do không biết tiếng, công ty môi giới thì đã bỏ rơi họ ngay khi họ vừa đặt chân đến Mã Lai nên họ không biết kêu cứu với ai, những người phụ nữ này đều phải cam chịu nhiều bất công.
Chị Tân cũng đã từng là nạn nhân và cũng từng giúp đỡ cho các chị em khác đồng cảnh ngộ. Chị kể: “Từ ngày qua đến giờ là nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Mình không làm nổi mình về, tới đường cùng nó trừ lương của mình. Nó trừ tháng lương mà gần về mình làm đó. Mọi khi người hết hợp đồng nó phải mướn xe cho về chứ mà nó không cho người của công ty đưa về”.
Tại các nhà máy, điều kiện làm việc tồi tệ, nơi ăn chốn ở mất vệ sinh. Công nhân bị đối xử tàn tệ: một tấm giấy nhặt từ thùng rác để lót ngồi ăn, 1 tấm thẻ ra vào bị mất hay ngay cả những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất, họ cũng bị chủ phạt rất nặng bằng cách trừ mất mấy ngày công, có khi trừ cả 1 tháng lương chỉ vì 1 điếu thuốc hút trong giờ giải lao.
Chị Tân: “…Ăn tại chỗ, không có bàn ghế ăn đâu, 5 người ăn chung với nhau Mọi khi nghững tấm bìa đó nó quăng đi, nó không sử dụng nữa đâu. Mình lấy trải ăn thì cô tổ trưởng hỏi: Tấm bìa này ai lấy trải ăn cơm. Nếu không ai nhận thì nó phạt hết nguyên nhóm đó luôn hay là xin lỗi nó. Tức là nguyên cả nhóm bị….. 5 người ! Mỗi người nó phạt 4 ngày công. 30 ngày nó trừ 4 ngày lương thì cô coi bao nhiêu tiền rồi? Phạt rất là nặng! Chỉ 1 tấm bìa rất là nhỏ nhoi thôi ! Không có cách !”.
Công nhân Việt Nam đang làm việc tại một xưởng chế tác vàng ở Malaysia, ảnh chụp năm 2009. Photo courtesy of camsa-coalition.org
Mặc dù bị đối xử tệ hại, họ bị buộc phải ký vào những tờ giấy khen ngợi nhà máy để gạt khác hàng. Chị Tân nhớ lại: “Người không biết tiếng Anh thì nó bảo ký thì phải ký. Người ở nước ngoài đến thăm thì họ nói rằng công ty này rất là tốt. Thật sự ra ở bên trong làm sao biết được. Nó đàn áp từ người Burma, người Bang La đến người Việt Nam mình. Trấn lột công sức người công nhân.”
Chị Tân cũng đã từng giúp đỡ cho những phụ nữ bị môi giới bán cho nhiều địa chỉ khác nhau, ngày thì làm việc nhà, đêm thì trở thành nô lệ tình dục cho cả gia đình: “Cô này bị bán rất nhiều chỗ. Kêu những người con trai Tàu thôi vợ, chết vợ hoặc không có tiền cưới vợ. Một ngày cô đó làm việc nhà, giặt giũ nấu nướng, lau nhà dọn dẹp. Tối về phục vụ mấy cha con đó cho nên cô này không chịu nổi, chống đối nó thì nó đánh cô này đến đứt cái lưỡi ra luôn!”
Những người phụ nữ đáng thương này phải chọn lựa: hoặc trở về Việt Nam, hoặc phải chấp nhận cuộc sống tủi nhục để có tiền trả nợ: “Cô này có hai mươi mấy tuổi, bị bán cho 1 người 60 tuổi, cho nên cô không chấp nhận, cô này chọn về Việt Nam. Còn những người kia, họ bị bán làm vợ bé cho những người Tàu. Cũng có người chấp nhận để lấy tiền trả nợ cho gia đình.”
Chị Chanh, chị Tân và hàng ngàn người phụ nữ Việt Nam khác vì miếng cơm manh áo mà phải tha phương cầu thực và rồi bất đắc dĩ phải trở thành những nàng Kiều của thế kỷ 21. Còn rất nhiều những trường hợp thương tâm khác, chúng tôi sẽ tường thuật cùng quý vị trong kỳ tới.
_____________
Còn hàng triệu triệu những sự việc còn thương tâm hơn nữa mà tập đòan chó má csVN đã và đang dồn hết sự thâm hiểm, tàn độc của chúng để đưa dân tộc VN xuống hàng chó ngựa, xuống tận cùng ô nhục , hủy diệt .
Hãy mở mắt ra hỡi những kẻ mãi đến ngày hôm nay vẫn còn mê ngủ, vẫn còn tiếp tục lải nhải rằng tập đòan chó má csVN vẫn có thằng tốt.
Nếu còn liêm sĩ để làm người thì không thể không hiểu rằng những người bán trôn nuôi miệng vì nghèo, đem thân làm tôi tớ người ta để kiếm miếng ăn, có lẽ vẫn còn tốt hơn những kẻ no cơm ấm cật vẫn tiếp tục bán miệng nuôi trôn và tự nguyện làm chó ghẻ, làm tôi tớ, làm tay sai bưng bô cho tập đoàn chó má csVN buôn dân, bán nước .
(còn tiếp .. )
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
27062010
__________________
CSVN Cướp Nước, Diệt Chủng, Phản Quốc, Bán Nước
Diệt Cộng Cứu Nước
Thursday, June 24, 2010
Hai Nét Mặt trong "một" cuộc cờ ?!..
(Vài cảm nghĩ sau khi đọc thêm bài viết "Tân nữ thủ tướng Úc và "cuộc đảo chánh" không đổ máu" của Lê Minh)
***
Tân nữ thủ tướng Úc và “cuộc đảo chánh” không đổ máu
Lê Minh
Sáng hôm nay 24/06, bà Julia Gillard, vị phó của đương kim thủ tướng Kevin Rudd bỗng trở thành vị nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử chính trị Úc sau một “cuộc đảo chánh” không đổ máu (Bloodless Coup) tại hội nghị bỏ túi của trung ương đảng Lao Động (Labour Caucus), và bản thân ông Kevin Rudd cũng là vị thủ tướng dân cử (elected) đầu tiên trong lịch sử Úc bị truất phế ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Hình ảnh quảng bá về một “lãnh đạo mới” tại Hồng Kông
Ông Kevin Rudd, nay đã là cựu thủ tướng, trước đây từng là một người làm việc lâu năm tai Trung Quốc trong ngành ngoại giao, nói sỏi tiếng Phổ thông, có khuynh hướng thân Trung Quốc trong chính sách ngoại giao, thương mại. Ông còn có một người con rể gốc Hoa, là một di dân đến từ Hồng Kông. Đó cũng là những lý do giải thích cho việc ông Kevin thể hiện quan điểm và cũng như khuynh hướng thân Trung Quốc ngay từ lúc còn ngồi ghế thủ lãnh đối lập, và kể cả trong lúc vận động tranh cử với chiêu bài “New Leadership” (“Lãnh đạo mới”).
Công chúng Úc vẫn không quên hình ảnh một ông thủ tướng thích xum xoe bên cạnh các lãnh đạo Trung Quốc, thích trò chuyện bằng tiếng Phổ thông mà không cần thông dịch. Bản thân ông Kevin có vẻ thân thiện với quan chức Trung Quốc, trong khi một số thành viên trong nội các cũng bị nghi là có mối quan hệ “khác thường” với Trung Quốc. Điển hình là cách đây đúng 1 năm, Bộ trưởng Quốc Phòng Joel Fitzgibbon khi đó phải từ chức chỉ vì bị tố cáo là đã nhận tiền và quà cáp của một nữ doanh gia Úc gốc Trung Quốc, mà bà này lại có mối quan hệ đặc biệt với nhiều quan chức Trung Quốc cao cấp. Việc này khiến cơ quan điều tra an ninh bộ quốc phòng cũng vào cuộc.
Ông Kevin Rudd không hề dấu diếm mối thân thiện với các quan chức Trung Quốc mỗi khi ra mặt tiếp các lãnh đạo Trung Quốc, hay chủ tịch các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc sang Úc ký kết, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Mới năm ngoái, việc ông Kevin Rudd có cuộc tiếp đón thân mật và dùng cơm riêng với Lý Trường Xuân (Li Changchun), trưởng ban tuyên giáo trung ương Đảng CS Trung Quốc, đã khiến đối lập và báo chí đặt dấu hỏi lớn. Việc đó đã khiến một nhà báo vẽ bức tranh biếm họa bằng cách sử dụng tấm hình tuyên truyền của CS Trung Quốc với hình ảnh của Mao Trach Đông, để lồng vào đó hình ảnh của Kevin Rudd trong bộ áo bốn túi của Mao và một vài môn đệ (bộ trưởng) của mình.
Đối với cách nhìn của người Úc, tất cả những điều đó đều được xem nhẹ, không khiến cho ông Kevin mất lòng dân. Nhưng một số chính sách thất bại trong vòng 1 năm gần đây đã khiến cho uy tín của ông Kevin tụt dốc thảm hại. Đó là sự thất bại của chương trình “Hoán đổi Khí thải” (ETS – Emission Trading Scheme) và việc tài trợ gắn cách nhiệt miễn phí (Insulation) thông qua chương trình Tái tạo Năng lượng (Renewable Energy Bonus Scheme). Nhưng một chính sách mới đây nhất được xem là “giọt nước tràn ly” là việc đề xuất tăng thuế khoáng sản (Resource Super Profits Tax - RSPT). Đề xuất này được cho là không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của các công ty khai thác khoáng sản, mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều tầng lớp lao động khác nhau trong một đất nước có nguồn thu nhập khá dồi dào từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(Biếm họa Kevin Rudd "thân tàu") (*)
Kevin Rudd và một vài môn đệ trung thành: (hàng trước) Bộ trưởng Môi sinh Peter Garrett và Tổng trưởng Ngân khố Wayne Swan.
Dưới áp lực nặng nề của giới kỹ nghệ hầm mỏ cũng như một viễn ảnh thua đậm trong cuộc bầu cử Liên Bang vào tháng 11 sắp tới, đã khiến cho hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Lao Động Úc lung lay, buộc phải nghỉ đến giải pháp “truất phế” vị lãnh tụ đảng, đương kim thủ tướng Kevin Rudd.
Chính những áp lực này, chính những đồn thổi và do đồng nghiệp khuyến khích đã khiến vị nữ phó thủ tướng Julia Gillard, dù nào giờ không hề nghỉ đến cái ghế Thủ tướng, nhưng rồi cũng phải siêu lòng dóm ngó đến vị trí số một này. Một ngày trước khi có Hội nghị bỏ túi (Caucus), bà Julia Gillar đã có được 70 phiếu ủng hộ trên tổng số 112 đồng nghiệp trong hàng ngũ trung ương. Việc này đã khiến bà mạnh dạn đứng ra thách thức chức vị lãnh tụ đảng và chức thủ tướng của ông Kevin Rudd.
Đến giờ khai hội lúc 9g sáng nay thì ông Kevin quyết định bỏ cuộc, không tranh chấp với vị phó của mình vì nắm chắc phần thua. Do đó, bà Julia Gillard nghiễm nhiên trở thành vị lãnh tụ Đảng Lao Động và vị thủ tướng thứ 27, cũng là vị nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Úc.
Việc bà Julia Gillard, một di dân xứ Wales (thần dân trong Vương Quốc Anh), trở thành người đứng đầu nền hành pháp Úc đã góp phần làm tăng danh sách nữ lưu dấn thân vào chính trị, bên cạnh các nữ lưu đang nắm giữ các chức vụ quan trọng như bà Anna Bligh, Thủ hiến tiểu bang Queensland; Giáo sư Marie Bashir, Toàn Quyền tiểu bang NSW; bà Kristina Keneally, thủ hiến tiểu bang NSW cùng nhiều nữ bộ trưởng trong nội các chính phủ liên bang và các tiểu bang.
Khác với ông Kevin Rudd, là thủ tướng được dân bầu lên qua cuộc bầu cử liên bang vào tháng 11 năm 2007, bà Julia Gillard chỉ là vị thủ tướng thừa hưởng chiếc ghế này cho đến kỳ bầu cử vào tháng 11 năm nay. Chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là đến cuộc bầu cử liên bang, liệu bà Julia Gillard có đủ bản lĩnh để lèo lái con thuyền của Đảng Lao động, hay sẽ chỉ là viên gạch lót đường cho thủ lãnh đối lập Tony Abbott nắm lấy chiếc ghế thủ tướng?
Sydney, ngày 24/06/2010
Lê Minh
***
_________________
Đọc một số bản tin, bài viết từ những vấn đề trong đảng Lao Động Úc, đưa tới việc bà Julia Gillard "thay ngôi" ông Kevin Rudd, trong phút chốc chỉ còn lại hai khuôn mặt, Kevin Rudd Khóc, Julia Gillard Cười .. cho người ta cảm nhận phần nào ý nghĩa của "một" cuộc cờ hôm qua, hay ngàn vạn cuộc cờ khác hôm nay, ngày mai .. trong lúc con người chạy đua để đạt mục đích: quyền lực và danh vọng.
Kevin Rudd Khóc
Julia Gillard Cười
Người dân Úc có lẽ cũng không quan tâm lắm vấn đề ai ngồi ngôi cao nhất nước, lẽ đơn giản là họ có cái QUYỀN được đưa lên hay lôi xuống người ngồi cái "ngôi" đó vào đúng thời điểm mà họ phải làm . Không phải như trong cái nước mà kẻ ngồi trên ngôi cao nhất nước lại là một lũ CƯỚP, chúng chủ trương đưa dân cả nước xuống hàng chó ngựa như tập đoàn chó má đảng csVN .
Đồng ý rằng giới lãnh đạo của quốc gia nào cũng phải nghĩ tới quyền lợi của quốc gia họ, cho dân nước họ để được phát triễn vững mạnh . Tuy nhiên nếu lãnh đạo của các quốc gia phương tây, những quốc gia tự do, dân chủ, biết coi trọng Quyền Làm Người, trong đó có Úc, hãy xem xét lại chính sách ngoại giao với tập đòan chó má đảng csVN để xác định có nên "ưu đãi" bè lũ cướp nước, diệt chủng, phản quốc, bán nước, buôn dân, lũ giòi bọ đê tiện, thối tha bẩn thỉu csVN để đáng hãnh diện là giới "lãnh đạo" một trong những quốc gia "văn minh" trên thế giới ?
Và những người VN tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới nói chung, ở nước Úc nói riêng sẽ phải làm gì đối với chính sách ngọai giao của chính phủ sở tại với tập đoàn chó má đảng csVN ? Có nên tiếp tay với TỘI ÁC để đồng lõa với TỘI ÁC ? Dù là Julia Gillard hay Tony Abbott sẽ "lên ngôi" trong cuộc bầu cử sắp tới ?
Còn nữa, người Úc gốc Việt tỵ nạn cộng sản có phải nghĩ đến hành động tiếp tay bơm hơi tiếp máu cho tập đòan chó má csVN , như một hình thức "ủng hộ" chính sách ngọai giao của chính phủ Úc duy trì, nuôi béo tập đòan chó má csVN để chúng tiếp tục ăn xương hút tủy dân Việt nghèo và tiếp tục buôn dân bán nước ???
Người Việt khi đã chưa thực sự chính mình hết lòng lo lắng, chưa thực sự chính mình hết lòng góp tâm huyết giúp cho dân cho nước của mình, trong công cuộc trừ khử tập đoàn CƯỚP nước, diệt chủng, phản quốc bán nước csVN lại đi đòi hỏi, dựa hơi hám người ngoại quốc, chẳng đáng tủi hổ lắm ư ?
(*) Chú thích riêng của conbenho
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
25062010
____________
Quân tử trông lên đứng tận Trời
Wednesday, June 23, 2010
Gillard Australia's first female PM
Gillard Australia's first female PM
Yahoo!7
June 24, 2010, 9:31 am 26 Comments
Buzz up! Send
Enlarge photo
Julia Gillard has become Australia's first woman prime minister after Kevin Rudd stood down from the position during a Labor Party leadership ballot.
Ms Gillard has been elected unopposed to the position and Wayne Swan will become deputy prime minister.
Live blog: The Battle to be PM
Poll: Will you vote for Labor under Julia Gillard in the Federal election?
The spill came after a newspaper report claiming Mr Rudd had instructed his chief of staff Alister Jordan to ring around the caucus to see whether MPs were still behind him.
Ms Gillard was reportedly furious at Mr Rudd's actions and is believed to have told her colleagues that Mr Jordan's sounding out of MPs was disrespectful and disloyal.
Gallery: Gillard’s rise to leadership
Who is Julia Gillard?
Smart and tough: the rise of Julia Gillard
Top quotes from the Labor leadership spill
Australian Workers Union backs Gillard as PM
At every press conference in recent weeks Ms Gillard reiterated her support of Mr Rudd and last month said there was more chance she would line up at full forward for AFL team the Western Bulldogs than topple the PM.
However, discussions to unseat Kevin Rudd started tentatively about a fortnight ago.
NSW Labor powerbroker Mark Arbib despatched an emissary to see Victorian Senator David Feeney in Melbourne to sound out his thoughts about Julia Gillard as leader.
The discussions started within the Labor Right to swing behind Ms Gillard of the Left.
They thought the Prime Minister had become a liability to Labor's re-election strategy.
The Rudd brand had gone toxic in Western Australia and Queensland and the polls showed immense damage to Labor, with the Nielsen poll showing the party had fallen to a 33 per cent primary vote.
Last night Mr Rudd said he was elected by the people of Australia as prime minister of Australia.
"I was elected to do a job," he said.
After Mr Rudd's 2007 election victory, Ms Gillard was appointed Deputy Prime Minister, Minister for Employment and Workplace Relations and Education Minister, leading to her being dubbed the "minister for everything".
She is credited for putting an end to the infamous Australian workplace agreements under the former Coalition government's WorkChoices laws.
But Ms Gillard has also faced criticism over the Rudd Government's Building the Education Revolution schools building program, with allegations that contractors were seriously overcharging schools for work done and that some projects were wasteful and unnecessary.
She also came under fire for the Government's My School website, which many teachers and principals said failed to give an accurate indication of schools' performances.
Yahoo!7
June 24, 2010, 9:31 am 26 Comments
Buzz up! Send
Enlarge photo
Julia Gillard has become Australia's first woman prime minister after Kevin Rudd stood down from the position during a Labor Party leadership ballot.
Ms Gillard has been elected unopposed to the position and Wayne Swan will become deputy prime minister.
Live blog: The Battle to be PM
Poll: Will you vote for Labor under Julia Gillard in the Federal election?
The spill came after a newspaper report claiming Mr Rudd had instructed his chief of staff Alister Jordan to ring around the caucus to see whether MPs were still behind him.
Ms Gillard was reportedly furious at Mr Rudd's actions and is believed to have told her colleagues that Mr Jordan's sounding out of MPs was disrespectful and disloyal.
Gallery: Gillard’s rise to leadership
Who is Julia Gillard?
Smart and tough: the rise of Julia Gillard
Top quotes from the Labor leadership spill
Australian Workers Union backs Gillard as PM
At every press conference in recent weeks Ms Gillard reiterated her support of Mr Rudd and last month said there was more chance she would line up at full forward for AFL team the Western Bulldogs than topple the PM.
However, discussions to unseat Kevin Rudd started tentatively about a fortnight ago.
NSW Labor powerbroker Mark Arbib despatched an emissary to see Victorian Senator David Feeney in Melbourne to sound out his thoughts about Julia Gillard as leader.
The discussions started within the Labor Right to swing behind Ms Gillard of the Left.
They thought the Prime Minister had become a liability to Labor's re-election strategy.
The Rudd brand had gone toxic in Western Australia and Queensland and the polls showed immense damage to Labor, with the Nielsen poll showing the party had fallen to a 33 per cent primary vote.
Last night Mr Rudd said he was elected by the people of Australia as prime minister of Australia.
"I was elected to do a job," he said.
After Mr Rudd's 2007 election victory, Ms Gillard was appointed Deputy Prime Minister, Minister for Employment and Workplace Relations and Education Minister, leading to her being dubbed the "minister for everything".
She is credited for putting an end to the infamous Australian workplace agreements under the former Coalition government's WorkChoices laws.
But Ms Gillard has also faced criticism over the Rudd Government's Building the Education Revolution schools building program, with allegations that contractors were seriously overcharging schools for work done and that some projects were wasteful and unnecessary.
She also came under fire for the Government's My School website, which many teachers and principals said failed to give an accurate indication of schools' performances.
Monday, June 21, 2010
Dân biểu Cao Quang Ánh "Nổ" vụ BP !
"Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi"
Kẻ "sĩ" mù thiêu rụi chính tâm
Ngóng tước danh tranh hơi điếm thúi
Vọng quyền hành nhiễm thói lưu manh
Kết tội "tử hình" người hữu trách
Nhẹ nhàng "tri sách" bọn vô loài
Thương thay "chính khách" phi nhân cách
Tội lắm "hiền tài" "phách" lạc tâm
Dầu dẫu nổ tràn trên biển cả
Đã đâu phải trả mạng con người
Rủi ro tai nạn nào ai khá
Mượn giáo giết người chả hổ ngươi ?
Uốn lưỡi bảy lần văng miệng bã
Nỏ mồm nổ đá bợn vây môi
Bút sa gà chết đâu còn lạ
Nước đục thả câu đã rã mồi
Thương thay sĩ mãi mê mờ mịt
Danh vọng bạc tiền duyệt ngữ âm
Chính trị ngày nay xôi với thịt
Lậm (cửa) quyền hành khánh kiệt chân tâm.
(Soi Dòng Sông Chữ Thấy Mù Tâm .. )
(Vài cảm nghĩ về lời phát biểu của dân biểu CQA tại QH Mỹ ngày 14-6-2010, qua vụ nổ dầu của công ty BP.
Có người đã yêu cầu ông giám đốc công ty BP từ chức , nhưng dân biểu CQA đã "nổ" một câu như sau : " ... Trong thời đại của Võ Sĩ Đạo, chúng tôi chỉ cần đưa cho ông một cái dao và bảo ông ấy hãy mổ bụng tự sát đi" ! ).
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
22062010
______________
Quân tử trông lên đứng tận Trời
Thursday, June 17, 2010
Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị
Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị Ngày 16-9-1972
Bài viết của: Đại tá Phạm Văn Chung
I- Sơ lược bối cảnh dẫn đến trận Quảng Trị
Phía Hoa Kỳ:
Chiến thuật lùng diệt địch áp dụng tại cuộc chiến Việt Nam rất hiệu quả, lối đánh chủ động này là tìm kiếm địch bất cứ ở đâu, từ đồng bằng đến cao nguyên, ngay cả mật khu Việt cộng nằm giữa rừng rậm cũng xông vào. Những đoàn trực thăng đổ quân ngay trên đầu địch để giao chiến, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thiệt hại nặng nề, chạy tan tác. Không còn chỗ nào an toàn, bổ xung dưỡng quân nữa phải dạt sang lãnh thổ Cam Bốt và Lào để sinh tồn. Lẽ dĩ nhiên suốt ngày tìm địch mà đánh thì thương vong phải nhiều, người viết nhớ có tuần cao nhất là hơn 3OO lính Mỹ hy sinh làm rúng động quần chúng. Sự chịu đựng của dân chúng Hoa Kỳ thường thường giới hạn, thêm vào sự thiên tả của giới truyền thông báo chí đã phóng đi những hình ảnh mô tả tin tức chiến sự một chiều, gây ảnh hưởng xấu về cuộc chiến bảo vệ Tự do tại miền Nam Việt Nam. Phong trào phản chiến cũng phát động rầm rộ tại các trường đại học, sinh viên tuần tự biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khắp Hoa Kỳ.
Bắt mạch rõ tâm lý quần chúng, nhất là nhu cầu tranh cử hứa cố gắng chấm dứt chiến tranh, khi tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon một mặt cố gắng bắt tay Trung cộng, một mặt ra lệnh rút dần các đơn vị tham chiến Mỹ, Đồng minh khỏi Việt Nam, chỉ để lại sĩ quan cố vấn các đại đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một phái bộ yểm trợ tiếp vận tại Saigon đồng thời tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh.
Miền Nam Việt Nam:
Miền Nam phồn thịnh giả tạo nhờ hơn nửa triệu quân Mỹ, Đồng minh trú đóng, nên khi đoàn quân này rút đi, những khó khăn về kinh tế bắt đầu. Các phong trào đối lập chính trị với chính phủ nền đệ II Cộng hòa quấy phá mạnh mẽ gây nhiều xáo trộn xã hô.i. Một số quần chúng chỉ lo làm giàu nhờ chiến tranh, còn đa số không thấu triệt lắm về Cộng sản, đã thờ ơ với cuộc chiến đấu tự vệ sống còn này, gần như giao khoán trên vai những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Miền Bắc Việt Nam:
Như trên đã trình bày, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thường xuyên, mất địa bàn hoạt động. Tiếp đến trận Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 hy vọng dân chúng miền Nam nổi dậy theo, đã hoàn toàn thất bại. Tại miền Nam mọi hạ tầng cơ sở, những đơn vị du kích địa phương hậu cần, mật khu gần như bị tiêu diệt hoặc phá vỡ tan hoang, không thể hướng dẫn, yểm trợ tiếp vận những đơn vị từ Bắc vào được nữa. Cũng suốt thời gian này quân Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh tiếp tục săn đuổi truy lùng tiêu diệt, vượt sang cả lãnh thổ Cam Bốt và Hạ Lào. Vì vậy chiến trường miền Nam yên lặng trống vắng suốt từ 1968 đến 1971. Về nội tình miền Bắc sức chịu đựng của dân chúng gần như kiệt lực. Kinh tế suy thoái trầm trọng, các cơ sơœ kinh tế hạ tầng vừa nhen nhúm đã bị không quân Mỹ oanh tạc tàn phá. Bắc Việt cảm thấy không thể thắng được, nhất là không thể nào xây dựng lại cơ sở hạ tầng để tiếp tục cuộc chiến nửa du kích nửa chính quy mà người Cộng sản gọi là “cuộc chiến có mức độ” trong miền Nam được nữa. Có nhiều mâu thuẫn trong hàng lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, nhưng rồi họ quyết định phải giải quyết cuộc xâm chiếm miền Nam dù thắng hay bại bằng chính quy chiến liên hợp với thủ thuật chính trị, dốc toàn lực vào trận chiến cuối cùng.
Dựa vào những yếu tố chính trị, quân sự thuận lợi cho họ như Mỹ bắt tay Trung cộng, miền Nam Việt Nam không còn là nút chặn Cộng sản về phía Nam nữa, quần chúng Mỹ bị giới truyền thông báo chí thiên tả hướng dẫn sai lạc về cuộc chiến Việt Nam, thấy rõ ý đồ của Mỹ chỉ muốn rút chân khỏi vũng lầy Việt Nam và sẽ không trở lại bất cứ tình huống nào.
Trong hơn 3 năm chuẩn bị như mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh làm đường tiếp vận chính, có khả năng chịu đựng được sự vận chuyển của chiến xa hạng nặng Nga, pháo cùng cơ giới, dụng cụ chiến tranh khác do Nga sô mới viện trợ, hoàn tất hệ thống ống dẫn dầu, xăng vào chiến trường vùng I, II của Việt Nam Cộng Hòa. Chuẩn bị, bí mật chuyển quân đã xong.
Thực hiện mưu đồ:
Như những bài trước đã viết, vào ngày 3O/3/1972 hồi 12 giờ trưa Cộng sản Bắc Việt khai diễn chiến dịch Nguyễn Huệ, tung hàng chục sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại pháo, hỏa tiễn ồ ạt tấn công vào lãnh thổ vùng I, II, III miền Nam. Ý đồ muốn chiếm một tỉnh nào đó để có đất có dân hầu đặt chính phủ do họ nặn ra (Giải phóng miền Nam) như Ban Mê Thuột, Bình Long hay Quảng Trị. Mở màn được ít tuần, cả 3 mũi tiến chiếm đều bị chặn, phản công kịch liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thấy khó đạt ý định chiếm Ban Mê Thuột hay Bình Long là tỉnh ở gần Saigon thủ đô miền Nam có nhiều lợi điểm chính trị, gây tiếng vang quốc tế nhiều hơn. Ban chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi diện thành điểm, nhắm vào tỉnh Quảng Trị gần hậu phương Bắc Việt, tiện bề tăng viện, yểm trợ đồng thời tung thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng vào trận Quảng trị.
Khi khởi đầu tại vùng hỏa tuyến, Bắc Việt xua 5 sư đoàn tác chiến, 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn phòng không cùng các đơn vị thuộc mặt trận B5 (Quảng Tri.-Thừa Thiên) gồm: 2 trung đoàn tác chiến, 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn tên lưœa (hỏa tiễn), 1 trung đoàn đặc công, như vậy là hơn 1 sư đoàn nữa. Họ dùng chiến thuật bộ binh hợp đồng chiến xa, chia nhiều mũi nhỏ, tiền pháo hậu xung các cứ điểm hay hỏa lực của ta suốt dọc phía Nam vĩ tuyến 17 từ bờ biển lên đến biên giới Lào.
Bất ngờ bị một lực lượng đông hơn 4, 5 lần tấn công nên Sư đoàn 3 Bộ binh cùng một số lực lượng Tổng trừ bị cầm cự lui dần tuần tự bỏ thị trấn Đông Hà, căn cứ Ái Tử bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh, qua sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị, về hẳn phía Nam sông Mỹ Chánh. Tại con sông này, đà tấn công ồ ạt, hung hãn của quân Cộng sản Bắc Việt đã bị Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến chận đứng vào ngày 3/5/1972. Đây là đường ranh Nam Bắc phân tranh tạm thời cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đứng lên tiến vào tái chiếm thị xã Quảng Trị vào ngày 16/9/1972.
II- Công cuộc tái chiếm
Vào khoảng 1 giờ trưa ngày 5/5/72 Trung tướng Ngô Quang Trưởng cùng Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Đại tá Lê Văn Thân (sau thăng cấp Chuẩn tướng), Đại tá Phạm Văn Phô trưởng phòng 2 Quân đoàn, đáp trực thăng bất ngờ thăm viếng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 tại quận lỵ Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sự thăm viếng này gây ngạc nhiên cho chúng tôi vì hiện ông đang là Tư lệnh Quân đoàn 4. Vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ Trung tướng Trưởng chậm rãi nói:
- Tôi vừa được Tổng thống chỉ định thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Chung cho tôi rõ tình hình bây giờ ra sao ?
Sau khi nghe trình bày sơ qua tình hình bạn, địch xong, trên đường trở lại bãi đáp, Trung tướng Trưởng vẫy tay để đoàn tùy tùng đi trước, riêng ông đứng lại để có dịp nói riêng với tôi. Ông không dùng uy phong của một vị Tư lệnh Quân đoàn để hỏi một Đại tá Lữ đoàn trưởng dưới quyền, tôi cảm thấy từ lời nói, ánh mắt như biểu lộ tình huynh đệ chân thành, tình chiến hữu giữa trận mạc cùng nhau chia xẻ nhiệm vụ nặng nề, ông nói:
- Chung đừng ngần ngại gì hết, cứ nói thật " ông nhấn mạnh chữ nói thật " cho tôi biết, liệu mình có giữ được không ? " ý ông muốn hỏi còn có thể chịu đựng được những đợt tấn công sắp tới không? ".
Tôi trả lời:
- Mình giữ được Trung tướng.
Nghe tôi trả lời chắc nịch, dứt khoát như vậy, mắt ông bừng lên ánh lửa quyết tâm. Ông trầm ngâm một chút rồi hỏi thêm:
- Chung có yêu cầu gì ở tôi không?
- Xin Trung tướng chú trọng đặc biệt tới Bộ Tham Mưu Quân đoàn hơi kém và lực lượng Địa Phương Quân Thừa Thiên cứ muốn rút đi.
- Tôi hứa với Chung sẽ chấn chỉnh Bộ Tham Mưu Quân đoàn đồng thời chỉ thị cho Đại tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng ngay về các đơn vị Địa Phương Quân.
Về phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngoài sự thay đổi Tư lệnh Quân đoàn 1, tuần tự kế tiếp trong tháng 5/72 Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó lên thay Trung tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh Sư đoàn Thuœy Quân Lục Chiến, Tướng Khang về Phụ tá Hành quân Tổng Tham Mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá Lân sau đó thăng cấp Chuẩn tướng. Đại tá Lê Quang Lưỡng thăng cấp Chuẩn tướng thay Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, tháng sau đó. Về nội bộ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến: Đại tá Nguyễn Thành Trí thay Đại tá Lân làm Tư lệnh phó Sư đoàn, Trung tá Nguyễn Thế Lương sau thăng cấp Đại tá được chỉ định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 thay Đại tá Phạm Văn Chung giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn.
Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tướng trận mạc, ông có thói quen sau khi nhận nhiệm sở mới thường bay một vòng quan sát, tự tai nghe các sĩ quan Chỉ huy mặt trận trình bày để phối kiểm các điều sĩ quan trong Bộ tham mưu cung cấp cho ông. Ông nhận thấy 3 điểm chiến lược quân sự, chính trị cần phải làm ngay:
1. Tái bổ xung, trang bị các đơn vị bị tổn thất vừa qua, tái phối trí lực lượng còn lại ngay để có thể ngăn chận âm mưu địch tiến chiếm thị xã Huế từ hướng Bắc (vượt tuyến Mỹ Chánh), hoặc phía Tây (từ thung lũng Ashau - Alưới).
2. Tái chiếm lại những phần đất vừa lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt.
3. Vãn hồi trật tự xã hội, gây lòng tin cho quân dân cán chính vùng địa đầu giới tuyến.
Những năm trước đó Tướng Trưởng đã giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh nên ông rành rẽ nhân văn địa thế toàn vùng. Đây là lợi điểm để ông dễ dàng khôi phục lại lòng tin của mọi người. Song song việc thi hành điểm chiến lược 1, ông nghĩ ngay đến việc tái chiếm thị xã Quảng Trị (người viết đoán vì tình hình chính trị hồi đó, Tổng thống Thiệu đã phần nào thôi thúc ông). Ông chỉ định Đại tá Lê Văn Thân (là một sĩ quan Pháo binh giỏi, đi cùng ông từ vùng 4 chiến thuật ra) làm Trưởng ban thiết kế kế hoạch tái chiếm Quảng Trị gồm:
- Quân đoàn 1: Đại tá Phạm V. Nghìn Trưởng phòng 3, Đại tá Phạm V. Phô Trưởng phòng 2.
- Sư đoàn Dù: Đại tá Lê Văn Ngọc, Đại tá Lê Văn Phát
- Sư đoàn TQLC: Đại tá Phạm Văn Chung, Trung tá Đỗ Kỳ (sau thăng cấp Đại tá).
Để bảo mật tuyệt đối, ông cho lập một phòng riêng biệt (không liên hệ gì với các sĩ quan tham mưu khác của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1) dành cho ban thiết kế soạn thảo kế hoạch.
Sau khi chiếm tỉnh, thị xã Quảng Trị quân Cộng sản Bắc Việt phòng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc, nguyên thị xã, cổ thành Đinh Công Tráng do một Sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 Trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo, hỏa tiễn khủng khiếp. Xung quanh về phía Nam giáp tuyến Mỹ Chánh, phía Tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển, phía Bắc sông Thạch Hãn với 4 Sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 Sư đoàn trừ bị cuối cùng 32O và 325 đã vào đến phía Nam sông Bến Hải.
Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quaœng Trị là thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đả nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu.
Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như Sư đoàn Dù tăng phái Quân đoàn 1 ngày 22/5, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tuyến phòng thủ phía Bắc (sông Mỹ Chánh), Sư đoàn 1 Bộ binh trấn phía Tây thị xã Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm dò để giữ thế chủ động trong phòng thủ:
Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến:
- Ngày 12/5 cuộc hành quân Sóng Thần 5/72 của Lữ đoàn 369 có 2 tiểu đoàn trực thăng vận vào quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh bắt tay với 2 Tiểu đoàn trên. Đụng độ với Trung đoàn 66 của Sư đoàn 3O4 Bắc Việt.
- Ngày 24/5 hành quân Sóng Thần 6/72 cuœa Lữ đoàn 147 đã tung 2 Tiểu đoàn trực thăng vận vào Đông Bắc quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn đổ bộ từ tàu vào bãi biển Mỹ Thuœy. Đụng độ với Trung đoàn 18 cuœa Sư đoàn 325 Bắc Việt.
Sư đoàn 1 Bộ binh :
- Ngày 15/5 tung 2 Trung đoàn mơœ rộng vòng đai về phía Tây, chiếm căn cứ hỏa lực Bastogne và Checkmate. Đụng độ với các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 324 B của Bắc Việt.
Phía Cộng sản Bắc Việt :
- Ngày 21/5 bộ binh cùng chiến xa địch tấn công vào khu vực phòng thủ của Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, thọc sâu vào tuyến phòng thủ của ta nhưng bị đẩy lui.
- Ngày 22/5 khoảng 3 giờ sáng địch tung 2O chiến xa và bộ binh tấn công 2 đợt vào 1 Tiểu đoàn cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 Thuœy Quân Lục Chiến, bị đẩy lui trước khi trời sáng rõ.
- Ngày 25/5 địch chuyển hướng tấn công sang Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến phía Tây, dàn trận giữa ban ngày, bị đẩy lui, thiệt hại nặng vì phi pháo của ta.
- Ngày 26/5 địch tấn công mạnh mẽ vào khu vực Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, lọt vào gần sát các cơ sở chỉ huy, nhưng Biệt Động Quân đã dũng mãnh phản công đẩy lui.
Sang tháng 6/72 để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến tấn công (Sóng Thần 8/72) đồng loạt tung 4 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh, được không quân, pháo binh yểm trợ, địch kháng cự mạnh mẽ, nhưng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục tiến, chiếm giữ phần đất vừa giành đươ.c. Các đơn vị Công binh theo sau lập ngay tuyến phòng thủ sâu lên phía Bắc. Ngày 18/6 tiếp luôn cuộc hành quân Sóng Thần 8A/72, nhiều Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến song song tiến chiếm, giành từng trăm thước đất một, đẩy lui địch khoảng 4 cây số về phía Bắc tuyến Mỹ Chánh và chấm dứt ngày 27/6.
Quân đoàn 1 với lệnh hành quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm: Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 3 Liên đoàn Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Kỵ binh Thiết giáp, Pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân đoàn 1, Không quân, Hải quân vùng 1 chiến thuật.
Về tương quan lực lượng thì quân Cộng Sản Bắc Việt trội hơn ta về bộ binh, thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ưu thế về không quân và hải quân (xem bản tương quan lực lượng).
Quan niệm hành quân: ngày 28/6 hồi 7 giờ sáng, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư đoàn Dù tăng phái thiết đoàn xa, các Liên đoàn Biệt Động Quân tiến theo trục quốc lộ 1, trách nhiệm kéo dài về phía Tây. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái chiến xa, các lực lượng tăng phái khác trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần phòng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm cuœa Đệ thất hạm đội Mỹ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ, không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa.
Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lực lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân Cộng sản Bắc Việt đặt các chốt hầm hố kiên cố, mìn bẫy, yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến phải phá chốt từng vài trăm thước một để tiến lần sát mục tiêu Quảng Trị.
Sau khoảng 3O ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và Thủy Quân Lục Chiến song tiến vượt qua đường máu, bám sát thị xã Quảng Trị như đã nói trên được phòng thủ bởi 1 Sư đoàn với chiến xa, riêng Cổ Thành 1 Trung đoàn thêm các đơn vị đặc công.
Phía Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận rủi may, thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11/7 đổ Tiểu đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía Bắc thị xã, hương lộ 56O cắt trục tiếp vận cuœa địch vào trận địa. Ngày 24/7 thả Tiểu đoàn 5 vào vùng 1O cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống phòng thủ kiên cố, thu ngắn thời gian cùng bớt tổn hao xương máu quân sĩ.
Bình thường ra mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào thì đơn vị đó đánh chiếm. Quận lỵ Hải Lăng, thị xã Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến nhưng Tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lý do dự đoán Tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho Sư đoàn Dù, việc này làm Tướng Lân của Thủy Quân Lục Chiến buồn lòng không ít .
Sát vòng đai thị xã, các chốt phòng thủ địch càng dầy đặc hơn, lực lượng tái chiếm phải tiêu diệt địch từng trăm thước, tiến lên , lùi xuống dằng co nhiều ngày, lúc tung lựu đạn, khi cận chiến lưỡi lê... Tấn công lúc xẩm tối, khi mờ sáng giành nhau từng thước đất, từng căn phố ! Từ xa nhìn về Quảng Trị chỉ thấy một trời khói đất mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn súng nhoœ đôi bên không còn phân biệt, chỉ nghe ầm ì như sấm động rền rĩ caœ bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên vì một cơn địa chấn nặng, tàn phá hãi hùng.
Khai thác nhật ký trên tử thi binh sĩ Bắc Việt ghi lại cảnh bom đạn trút xuống đầu họ như sau: “Mẹ ơi, con chắc không thể nào sống sót để nhìn thấy mẹ nữa, bạn chung quanh con chết dần hàng ngày rồi, con đang cuốn mình trong căn hầm này cả tháng rồi không ra khỏi. Pháo, giời ơi pháo suốt ngày đêm, đầu con lung bung, ăn không được, ngủ không được, đầu con như muốn vỡ tung ra, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con đứa nào chết cũng đầy máu tai máu mũi. Pháo, giời ơi lại pháo, con điên mất không thể nào chịu đựng được nữa, chắc không thể nào con về Bắc với mẹ nữa”.
Đấy là hậu quả của 2, 3 đợt “Hỏa Lôi”, xin nói rõ mỗi đợt lâu 24 hay 48 tiếng đồng hồ, mọi hỏa lực yểm trợ như: không quân, hải pháo, pháo binh tập trung hàng trăm khẩu thay phiên nhau trút bom, tác xạ ngày đêm không ngừng theo thời gian ấn định vào mục tiêu (Time on target). Thật là địa ngục trần gian !
Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm xong phía Đông và Đông Bắc mục tiêu Quảng Trị, để Dù tấn chiếm thị xã cùng cổ thành. Đơn vị tuyến đầu của Dù vẫn chưa tiến sát được tới Cổ Thành, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường Cổ Thành. Lực lượng Dù đã bị tổn thất nhiều qua các trận đánh ác liệt tại Cao nguyên, Bình Long - An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên sự dũng mãnh có phần nào sa sút.
Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết, Tổng thống Thiệu sốt ruột có ý thúc Tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn vì nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên Tướng Trưởng chỉ định Thủy Quân Lục Chiến thay Dù đánh chiếm thị xã và Cổ Thành Quaœng Trị vào ngày 27/7/72.
Nhận được lệnh Tướng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy hình như nội tâm ông đang dằng co mãnh liệt, vì danh dự binh chủng, quân đội và ngay cả tương lai võ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thiết kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ đoàn 258 Lữ đoàn trưởng là Đại tá Ngô Văn Định trách nhiệm phía Tây, Lữ đoàn 147 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Năng Bảo phía Đông thị xã, Lữ đoàn 369 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, còn các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất.
Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xã Quảng Trị, Tướng Lân cứ 6 giờ sáng bay từ Bộ tư lệnh Sư đoàn tại quận lỵ Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các Lữ đoàn trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm vì ông nổi tiếng là một sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Sư đoàn, nhờ vậy Thủy Quân Lục Chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.
Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt, đẫm máu không thua gì các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hãy nghe một sĩ quan Trung đội trưởng nói: “Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần dơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm thì dính đạn liền!”.
Khoảng 5O ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục Sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp đôi bên. Dưới mắt các nhà quân sự thì trận chiến đã tự diễn tả cái nồng độ tàn khốc, đẫm máu của nó, nói gì, viết gì thêm cũng không thể hiện đầy đủ. Riêng phía Thủy Quân Lục Chiến có nhiều bài viết về trận đánh lịch sử này, nhưng mỗi tác giả nhìn một góc cạnh khác nhau, như Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Trần Văn Hiển với bài viết “Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và trận chiến xuân 1972 tại vùng I chiến thuật”, như một Thủy Quân Lục Chiến với bài “Tiến về Quảng Trị”, như Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Văn Tấn Thạch bút hiệu Sói Biển Thạch Thảo với “Tái chiếm cổ thành”, là cấp Trung đội trưởng, Đại đội trưởng chiến đấu ngay sát tuyến đầu, vậy xin độc giả tìm hiểu thêm các bài này để có cái nhìn toàn bộ trận đánh, từ một vài yếu tố chính trị, tham mưu thiết kế đến lực lượng chiến đấu tuyến đầu.
Thường ra thì lực lượng tấn công bao giờ cũng phải trội hơn từ 3 đến 5 lần lực lượng phòng thủ, thế mà trong trận Quảng Trị địch phòng thủ lại trội hơn ta tấn công đến 4 lần. Thật là phép lạ hay vì yếu tố danh dự, tâm lý nào mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó. Suốt thời gian tiếp diễn, biết bao nhiêu con mắt từ mọi phía đều theo dõi, nhìn vào, cảm tình phe này, ác cảm phe kia hay ngược lại. Nhưng kết qủœ cuối cùng đã chứng minh cái danh và giá trị để đời của nó. Sau trận đánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được kính nể, coi như một đội quân thiện chiến trên thế giới.
Ngày 15/9/72 hồi 12 giờ 45 trưa Thủy Quân Lục Chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị, cắm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ nhỏ do toán tiến chiếm tiền phong của 2 Lữ đoàn 258, 147 mang theo với cán cờ nối buộc sơ sài trên 2 cổng cổ thành. Quảng Trị tan hoang, đổ nát thành đống gạch vụn, vụn đến 2 lần, không một tấc đất nào không bị bom đạn cày xới, không một vật nào trên mặt đất mà không bị đạn, miểng đạn cắt xẻ.
Và ngày 16/9/72 một lễ thượng kỳ tương đối long trọng hơn với đầy nước mắt của binh lính Thủy Quân Lục Chiến.
Quảng Trị thực sự được tái chiếm.
III- Tiếng vang trận đánh
Cho đến hơn 2O năm sau, trong một quân trường Hoa kỳ, nhân sau bài giảng về quân sự thế giới, vị Tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 2OO sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng:
- Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi?
Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp , Do Thái ... Ông Tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói:
- Lực lượng Tổng trừ bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một Sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 Sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.
Và ông hỏi tiếp:
- Ở đây có sĩ quan nào gốc Việt Nam hãy đứng lên.
Một tiếng có vang lên gần cuối phòng, một thanh niên Mỹ gốc Việt mặt xạm đen, đầy hãnh diện đứng lên. Hàng trăm con mắt đều nhìn về phía Đại úy Nhảy Dù Mỹ gốc Việt giòng họ Lương. Vị Tướng tiếp:
- Tôi đoán không lầm thì thân sinh của Đại úy là cựu quân nhân xưa kia.
Đại úy Lương trả lời:
- Thưa Trung tướng vâng, cha tôi là một cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.
Tất cả mọi người trong hội trường đều kêu “ồ” và vị Tướng cho phép Đại úy Lương ngồi xuống. Sau buổi học đó, các bạn đồng khóa nhìn Đại úy Lương với con mắt nể phục hơn. Đại úy Lương tâm sự: “Khi còn ở nhà, thấy bố tôi và các chiến hữu của ông nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng các trận đánh..., tôi có ý coi thường, vì các ông già trên dưới 6O tuổi này, ốm o, nhăn nhúm, nói tiếng Mỹ ngập ngừng, ngắt quãng, làm sao để lại ấn tượng hào hùng trong tâm trí tôi đươ.c. Nhưng nay tôi thật tình cúi đầu tạ lỗi cùng bố tôi và các chiến hữu của ông. Kể từ ngày đó, cái nhìn và suy nghĩ của tôi về bố mình khác xưa nhiều lắm".
Trận Quảng Trị cũng được một số trường quân sự cao cấp của các quốc gia đồng minh lấy làm case điển hình để nghiên cứu, giảng dạy.
IV- Hệ quả sau trận Quảng Trị
Điện tín, thư từ chúc mừng của các Tướng lãnh tên tuổi, các quốc gia Đồng minh gửi đến ca ngợi chiến thắng hào hùng này. Tổng thống, Thượng Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa họp khẩn cấp thông báo cùng toàn dân.
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hãnh diện với thế giới về trận Iwo-Jima thì Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đã làm cho thế giới nể phục với chiến thắng Quảng Trị 16/9/72. Tiếng tăm đã vượt ra khoœi cuộc chiến đấu tự vệ của miền Nam để đi vào tầm vóc quốc tế. Những ngày sau đó, nhiều phái đoàn quân sự của các quốc gia bạn đã đến tận nơi tìm hiểu. Đặc biệt Tướng Vanuxem của phái đoàn Pháp sau khi nghe trình bày sự thương vong đôi bên (riêng Thủy Quân Lục Chiến khoảng 35OO binh lính hy sinh, theo tỷ lệ cứ 1 hy sinh khoảng 3 bị thương), ông đứng bật dậy dơ tay chào và nói: “Tôi ngưỡng mộ Tướng Lân cùng toàn thể binh lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam”. Tướng Vanuxem được mệnh danh là “con hùm xám Bắc Việt” (trong chiến tranh Pháp - Việt Minh trước 1954), đứng trước sự tan hoang, đổ nát của cả một thành phố cùng sự thiệt hại đôi bên, ông Tướng già dày dạn chiến trường này đã cảm thấy ngay cái mức độ tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh nên mới tỏ lời như trên.
Người chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã chiến đấu dũng cảm, đem thân xác mình ra chịu đựng thử thách giữa một hoàn cảnh thua thiệt mọi bề để đạt mục tiêu to lớn của Quân đội và Quốc gia. Đài Saigon đã phát thanh chương trình đặc biệt về chiến thắng này và bài hát “Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị” đã được hát lên từ những ngày tháng oai hùng đó.
Ngoài Bắc, Tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cộng sản Bắc Việt đã bật khóc khi hay tin Quảng Trị thất thủ với hàng trăm ngàn quân sĩ thương vong, vũ khí và trang bị nặng bị tổn thất hầu hết. Ông mất chức sau đó ít lâu.
V- Kết luận
Người viết xin có đôi lời với những người lính Thủy Quân Lục Chiến:
- Lịch sử là những biến cố nhân tạo hoặc thiên tạo, chiến thắng Quảng Trị là do công sức của mọi quân binh chủng, Thủy Quân Lục Chiến hy sinh thêm những giọt máu cuối cùng.
- Hai mươi bốn năm sau, có dịp nói chuyện với những người lính Cộng sản Bắc Việt đã dự trận Quảng Trị, họ đều bày tỏ sự tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh.
-Người đời sau nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc đến binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến với những người lính Mũ Xanh anh dũng đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó.
Bắc Việt đã rút kinh nghiệm từ thất bại đau đớn của cuộc đại tấn công mùa hè năm 1972, họ chuẩn bị thêm 3 năm nữa mới dám mở cuộc tấn chiếm 1975.
(conbenho sưu tầm trên Google và post lại nguyên văn .
Nhân đây xin được chân thành cám ơn Anh Chị với nick 16091972 đã nhắc nhở cho chúng ta nhớ đây chính là ngày Quân Lực VNCH đã tái chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị và đã cắm lại Lá Cờ Tổ Quốc VN Vàng Ba Sọc Đỏ trên Cổ Thành .) .
I- Sơ lược bối cảnh dẫn đến trận Quảng Trị
Phía Hoa Kỳ:
Chiến thuật lùng diệt địch áp dụng tại cuộc chiến Việt Nam rất hiệu quả, lối đánh chủ động này là tìm kiếm địch bất cứ ở đâu, từ đồng bằng đến cao nguyên, ngay cả mật khu Việt cộng nằm giữa rừng rậm cũng xông vào. Những đoàn trực thăng đổ quân ngay trên đầu địch để giao chiến, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thiệt hại nặng nề, chạy tan tác. Không còn chỗ nào an toàn, bổ xung dưỡng quân nữa phải dạt sang lãnh thổ Cam Bốt và Lào để sinh tồn. Lẽ dĩ nhiên suốt ngày tìm địch mà đánh thì thương vong phải nhiều, người viết nhớ có tuần cao nhất là hơn 3OO lính Mỹ hy sinh làm rúng động quần chúng. Sự chịu đựng của dân chúng Hoa Kỳ thường thường giới hạn, thêm vào sự thiên tả của giới truyền thông báo chí đã phóng đi những hình ảnh mô tả tin tức chiến sự một chiều, gây ảnh hưởng xấu về cuộc chiến bảo vệ Tự do tại miền Nam Việt Nam. Phong trào phản chiến cũng phát động rầm rộ tại các trường đại học, sinh viên tuần tự biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khắp Hoa Kỳ.
Bắt mạch rõ tâm lý quần chúng, nhất là nhu cầu tranh cử hứa cố gắng chấm dứt chiến tranh, khi tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon một mặt cố gắng bắt tay Trung cộng, một mặt ra lệnh rút dần các đơn vị tham chiến Mỹ, Đồng minh khỏi Việt Nam, chỉ để lại sĩ quan cố vấn các đại đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một phái bộ yểm trợ tiếp vận tại Saigon đồng thời tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh.
Miền Nam Việt Nam:
Miền Nam phồn thịnh giả tạo nhờ hơn nửa triệu quân Mỹ, Đồng minh trú đóng, nên khi đoàn quân này rút đi, những khó khăn về kinh tế bắt đầu. Các phong trào đối lập chính trị với chính phủ nền đệ II Cộng hòa quấy phá mạnh mẽ gây nhiều xáo trộn xã hô.i. Một số quần chúng chỉ lo làm giàu nhờ chiến tranh, còn đa số không thấu triệt lắm về Cộng sản, đã thờ ơ với cuộc chiến đấu tự vệ sống còn này, gần như giao khoán trên vai những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Miền Bắc Việt Nam:
Như trên đã trình bày, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thường xuyên, mất địa bàn hoạt động. Tiếp đến trận Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 hy vọng dân chúng miền Nam nổi dậy theo, đã hoàn toàn thất bại. Tại miền Nam mọi hạ tầng cơ sở, những đơn vị du kích địa phương hậu cần, mật khu gần như bị tiêu diệt hoặc phá vỡ tan hoang, không thể hướng dẫn, yểm trợ tiếp vận những đơn vị từ Bắc vào được nữa. Cũng suốt thời gian này quân Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh tiếp tục săn đuổi truy lùng tiêu diệt, vượt sang cả lãnh thổ Cam Bốt và Hạ Lào. Vì vậy chiến trường miền Nam yên lặng trống vắng suốt từ 1968 đến 1971. Về nội tình miền Bắc sức chịu đựng của dân chúng gần như kiệt lực. Kinh tế suy thoái trầm trọng, các cơ sơœ kinh tế hạ tầng vừa nhen nhúm đã bị không quân Mỹ oanh tạc tàn phá. Bắc Việt cảm thấy không thể thắng được, nhất là không thể nào xây dựng lại cơ sở hạ tầng để tiếp tục cuộc chiến nửa du kích nửa chính quy mà người Cộng sản gọi là “cuộc chiến có mức độ” trong miền Nam được nữa. Có nhiều mâu thuẫn trong hàng lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, nhưng rồi họ quyết định phải giải quyết cuộc xâm chiếm miền Nam dù thắng hay bại bằng chính quy chiến liên hợp với thủ thuật chính trị, dốc toàn lực vào trận chiến cuối cùng.
Dựa vào những yếu tố chính trị, quân sự thuận lợi cho họ như Mỹ bắt tay Trung cộng, miền Nam Việt Nam không còn là nút chặn Cộng sản về phía Nam nữa, quần chúng Mỹ bị giới truyền thông báo chí thiên tả hướng dẫn sai lạc về cuộc chiến Việt Nam, thấy rõ ý đồ của Mỹ chỉ muốn rút chân khỏi vũng lầy Việt Nam và sẽ không trở lại bất cứ tình huống nào.
Trong hơn 3 năm chuẩn bị như mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh làm đường tiếp vận chính, có khả năng chịu đựng được sự vận chuyển của chiến xa hạng nặng Nga, pháo cùng cơ giới, dụng cụ chiến tranh khác do Nga sô mới viện trợ, hoàn tất hệ thống ống dẫn dầu, xăng vào chiến trường vùng I, II của Việt Nam Cộng Hòa. Chuẩn bị, bí mật chuyển quân đã xong.
Thực hiện mưu đồ:
Như những bài trước đã viết, vào ngày 3O/3/1972 hồi 12 giờ trưa Cộng sản Bắc Việt khai diễn chiến dịch Nguyễn Huệ, tung hàng chục sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại pháo, hỏa tiễn ồ ạt tấn công vào lãnh thổ vùng I, II, III miền Nam. Ý đồ muốn chiếm một tỉnh nào đó để có đất có dân hầu đặt chính phủ do họ nặn ra (Giải phóng miền Nam) như Ban Mê Thuột, Bình Long hay Quảng Trị. Mở màn được ít tuần, cả 3 mũi tiến chiếm đều bị chặn, phản công kịch liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thấy khó đạt ý định chiếm Ban Mê Thuột hay Bình Long là tỉnh ở gần Saigon thủ đô miền Nam có nhiều lợi điểm chính trị, gây tiếng vang quốc tế nhiều hơn. Ban chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi diện thành điểm, nhắm vào tỉnh Quảng Trị gần hậu phương Bắc Việt, tiện bề tăng viện, yểm trợ đồng thời tung thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng vào trận Quảng trị.
Khi khởi đầu tại vùng hỏa tuyến, Bắc Việt xua 5 sư đoàn tác chiến, 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn phòng không cùng các đơn vị thuộc mặt trận B5 (Quảng Tri.-Thừa Thiên) gồm: 2 trung đoàn tác chiến, 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn tên lưœa (hỏa tiễn), 1 trung đoàn đặc công, như vậy là hơn 1 sư đoàn nữa. Họ dùng chiến thuật bộ binh hợp đồng chiến xa, chia nhiều mũi nhỏ, tiền pháo hậu xung các cứ điểm hay hỏa lực của ta suốt dọc phía Nam vĩ tuyến 17 từ bờ biển lên đến biên giới Lào.
Bất ngờ bị một lực lượng đông hơn 4, 5 lần tấn công nên Sư đoàn 3 Bộ binh cùng một số lực lượng Tổng trừ bị cầm cự lui dần tuần tự bỏ thị trấn Đông Hà, căn cứ Ái Tử bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh, qua sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị, về hẳn phía Nam sông Mỹ Chánh. Tại con sông này, đà tấn công ồ ạt, hung hãn của quân Cộng sản Bắc Việt đã bị Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến chận đứng vào ngày 3/5/1972. Đây là đường ranh Nam Bắc phân tranh tạm thời cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đứng lên tiến vào tái chiếm thị xã Quảng Trị vào ngày 16/9/1972.
II- Công cuộc tái chiếm
Vào khoảng 1 giờ trưa ngày 5/5/72 Trung tướng Ngô Quang Trưởng cùng Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Đại tá Lê Văn Thân (sau thăng cấp Chuẩn tướng), Đại tá Phạm Văn Phô trưởng phòng 2 Quân đoàn, đáp trực thăng bất ngờ thăm viếng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 tại quận lỵ Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sự thăm viếng này gây ngạc nhiên cho chúng tôi vì hiện ông đang là Tư lệnh Quân đoàn 4. Vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ Trung tướng Trưởng chậm rãi nói:
- Tôi vừa được Tổng thống chỉ định thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Chung cho tôi rõ tình hình bây giờ ra sao ?
Sau khi nghe trình bày sơ qua tình hình bạn, địch xong, trên đường trở lại bãi đáp, Trung tướng Trưởng vẫy tay để đoàn tùy tùng đi trước, riêng ông đứng lại để có dịp nói riêng với tôi. Ông không dùng uy phong của một vị Tư lệnh Quân đoàn để hỏi một Đại tá Lữ đoàn trưởng dưới quyền, tôi cảm thấy từ lời nói, ánh mắt như biểu lộ tình huynh đệ chân thành, tình chiến hữu giữa trận mạc cùng nhau chia xẻ nhiệm vụ nặng nề, ông nói:
- Chung đừng ngần ngại gì hết, cứ nói thật " ông nhấn mạnh chữ nói thật " cho tôi biết, liệu mình có giữ được không ? " ý ông muốn hỏi còn có thể chịu đựng được những đợt tấn công sắp tới không? ".
Tôi trả lời:
- Mình giữ được Trung tướng.
Nghe tôi trả lời chắc nịch, dứt khoát như vậy, mắt ông bừng lên ánh lửa quyết tâm. Ông trầm ngâm một chút rồi hỏi thêm:
- Chung có yêu cầu gì ở tôi không?
- Xin Trung tướng chú trọng đặc biệt tới Bộ Tham Mưu Quân đoàn hơi kém và lực lượng Địa Phương Quân Thừa Thiên cứ muốn rút đi.
- Tôi hứa với Chung sẽ chấn chỉnh Bộ Tham Mưu Quân đoàn đồng thời chỉ thị cho Đại tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng ngay về các đơn vị Địa Phương Quân.
Về phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngoài sự thay đổi Tư lệnh Quân đoàn 1, tuần tự kế tiếp trong tháng 5/72 Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó lên thay Trung tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh Sư đoàn Thuœy Quân Lục Chiến, Tướng Khang về Phụ tá Hành quân Tổng Tham Mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá Lân sau đó thăng cấp Chuẩn tướng. Đại tá Lê Quang Lưỡng thăng cấp Chuẩn tướng thay Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, tháng sau đó. Về nội bộ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến: Đại tá Nguyễn Thành Trí thay Đại tá Lân làm Tư lệnh phó Sư đoàn, Trung tá Nguyễn Thế Lương sau thăng cấp Đại tá được chỉ định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 thay Đại tá Phạm Văn Chung giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn.
Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tướng trận mạc, ông có thói quen sau khi nhận nhiệm sở mới thường bay một vòng quan sát, tự tai nghe các sĩ quan Chỉ huy mặt trận trình bày để phối kiểm các điều sĩ quan trong Bộ tham mưu cung cấp cho ông. Ông nhận thấy 3 điểm chiến lược quân sự, chính trị cần phải làm ngay:
1. Tái bổ xung, trang bị các đơn vị bị tổn thất vừa qua, tái phối trí lực lượng còn lại ngay để có thể ngăn chận âm mưu địch tiến chiếm thị xã Huế từ hướng Bắc (vượt tuyến Mỹ Chánh), hoặc phía Tây (từ thung lũng Ashau - Alưới).
2. Tái chiếm lại những phần đất vừa lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt.
3. Vãn hồi trật tự xã hội, gây lòng tin cho quân dân cán chính vùng địa đầu giới tuyến.
Những năm trước đó Tướng Trưởng đã giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh nên ông rành rẽ nhân văn địa thế toàn vùng. Đây là lợi điểm để ông dễ dàng khôi phục lại lòng tin của mọi người. Song song việc thi hành điểm chiến lược 1, ông nghĩ ngay đến việc tái chiếm thị xã Quảng Trị (người viết đoán vì tình hình chính trị hồi đó, Tổng thống Thiệu đã phần nào thôi thúc ông). Ông chỉ định Đại tá Lê Văn Thân (là một sĩ quan Pháo binh giỏi, đi cùng ông từ vùng 4 chiến thuật ra) làm Trưởng ban thiết kế kế hoạch tái chiếm Quảng Trị gồm:
- Quân đoàn 1: Đại tá Phạm V. Nghìn Trưởng phòng 3, Đại tá Phạm V. Phô Trưởng phòng 2.
- Sư đoàn Dù: Đại tá Lê Văn Ngọc, Đại tá Lê Văn Phát
- Sư đoàn TQLC: Đại tá Phạm Văn Chung, Trung tá Đỗ Kỳ (sau thăng cấp Đại tá).
Để bảo mật tuyệt đối, ông cho lập một phòng riêng biệt (không liên hệ gì với các sĩ quan tham mưu khác của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1) dành cho ban thiết kế soạn thảo kế hoạch.
Sau khi chiếm tỉnh, thị xã Quảng Trị quân Cộng sản Bắc Việt phòng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc, nguyên thị xã, cổ thành Đinh Công Tráng do một Sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 Trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo, hỏa tiễn khủng khiếp. Xung quanh về phía Nam giáp tuyến Mỹ Chánh, phía Tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển, phía Bắc sông Thạch Hãn với 4 Sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 Sư đoàn trừ bị cuối cùng 32O và 325 đã vào đến phía Nam sông Bến Hải.
Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quaœng Trị là thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đả nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu.
Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như Sư đoàn Dù tăng phái Quân đoàn 1 ngày 22/5, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tuyến phòng thủ phía Bắc (sông Mỹ Chánh), Sư đoàn 1 Bộ binh trấn phía Tây thị xã Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm dò để giữ thế chủ động trong phòng thủ:
Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến:
- Ngày 12/5 cuộc hành quân Sóng Thần 5/72 của Lữ đoàn 369 có 2 tiểu đoàn trực thăng vận vào quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh bắt tay với 2 Tiểu đoàn trên. Đụng độ với Trung đoàn 66 của Sư đoàn 3O4 Bắc Việt.
- Ngày 24/5 hành quân Sóng Thần 6/72 cuœa Lữ đoàn 147 đã tung 2 Tiểu đoàn trực thăng vận vào Đông Bắc quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn đổ bộ từ tàu vào bãi biển Mỹ Thuœy. Đụng độ với Trung đoàn 18 cuœa Sư đoàn 325 Bắc Việt.
Sư đoàn 1 Bộ binh :
- Ngày 15/5 tung 2 Trung đoàn mơœ rộng vòng đai về phía Tây, chiếm căn cứ hỏa lực Bastogne và Checkmate. Đụng độ với các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 324 B của Bắc Việt.
Phía Cộng sản Bắc Việt :
- Ngày 21/5 bộ binh cùng chiến xa địch tấn công vào khu vực phòng thủ của Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, thọc sâu vào tuyến phòng thủ của ta nhưng bị đẩy lui.
- Ngày 22/5 khoảng 3 giờ sáng địch tung 2O chiến xa và bộ binh tấn công 2 đợt vào 1 Tiểu đoàn cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 Thuœy Quân Lục Chiến, bị đẩy lui trước khi trời sáng rõ.
- Ngày 25/5 địch chuyển hướng tấn công sang Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến phía Tây, dàn trận giữa ban ngày, bị đẩy lui, thiệt hại nặng vì phi pháo của ta.
- Ngày 26/5 địch tấn công mạnh mẽ vào khu vực Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, lọt vào gần sát các cơ sở chỉ huy, nhưng Biệt Động Quân đã dũng mãnh phản công đẩy lui.
Sang tháng 6/72 để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến tấn công (Sóng Thần 8/72) đồng loạt tung 4 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh, được không quân, pháo binh yểm trợ, địch kháng cự mạnh mẽ, nhưng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục tiến, chiếm giữ phần đất vừa giành đươ.c. Các đơn vị Công binh theo sau lập ngay tuyến phòng thủ sâu lên phía Bắc. Ngày 18/6 tiếp luôn cuộc hành quân Sóng Thần 8A/72, nhiều Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến song song tiến chiếm, giành từng trăm thước đất một, đẩy lui địch khoảng 4 cây số về phía Bắc tuyến Mỹ Chánh và chấm dứt ngày 27/6.
Quân đoàn 1 với lệnh hành quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm: Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 3 Liên đoàn Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Kỵ binh Thiết giáp, Pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân đoàn 1, Không quân, Hải quân vùng 1 chiến thuật.
Về tương quan lực lượng thì quân Cộng Sản Bắc Việt trội hơn ta về bộ binh, thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ưu thế về không quân và hải quân (xem bản tương quan lực lượng).
Quan niệm hành quân: ngày 28/6 hồi 7 giờ sáng, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư đoàn Dù tăng phái thiết đoàn xa, các Liên đoàn Biệt Động Quân tiến theo trục quốc lộ 1, trách nhiệm kéo dài về phía Tây. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái chiến xa, các lực lượng tăng phái khác trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần phòng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm cuœa Đệ thất hạm đội Mỹ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ, không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa.
Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lực lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân Cộng sản Bắc Việt đặt các chốt hầm hố kiên cố, mìn bẫy, yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến phải phá chốt từng vài trăm thước một để tiến lần sát mục tiêu Quảng Trị.
Sau khoảng 3O ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và Thủy Quân Lục Chiến song tiến vượt qua đường máu, bám sát thị xã Quảng Trị như đã nói trên được phòng thủ bởi 1 Sư đoàn với chiến xa, riêng Cổ Thành 1 Trung đoàn thêm các đơn vị đặc công.
Phía Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận rủi may, thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11/7 đổ Tiểu đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía Bắc thị xã, hương lộ 56O cắt trục tiếp vận cuœa địch vào trận địa. Ngày 24/7 thả Tiểu đoàn 5 vào vùng 1O cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống phòng thủ kiên cố, thu ngắn thời gian cùng bớt tổn hao xương máu quân sĩ.
Bình thường ra mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào thì đơn vị đó đánh chiếm. Quận lỵ Hải Lăng, thị xã Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến nhưng Tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lý do dự đoán Tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho Sư đoàn Dù, việc này làm Tướng Lân của Thủy Quân Lục Chiến buồn lòng không ít .
Sát vòng đai thị xã, các chốt phòng thủ địch càng dầy đặc hơn, lực lượng tái chiếm phải tiêu diệt địch từng trăm thước, tiến lên , lùi xuống dằng co nhiều ngày, lúc tung lựu đạn, khi cận chiến lưỡi lê... Tấn công lúc xẩm tối, khi mờ sáng giành nhau từng thước đất, từng căn phố ! Từ xa nhìn về Quảng Trị chỉ thấy một trời khói đất mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn súng nhoœ đôi bên không còn phân biệt, chỉ nghe ầm ì như sấm động rền rĩ caœ bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên vì một cơn địa chấn nặng, tàn phá hãi hùng.
Khai thác nhật ký trên tử thi binh sĩ Bắc Việt ghi lại cảnh bom đạn trút xuống đầu họ như sau: “Mẹ ơi, con chắc không thể nào sống sót để nhìn thấy mẹ nữa, bạn chung quanh con chết dần hàng ngày rồi, con đang cuốn mình trong căn hầm này cả tháng rồi không ra khỏi. Pháo, giời ơi pháo suốt ngày đêm, đầu con lung bung, ăn không được, ngủ không được, đầu con như muốn vỡ tung ra, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con đứa nào chết cũng đầy máu tai máu mũi. Pháo, giời ơi lại pháo, con điên mất không thể nào chịu đựng được nữa, chắc không thể nào con về Bắc với mẹ nữa”.
Đấy là hậu quả của 2, 3 đợt “Hỏa Lôi”, xin nói rõ mỗi đợt lâu 24 hay 48 tiếng đồng hồ, mọi hỏa lực yểm trợ như: không quân, hải pháo, pháo binh tập trung hàng trăm khẩu thay phiên nhau trút bom, tác xạ ngày đêm không ngừng theo thời gian ấn định vào mục tiêu (Time on target). Thật là địa ngục trần gian !
Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm xong phía Đông và Đông Bắc mục tiêu Quảng Trị, để Dù tấn chiếm thị xã cùng cổ thành. Đơn vị tuyến đầu của Dù vẫn chưa tiến sát được tới Cổ Thành, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường Cổ Thành. Lực lượng Dù đã bị tổn thất nhiều qua các trận đánh ác liệt tại Cao nguyên, Bình Long - An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên sự dũng mãnh có phần nào sa sút.
Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết, Tổng thống Thiệu sốt ruột có ý thúc Tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn vì nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên Tướng Trưởng chỉ định Thủy Quân Lục Chiến thay Dù đánh chiếm thị xã và Cổ Thành Quaœng Trị vào ngày 27/7/72.
Nhận được lệnh Tướng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy hình như nội tâm ông đang dằng co mãnh liệt, vì danh dự binh chủng, quân đội và ngay cả tương lai võ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thiết kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ đoàn 258 Lữ đoàn trưởng là Đại tá Ngô Văn Định trách nhiệm phía Tây, Lữ đoàn 147 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Năng Bảo phía Đông thị xã, Lữ đoàn 369 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, còn các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất.
Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xã Quảng Trị, Tướng Lân cứ 6 giờ sáng bay từ Bộ tư lệnh Sư đoàn tại quận lỵ Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các Lữ đoàn trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm vì ông nổi tiếng là một sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Sư đoàn, nhờ vậy Thủy Quân Lục Chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.
Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt, đẫm máu không thua gì các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hãy nghe một sĩ quan Trung đội trưởng nói: “Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần dơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm thì dính đạn liền!”.
Khoảng 5O ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục Sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp đôi bên. Dưới mắt các nhà quân sự thì trận chiến đã tự diễn tả cái nồng độ tàn khốc, đẫm máu của nó, nói gì, viết gì thêm cũng không thể hiện đầy đủ. Riêng phía Thủy Quân Lục Chiến có nhiều bài viết về trận đánh lịch sử này, nhưng mỗi tác giả nhìn một góc cạnh khác nhau, như Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Trần Văn Hiển với bài viết “Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và trận chiến xuân 1972 tại vùng I chiến thuật”, như một Thủy Quân Lục Chiến với bài “Tiến về Quảng Trị”, như Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Văn Tấn Thạch bút hiệu Sói Biển Thạch Thảo với “Tái chiếm cổ thành”, là cấp Trung đội trưởng, Đại đội trưởng chiến đấu ngay sát tuyến đầu, vậy xin độc giả tìm hiểu thêm các bài này để có cái nhìn toàn bộ trận đánh, từ một vài yếu tố chính trị, tham mưu thiết kế đến lực lượng chiến đấu tuyến đầu.
Thường ra thì lực lượng tấn công bao giờ cũng phải trội hơn từ 3 đến 5 lần lực lượng phòng thủ, thế mà trong trận Quảng Trị địch phòng thủ lại trội hơn ta tấn công đến 4 lần. Thật là phép lạ hay vì yếu tố danh dự, tâm lý nào mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó. Suốt thời gian tiếp diễn, biết bao nhiêu con mắt từ mọi phía đều theo dõi, nhìn vào, cảm tình phe này, ác cảm phe kia hay ngược lại. Nhưng kết qủœ cuối cùng đã chứng minh cái danh và giá trị để đời của nó. Sau trận đánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được kính nể, coi như một đội quân thiện chiến trên thế giới.
Ngày 15/9/72 hồi 12 giờ 45 trưa Thủy Quân Lục Chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị, cắm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ nhỏ do toán tiến chiếm tiền phong của 2 Lữ đoàn 258, 147 mang theo với cán cờ nối buộc sơ sài trên 2 cổng cổ thành. Quảng Trị tan hoang, đổ nát thành đống gạch vụn, vụn đến 2 lần, không một tấc đất nào không bị bom đạn cày xới, không một vật nào trên mặt đất mà không bị đạn, miểng đạn cắt xẻ.
Và ngày 16/9/72 một lễ thượng kỳ tương đối long trọng hơn với đầy nước mắt của binh lính Thủy Quân Lục Chiến.
Quảng Trị thực sự được tái chiếm.
III- Tiếng vang trận đánh
Cho đến hơn 2O năm sau, trong một quân trường Hoa kỳ, nhân sau bài giảng về quân sự thế giới, vị Tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 2OO sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng:
- Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi?
Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp , Do Thái ... Ông Tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói:
- Lực lượng Tổng trừ bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một Sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 Sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.
Và ông hỏi tiếp:
- Ở đây có sĩ quan nào gốc Việt Nam hãy đứng lên.
Một tiếng có vang lên gần cuối phòng, một thanh niên Mỹ gốc Việt mặt xạm đen, đầy hãnh diện đứng lên. Hàng trăm con mắt đều nhìn về phía Đại úy Nhảy Dù Mỹ gốc Việt giòng họ Lương. Vị Tướng tiếp:
- Tôi đoán không lầm thì thân sinh của Đại úy là cựu quân nhân xưa kia.
Đại úy Lương trả lời:
- Thưa Trung tướng vâng, cha tôi là một cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.
Tất cả mọi người trong hội trường đều kêu “ồ” và vị Tướng cho phép Đại úy Lương ngồi xuống. Sau buổi học đó, các bạn đồng khóa nhìn Đại úy Lương với con mắt nể phục hơn. Đại úy Lương tâm sự: “Khi còn ở nhà, thấy bố tôi và các chiến hữu của ông nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng các trận đánh..., tôi có ý coi thường, vì các ông già trên dưới 6O tuổi này, ốm o, nhăn nhúm, nói tiếng Mỹ ngập ngừng, ngắt quãng, làm sao để lại ấn tượng hào hùng trong tâm trí tôi đươ.c. Nhưng nay tôi thật tình cúi đầu tạ lỗi cùng bố tôi và các chiến hữu của ông. Kể từ ngày đó, cái nhìn và suy nghĩ của tôi về bố mình khác xưa nhiều lắm".
Trận Quảng Trị cũng được một số trường quân sự cao cấp của các quốc gia đồng minh lấy làm case điển hình để nghiên cứu, giảng dạy.
IV- Hệ quả sau trận Quảng Trị
Điện tín, thư từ chúc mừng của các Tướng lãnh tên tuổi, các quốc gia Đồng minh gửi đến ca ngợi chiến thắng hào hùng này. Tổng thống, Thượng Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa họp khẩn cấp thông báo cùng toàn dân.
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hãnh diện với thế giới về trận Iwo-Jima thì Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đã làm cho thế giới nể phục với chiến thắng Quảng Trị 16/9/72. Tiếng tăm đã vượt ra khoœi cuộc chiến đấu tự vệ của miền Nam để đi vào tầm vóc quốc tế. Những ngày sau đó, nhiều phái đoàn quân sự của các quốc gia bạn đã đến tận nơi tìm hiểu. Đặc biệt Tướng Vanuxem của phái đoàn Pháp sau khi nghe trình bày sự thương vong đôi bên (riêng Thủy Quân Lục Chiến khoảng 35OO binh lính hy sinh, theo tỷ lệ cứ 1 hy sinh khoảng 3 bị thương), ông đứng bật dậy dơ tay chào và nói: “Tôi ngưỡng mộ Tướng Lân cùng toàn thể binh lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam”. Tướng Vanuxem được mệnh danh là “con hùm xám Bắc Việt” (trong chiến tranh Pháp - Việt Minh trước 1954), đứng trước sự tan hoang, đổ nát của cả một thành phố cùng sự thiệt hại đôi bên, ông Tướng già dày dạn chiến trường này đã cảm thấy ngay cái mức độ tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh nên mới tỏ lời như trên.
Người chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã chiến đấu dũng cảm, đem thân xác mình ra chịu đựng thử thách giữa một hoàn cảnh thua thiệt mọi bề để đạt mục tiêu to lớn của Quân đội và Quốc gia. Đài Saigon đã phát thanh chương trình đặc biệt về chiến thắng này và bài hát “Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị” đã được hát lên từ những ngày tháng oai hùng đó.
Ngoài Bắc, Tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cộng sản Bắc Việt đã bật khóc khi hay tin Quảng Trị thất thủ với hàng trăm ngàn quân sĩ thương vong, vũ khí và trang bị nặng bị tổn thất hầu hết. Ông mất chức sau đó ít lâu.
V- Kết luận
Người viết xin có đôi lời với những người lính Thủy Quân Lục Chiến:
- Lịch sử là những biến cố nhân tạo hoặc thiên tạo, chiến thắng Quảng Trị là do công sức của mọi quân binh chủng, Thủy Quân Lục Chiến hy sinh thêm những giọt máu cuối cùng.
- Hai mươi bốn năm sau, có dịp nói chuyện với những người lính Cộng sản Bắc Việt đã dự trận Quảng Trị, họ đều bày tỏ sự tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh.
-Người đời sau nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc đến binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến với những người lính Mũ Xanh anh dũng đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó.
Bắc Việt đã rút kinh nghiệm từ thất bại đau đớn của cuộc đại tấn công mùa hè năm 1972, họ chuẩn bị thêm 3 năm nữa mới dám mở cuộc tấn chiếm 1975.
(conbenho sưu tầm trên Google và post lại nguyên văn .
Nhân đây xin được chân thành cám ơn Anh Chị với nick 16091972 đã nhắc nhở cho chúng ta nhớ đây chính là ngày Quân Lực VNCH đã tái chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị và đã cắm lại Lá Cờ Tổ Quốc VN Vàng Ba Sọc Đỏ trên Cổ Thành .) .
Tuesday, June 15, 2010
Vài ý kiến thô thiển về "Chuyện gây quỷ bốc mộ" của ông Nguyễn Đạt Thành và "Hội nghị Quốc tế" về Biển Đông của ông Chu Tan
Dưới đây là Copy nguyên văn một phần sinh hoạt của Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc, ngày Thứ ba, 15-6-2010, xin "post" vào đây để nhớ .
***
(12:32 PM) *** 16091972 has joined the room ***
conbeQuetRac-: xin cha`o ca'c anh chi.
conbeQuetRac-: ddu'ng
conbeQuetRac-: nhu*~ng con cho' ghe? ha?i ngoa.i va^~n muo^'n van la.y be` lu~ csvn
(12:37 PM) *** uy_vien_DCSVN has joined the room ***
(12:37 PM) Alert: uy_vien_DCSVN reddotted by: conbeQuetRac-
(12:37 PM) *** uy_vien_DCSVN has left the room ***
(1:22 PM) 16091972: ho. dang chi'nh thu*'c hoa' bo.n thu' va^.t
conbeQuetRac-: xin ho?i cac anh chi.
conbeQuetRac-: và anh chi. 16091972
conbeQuetRac-: nghi~ sao ve^` va^'n dde^` dda~ ddang la` dde^` ta`i ho^.i lua^.n tre^n Paltalk ga^`n dda^y
conbeQuetRac-: vie^.c "quo^'c te^' hoa' Bie^?n DDo^ng"
conbeQuetRac-: dd Nguoi Dan VN voi hien tinh ddat nuoc ?
conbeQuetRac-: xin moi cac anh chi. nghe ddoa.n audio nay` thu*? xem nhe'
conbeQuetRac-: he^'t o^ng na`y to*'i o^ng kha'c tie^'p tu.c van xin be` lu cho' ma' csvn
(2:02 PM) 16091972: ti`nh the^' ca`ng kho' kha(n bao nhie^u thi` ca`ng pha?i cu*'ng ra('n, du*'ng vu*~ng tre^n ly' tu*o*?ng quo^'c gia da^n to^.c. Kho^ng the^? va` kho^ng bao gio*` de^? bo.n cs co' ba^'t cu*' co* ho^.i na`o, ba^'t cu*' vi. tri' na`o cu?a da^n to^.c . Bo^. ma(.t thu' va^.t cu?a chu'ng no' muo^n do*`i va^~n pha?i la` bo^. ma(.t sa't da^n, pha?n quo^'c . Do' pha?i la` li.ch su*? muo^n do*`i
(2:05 PM) 16091972: Du` hu*~u y' hay vo^ y' ma` cha.y to^.i cho chu'ng no' thi` to^.o pha?n quo^'c cu?a chu'ng no' na(.ng 1 thi` to^.i mi`nh na(.ng 10 do^'i vo*'i quo^'c gia da^n to^.c
conbeQuetRac-: cam on anh chi 16091972
conbeQuetRac-: con` "nếu csvn khong ban nuoc 100%" !!!
conbeQuetRac-: ddoi voi ca'c ong na`y
conbeQuetRac-: vc co`n biet yeu nuoc
conbeQuetRac-: chu*a ban nuoc 100%
conbeQuetRac-: trong buoi hoi luan nay, chi? nghe tu cho nay, phia' sau co' 1 va^'n dde^` kho^ng biet co' ai dde^? y' kho^ng
(2:09 PM) 16091972: 20 na(m sinh tu*? mo^.t ma^'t mo^.t co`n, 36 na(m ma^'t nu*o*'c ma` co`n mo* ngu? thi` kho^ng ma^'t nu*o*'c, mo*'i la` chuye^.n la.
(2:31 PM) thangmo: ddo' la` bo.n bu*ng bo^
(2:39 PM) thangmo: ong ta dda^u co' le^n nu*?a CBQR
(2:44 PM) thangmo: tha(`ng ddo' la` vietcong ma` CBQR
(2:55 PM) thangmo: ma'y mo? nghe giut lam mo? ra va` vo la.i
(2:55 PM) *** thangmo has left the room ***
conbeQuetRac-: a`
conbeQuetRac-: da. la` cho^~ na`y
conbeQuetRac-: cbQR ba^'m nha^`m khu'c hoi na~y
conbeQuetRac-: da xin hoi anh chi 16091972 co`n nghe ?
(2:59 PM) *** thangmo has joined the room ***
(3:00 PM) 16091972: cbQR nghi~ sao ve^` vie^.c ho^.i nghi. quo^'c te^' ve^` bie^?n Do^ng?
conbeQuetRac-: da vang
conbeQuetRac-: cbQR ddua audio nay la dde^? chu'ng ta chia se?
conbeQuetRac-: da cbQR xin cha`o la.i anh thangmo
conbeQuetRac-: thua anh tm nghe ro~ chu*a ?
(3:03 PM) thangmo: nghe
conbeQuetRac-: cac anh chi nghe cho ky~ ong CT no'i
conbeQuetRac-: ti`m xem co^'t tuy? van dde^`
conbeQuetRac-: o^ng CT na`y dda~ tu*`ng bu*ng bo^ cho chi'nh phu? BI.P
conbeQuetRac-: ba^y gio*` tie^'p tu.c
conbeQuetRac-: anh chi. 16091972 biet QuocViet2005 cung trong to^? chu*'c o^ng na`y
conbeQuetRac-: nghe cho^~ na`y ne`
conbeQuetRac-: kho^ng bie^'t o^ng ta co' noi' dde^'n nhu*~ng die^~n gia? la` ngu*o*`i ngoa.i quo^'c hay ngu*o*`i VN
conbeQuetRac-: phen na`y be` lu~ vc ra~nh no*.
conbeQuetRac-: co' ca'c ong na`y ddo*~ no*. cho chu'ng
conbeQuetRac-: no*.
conbeQuetRac-: tre^n dda^'t lie^`n ca? VN dda~ la` cu?a tha(`ng ta`u va` be lu~ CU*O*'P vc
conbeQuetRac-: ca'c o^ng chi? lo cho "bie^?n ddo^ng"
conbeQuetRac-: my~ cha(?ng ca^`n bie^'t nu*o*'c VN hay HS, TS cu?a "tha(`ng" na`o
conbeQuetRac-: so*? di~ my~ di'nh va`o vi` tha(`ng vc BA'N HS cho tha(`ng ta`u ga^y tro*? nga.i cho di chuye^?n ha`ng ha?i cu?a my~
conbeQuetRac-: vie^.c Dda^'t Bie^?n cu?a VN pha?i do nguoi da^n VN lo tho^i
conbeQuetRac-: lu~ cho' ma'
conbeQuetRac-: vc tha ho^` su*o*'ng
conbeQuetRac-: ca'c o^ng na`y la`m ddi`nh dda'm la` la`m cho csvn su*o*'ng the^m, da^n VN ye^n ta^m la` lu~ cho' ma' vc co' lo cho la~nh ha?i VN
(3:37 PM) thangmo: du`ng tu*` congsan kho^ng
conbeQuetRac-: da vang, bo*?i va^.y mo*'i no'i
conbeQuetRac-: va^'n dde^` bie^?n ddo^ng dda~ co' nhie^`u to^? chu*'c ddu*a ra
conbeQuetRac-: ba^y gio*` the^m ca'c o^ng na`y
conbeQuetRac-: ca'c o^ng na`y dda~ tuye^n bo^' la^.t ddo^? csvn na(m 2005
(3:39 PM) 16091972: vie^.c na`y cu~ng ca^`n la`m nhu*ng ne^'u kho^ng ca^?n tha^.n la` se~ bi. ca? "ba.n" la^~n thu` lo*.i du.ng. Xo^i ho?ng bo?ng kho^ng la` die^`u thu*o*`ng hay xa?y ra vi` ke'm kha? na(ng. Bo.n vc hay thu? lo*.i du*o*.c nhie^`u die^`u tu*` nguo`i mi`nh
conbeQuetRac-: xa.o ke ngu*o*`i ta chu*a ddu?
conbeQuetRac-: da vang
conbeQuetRac-: va^'n dde^` la` cho^~ ddo'
conbeQuetRac-: chuye^.n bie^?n ddo^ng ca`ng le^n tie^'ng nhie^`u ca`ng to^'t
conbeQuetRac-: nhu*ng mu.c ddi'ch cu?a ca'c o^ng na`y la` muo^'n csvn ghe' ma('t dde^'n to^? chu*'c cu?a ca'c o^?ng
conbeQuetRac-: 1 ca^u no'i cu?a o^ng lamchantho dda~ to^' ca'o y' na`y cu?a o^ng ta
conbeQuetRac-: va` kho^ng nhu*~ng chi? o^ng ta, ca? ca'c o^ng na`y cu~ng the^'
conbeQuetRac-: ddo^i khi ca'c o^ng na`y dda~ vo^ ti`nh hay hu*~u y' thu*`a nha^.n csvn la` la~nh dda.o qua ca'ch no'i
conbeQuetRac-: ddo' la` ly' do ta.i sao cbQR nghi~ ca'c o^ng na`y ca`ng ddi`nh dda'm, ca`ng la`m lo*.i cho csvn
(3:44 PM) 16091972: Ta.i sao nguo`i VN mi`nh cu*' cho la` bo.n vc la` "chinh quye^`n" dang me^ ngu? hoa(.c sa nga~ de^? ro^`i mong bo.n thu' va^.t do' ti?nh ngo^. ?
(3:45 PM) 16091972: Ngu`oi VN mi`nh me^ ngu? qua' na(.ng ro^`i
conbeQuetRac-: ngay ca? o^ng NHT, mo*'i ra ha?i ngoa.i va` co' co^ng tri`nh nghie^n cu*'u la` lo go*?i ve^` cho lũ chó má csvn
conbeQuetRac-: dda^'y
(3:46 PM) 16091972: Nghi~ nhu* va^.y la` chi'nh mi`nh u me^, mo^.ng du
conbeQuetRac-: co`n cho*` lu~ ba'n nuoc vc "tinh ngo^."
conbeQuetRac-: nghe ong lct no'i ne`
conbeQuetRac-: tha^'y the^m to^? chu*'c mang danh "CP VNCH" !!!!
(3:47 PM) 16091972: Bo.n vc da~ di, dang di, se tiep tu.c di nhu*~ng gi` DU'NG theo sach lu*o*.c du*o*.c toan ti'nh bao gio` cu~ng ra^'t ca^?n tha^.n nhu*ng ma quy?, ta`n do^.c, sa^u hie^?m cu?a chu'ng no'
conbeQuetRac-: nghe ong lct noi' ddo'
(3:50 PM) 16091972: Ma~ Lai hie^.n dang ba('t tay vo'i bo.n trung co^.ng de^? ta.o co* ho^.i cho bo.n trung co^.ng co' chu? quye^`n chi'nh thu*'c tre^n bie^?n Do^ng cu?a Vie^.t Nam mi`nh. Nam Du*o*ng cu~ng dang la`m chuye^.n nhu* va^.y.
conbeQuetRac-: nhu* va^.y ma^'y o^ng na`y co`n ngu?
(3:52 PM) 16091972: Ne^'u Ma Lai, Nam Duong, Phi Luat Tan....cu~ng tham du*. ho.i nghi. do' nhu*ng cu`ng nhau co^ng nha6.n chu? quye^`n bo.n trung co^.ng thi` ca'c o^ng na`y se~ pha?n u'ng ra sao?
conbeQuetRac-: ca'c o^ng na`y chi? lo bu*ng bo^ cho my~
(3:53 PM) 16091972: Kho^ng chu*`ng mi`nh se~ tu*. ruo'c hoa. va`o tha^n khi to^? chu*'c ho^.i nghi. nhu* va^.y
conbeQuetRac-: DDU'NGGGGGGGGGGGGG
(3:54 PM) thangmo: no' la` lu? ba'n nuo*'c, la`m sao ba('t no
conbeQuetRac-: troi oi la troi
(3:55 PM) 16091972: Ca'c nu*o*'c kia sa~n sa`ng co^ng nha.n chu? quye^`n cu?a bo.n trung co^.ng tre^n ca'c da?o cu?a VN mi`nh de^? do^?i la.i su*. an toa`n ca'c da?o cu?a ho. se~ tra'nh du*o*.c bo.n trung co^.ng
conbeQuetRac-: anh thangmo nghe ba` na`y noi' co' le~ kho^ng bie^'t tha`nh ti'ch la` co^ng an cu?a ba` nay ?
(3:59 PM) thangmo: cong an?
conbeQuetRac-: ba` na`y dda~ du. ddu*o*.c tra^u gia` ha?i ngoa.i ve^` ga(.m co? non o*? VN va` sa ba^~y csvn
conbeQuetRac-: yes
(4:00 PM) thangmo: oh
conbeQuetRac-: yes
conbeQuetRac-: scandal ddo' dda~ no^? ca? dd Paltalk ma^'y na(m tru*o*'c ddo'
conbeQuetRac-: ne^n phu. nu*~ trong nu*o*'c le^n Paltalk na`y co' nhie^`u ngu*o*`i kho^ng bie^'t lie^m si?
conbeQuetRac-: nghe ba` ta no'i ra^'t ca?m ddo^.ng
(4:03 PM) thangmo: ba` ta la` nguo`i trong nuo'c?
conbeQuetRac-: da vang
(4:03 PM) thangmo: nguy hiem qua'
conbeQuetRac-: online 24/24
conbeQuetRac-: da vang
conbeQuetRac-: chi? ga.t dduoc nguoi chu*a bie^'t chuye^.n ma^'y na(m tru*o*'c tho^i.
Nhu*~ng ngu*o*`i dda`n ba` leo le^n net xin tie^`n dda`n o^ng, online 24/24, ca^`m mic cho^'ng co^.ng, nha^.n la` co^ng an vc, kho^ng ddo*n gia?n
conbeQuetRac-: chinh vc dda ban nuoc
conbeQuetRac-: tai sao ca'c ong chi? lo`ng vo`ng
conbeQuetRac-: mu.c ddi'ch cha.y to^.i ba'n nu*o*'c giu`m cho csvn
conbeQuetRac-: dda^y la` 1 ddie^?m dda'ng chu' y' nu*~a
(4:09 PM) *** hadongvn has joined the room ***
conbeQuetRac-: di nhien chung no' cho ddi
conbeQuetRac-: nhung nhung tieng noi ddo' nhu HTC noi'
conbeQuetRac-: hahah
conbeQuetRac-: lu~ cho' ma' csvn bie^'t ddau ddo*'n
conbeQuetRac-: ca'c ong na`y lo cha.y toi cho lu~ cho' ma' na`y ky~ qua'
conbeQuetRac-: ca? lu~ cho' ma' chung no' co' tha(`ng na`o to^'t
conbeQuetRac-: dda^'y
conbeQuetRac-: va^~n ve~ ddu*o*ng` ra cho cho' vc ddi
(4:12 PM) 16091972: Ma^'t Hoa`ng Sa, Tru*O*`ng Sa chu*a tha^'y bo.n vc chu'ng no' dau do*'n nhu*ng mi`nh chi? tha^'y nhu*~ng ngu*o*`i VN tranh da^'u cho HS-TS bi. tu.i no' da'nh dda^.p, tu` da`y dau do*'n ra^'t ro~ ra`ng
conbeQuetRac-: boi vay
(4:13 PM) 16091972: Ngu*o*`i VN mi`nh co' nhie^`u ngu*o*`i me^ ngu? ne^n chuye^n mo^n no'i ngu*o*.c
conbeQuetRac-: lu~ chuot tau giet ngu dan VN chung no' nga^.m mieng
conbeQuetRac-: ca'c ong ddau ca^`n so*.
conbeQuetRac-: tu*. ba?n tha^n ca'c o^ng dda~ vay roi
conbeQuetRac-: phen nay ma` dien tien nhu a/c 16091972 vua ne^u thi` che^'t cha('c
conbeQuetRac-: lu~ cho' ma' vc ca`ng su*o*'ng
conbeQuetRac-: va^~n chu*a chi.u ti?nh ngu?
conbeQuetRac-: cu*' no'i vc "lop 3 truong lang"
(4:25 PM) 16091972: Do' la` mi`nh chu*a no'i de^'n la` chi'nh bo.n vc nha?y va`o hoa(.c len lo?i tra' hi`nh ngo^`i chung de^? khuynh dda?o, da^~n da('t theo y' chu'ng no'
conbeQuetRac-: ong na`y chi? lo be^nh cho ca'i dda?ng thu'i
conbeQuetRac-: bat ke^? pha?i qua^'y
conbeQuetRac-: cha('c cha('n la` co' roi
(4:29 PM) 16091972: Mo^.t cuo^.c ho^.i nghi. nhu* va^.y thi` ca'c nu*o*'c kha'c ho. chi? no'i die^`u co' lo*.i cho VN mi`nh ne^'u m`inh dang la` chi'nh quye^`n cu?a nuo'c VN.
(4:30 PM) 16091972: Mi`nh dang kho^ng co' ca'i the^' la` chi'nh quye^`n dang la~nh da.o nu*o*'c VN cu?a mi`nh thi` mi`nh du*n`g bao gio*` tro^ng mong ca'c nuo'c kha'c noi su*. tha^.t co' lo*.i cho VN mi`nh
conbeQuetRac-: DDU'NG VA^.Y
conbeQuetRac-: ca'c nuoc kha'c ho. dda~ va` ddang KHINH BI? ca'c o^ng va^~n co`n muo^'n ba'm ga^'u vc
conbeQuetRac-: lu vc su*o*ng re^n le^n
(4:32 PM) 16091972: Ca'c nuo'c kha'c ho. noi vi` quye^`n lo*.i cu?a nuo'c ho. . Ho. se~ ba'n du*'ng quye^`n lo*.i cu?a VN mi`nh o? bie^?n Do^ng de^? giu*~ duo.c quye^`n lo*.i cu?a ho.
conbeQuetRac-: chi'nh lu~ tri' ngu? hai ngoai chay toi cho chung no'
conbeQuetRac-: ddung vay, trong ddo' co ca dailoan
(4:34 PM) 16091972: Da`i Loan cha'c cha'n 100% se~ ba't tay vo'i bo.n trung co^.ng
conbeQuetRac-: noi dailoan chong tau cong la mo* ngu? nhe'
(4:35 PM) 16091972: du` cho DL co' cho^'ng co^.ng thi` DL cung se~ ba't tay voi trung co^.ng de^? ho.p thu'c hoa' bon trung co^.ng tre^n ca'c da?o cu?a VN mi`nh
conbeQuetRac-: ong nay la` 1 nguoi co' da~ ta^m, khong phai luong thien gi`
(4:36 PM) thangmo: mo~ phai nghi~,cha`o CBQR
(4:36 PM) *** thangmo has left the room ***
conbeQuetRac-: da cam on anh thangmo nhieu
conbeQuetRac-: khong nghe dduoc ong PhamTranAnh noi'
(4:38 PM) 16091972: my~ da~ gia? mu` gia? die^'c khi bo.n tc ta^'n co^ng Hoang Sa na(m 1974. Tha^.m chi' my~ da la`m ngo* kho^ng cu*'u vo*'t ca'c thuy? thu? bi. da('m ta`u cu?a VNCH mi`nh
conbeQuetRac-: ddung' vay
conbeQuetRac-: ma van con co' ke? tung ho va ddo^.i my~
(4:40 PM) 16091972: Bo.n tc kho^ng bao gio*` da'm ta^'n co^ng HS ne^'u kho^ng co' ba`n lua^.n, a^m mu*u va` co' su*. do^`ng y', ta'n tro*. cu?a my~
conbeQuetRac-: ddung vay, my~ dda ddong y' chuot tau chiem HS
(4:41 PM) 16091972: Ngay ca? khi ta^'n co^ng bo.n vc na(m 1979 khi kho^ng co`n my~ o? VN thi` da.ng tie^?u bi`nh co`n pha?i ho?i y', tho^ng ba'o my~ truo'c
conbeQuetRac-: nhu vay khong con nghi ngo gi nua
conbeQuetRac-: my va tau cong dda~ va` ddang chia xu*o*ng xẻ thi.t VN qua be` lu~ cho' ma' ba'n nu*o*'c csvn
conbeQuetRac-: qua hoi luan nay cbn biet them ve ca'i "CP VNCH" cua dda'm hvs
conbeQuetRac-: trong ddo' co' ong lct
conbeQuetRac-: tha^.t kho^?n kho^? cho da^n to^.c VN va` tha^.t co' phu'c cho be` lu~ ba'n nu*o*'c csvn
conbeQuetRac-: cach dday khong lau ong CT dda mo dd "Lien Minh Dan Toc VN" gi` ddo'
(4:53 PM) 16091972: Ca`ng kho^'n kho^? ho*n nu*~a khi ngu*o*`i VN va^~n chu*a y' thu*'c du*o*.c quye^`n lo*.i cu?a VN chi? la` con so^' zero do^'i vo*'i kho^ng chi? bo.n vc ma` ca? luo^n do^'i vo*'i the^' gio*'i
conbeQuetRac-: roi bay gio toi to chu*'c mo*'i na`y
conbeQuetRac-: ho. cu*' ke^u ga`o "the^' gio*'i"
conbeQuetRac-: da^n VN chi? la` nhu*~ng con va^.t cho lu~ cho' ma' csvn ddo^?i cha'c , chia lo*.i voi' the gioi
(4:55 PM) 16091972: Ca'i tho'i quen mo* tu*o*?ng, tro^ng mong, vo.ng ngoa.i la` tho'i quen luo^n luo^n se~ ma^'t nu*o*'c kho^ng va`o tay ke? na`y thi` va`o tay ke? kha'c
conbeQuetRac-: co`n nu*~a, ma^'t nu*o*'c va^~n chu*a ddu? NHU.C, ho. co`n vui ve? la`m to^i ddoi` cho the^' gio*'i nu*~a
conbeQuetRac-: vui ve? va` ha~nh die^.n !
(4:57 PM) 16091972: tha(`ng ke? thu` cu*o*'p nu*o*'c chu*a cha'c da~ ba^?n thi?u ba(`ng ngu*o*`i "ba.n" ma` mi`nh mo* tu*o*?ng , be^nh vu*.c, tro^ng nho*`, y? la.i
conbeQuetRac-: suy lua^.n theo kie^?u ong lct qua' nga^y tho*
conbeQuetRac-: o^ng na`y co`n NGU?
(4:59 PM) 16091972: da^u pha?i chi? 1 mi`nh o^ng lct nga^y tho* ma` pha?i no'i qua' nhie^`u nguo`i mi`nh de^`u nhu* va^.y
(5:00 PM) 16091972: da so^' ngu`o imi`nh de^`u cho la` bo.n vc ngu dda^`n, da.i do^.t ne^n pha?i da.y cho no' kho^n ra ma` ti?nh ngo^.
conbeQuetRac-: chi'nh vi ho. nghi~ nhu* va^.y ne^n chi'nh ho. moi tro*? tha`nh ngo^'c dde^? bi. lu~ cho' ma' vc xo? mui~
conbeQuetRac-: co`n nu*~a
conbeQuetRac-: co`n ca'i go.i la` "nga`n giot le^. ro*i" cu?a ba` dmd nu*~a
(5:03 PM) 16091972: chu*a ca^`n nghe y' tuo?ng ma` chi? ca^`n nghe gio.ng no'i cu?a o^ng lct thi` mi`nh da~ pha?i nga^.m ngu`i cho su*. tho^ng minh ve^` chi'nh tri. cu?a o^ng a^'y
conbeQuetRac-: chi? co`n cho*` che^'t
conbeQuetRac-: tri' thu*'c MN nhu* ba` dmd cu~ng tha^.t qua' phu'c ddu*'c cho lu~ cho' ma' csvn
(5:05 PM) 16091972: ngay` na`o ma` ngu*o*`i VN mi`nh co`n thich suy nghi~, thi'ch an no'i nhu* nhu*~ng die^`u o^ng lct dang no'i thi` nga`y do' bo.n vc va^~n co`n cha(n da('t da`n cu*`u du*o*.c
conbeQuetRac-: ne^'u lu'c na~y cbn nghe khong nha^`m, ong CT cu~ng bu*ng bo^ tha(`ng vc ntd y nhu* ong lvx !?
conbeQuetRac-: tre^n dd pao tho.c na`y ngu*o*`i bu*ng bo^ cho tha(`ng tu*o*?ng thu' ntd nhu* ong lvx cu~ng khong i't
conbeQuetRac-: cbn KHINH BI? ta^'t ca? nhu*~ng tha(`ng bu*ng bo^ cho csvn
conbeQuetRac-: nhu*~ng tha(`ng na`o ke^u go.i ddoa`n ke^'t vo*'i lu~ cho' ma' csvn
(5:09 PM) 16091972: pha?i bu*ng bo^ , phai bie^'t no'i nhu*~ng die^`u to^'t cho bo.n thu' va^.t thi` mo*'i tri' thu*'c , hie^?u bie^'t ho*n nguo`i thu*o*`ng. Ba^.c cao nha^n luo^n luo^n pha?i kha'c thu*o*`ng mo'i da.y do^~ du*o*.c nguo`i thuo`ng
conbeQuetRac-: anh chi 16091972 co thuong vao room Co Vang va CNQG ?
(5:11 PM) 16091972: Da.o na`y i't va`o paltalk la('m
(5:11 PM) 16091972: room do' da.o na`y co' gi` la. kho^ng?
conbeQuetRac-: da thu*a kho^ng bie^'t
conbeQuetRac-: cbQR khong ddu? su*'c , ca? Room ma` co`n kho^ng ddu? su*'c mo*?
conbeQuetRac-: co' chuyen PLT tranh cha^'p vo*'i ta`u co^.ng ?
(5:34 PM) 16091972: PLT bi. tc ba'n va`o thuye^`n ta`u nhie^`u la^`n tre^n bie?n Do^ng
conbeQuetRac-: co le~ vi` va^.y ne^n ca'c o^ng to^? chu*'c ho^.i nghi. quo^'c te^' ve^`bie^?n ddo^ng nghi~ se~ va^.n ddo^.ng ddu*o*.c PLT ?
conbeQuetRac-: nhu*ng ne^'u ddu*o*.c ta`u co^.ng tho?a thua^.n kho^ng qua^'y ra^`y , PLT se~ u?ng ho^. ta`u co^.ng ?
(5:36 PM) 16091972: chi'nh xa'c
(5:37 PM) 16091972: Do' la` die^`u Ma Lai da~ la`m
conbeQuetRac-: oh
conbeQuetRac-: so sa'nh chuye^.n na`y kho^ng ddu*o*.c
conbeQuetRac-: vi da^n Balan y' thu*'c ddu*o*.c chuye^.n bi. cu*o*'p nu*o*'c
conbeQuetRac-: co`n da^n VN thi` "o^m" tha(`ng cu*o*'p nu*o*'c vao lo`ng
(5:40 PM) 16091972: ta.i da^n VN mi`nh thi'ch du*o*.c la`m tha`y de^? da.y do*`i, da.y do^~ than`g thu? pha.m da'nh mi`nh, gie^'t mi`nh
(5:43 PM) 16091972: la.i da.y do^~ va` mo*? co* ho^.i cho bo.n vc
(5:43 PM) 16091972: to.i nghie^.p bo.n vc qua'
conbeQuetRac-: la('c dda^`u
conbeQuetRac-: tren dd pao thoc na`y nhieu tha^`y la('m
conbeQuetRac-: toa`n la` muo^'n da.y bo.n vc
(5:44 PM) 16091972: ta.i bo.n vc no ngu qua' chu*' dau phai no' muo'n ba'n nuo'c
conbeQuetRac-: troi
conbeQuetRac-: ong lct co`n noi' dde^'n chuye^.n vc no^.p ha?i ddo^`
conbeQuetRac-: trong ha?i ddo^` ddo' lu~ cho' ma' vc giao HS cho ta`u ro^`i
conbeQuetRac-: co`n chu*a sa'ng ma('t ra
conbeQuetRac-: o^ng NHT cu~ng dda~ sa'ng ma('t
(5:46 PM) 16091972: cha('c bo.n vc khi nghe tu.i no' cu~ng pha?i so*. cho ca'i ngu xua^?n cu?a nhie^`u nguo`i nhu* va^.y
conbeQuetRac-: ta' hoa tam tinh ma`
conbeQuetRac-: ca? dda'm o^ng HT, ba` HD, o^ng VHS va` nhie^`u ngu*o*`i kha'c cu~ng dda~ ta' hoa?
conbeQuetRac-: lu~ cho' ma' csvn ba'n HS cho ta`u la` vi` "NGU DO^'T" !?
(5:49 PM) 16091972: 100 pha^`n nga`n la` chi? co' 10%
conbeQuetRac-: co`n ANQ, Tha'c BG, Tu.c La~m, nhie^`u pha^`n dda^'t kha'c, Ta^y NGuye^n ... la` vi` ca'i gi` ?
conbeQuetRac-: dda^'y
conbeQuetRac-: ho^m ddo' ca^.u na`y no'i lo^.n
conbeQuetRac-: ga^`n he^'t ro^`i
conbeQuetRac-: cbQR xin ca'm o*n ca'c anh chi. tha^.t nhie^`u
conbeQuetRac-: a/c 16 nghi~ sao ve^` y' na`y cu?a VD
(5:53 PM) 16091972: VD no'i kho^ng ma.ch la.c la.i thie^'u chi'nh xa'c
(5:54 PM) 16091972: nhu*~ng die^`u ca(n ba?n nha^'t ma` kho^ng bie^'t thi` ca`ng no'i the^m ca`ng ho^~n loa.n
conbeQuetRac-: va^.y ma` hie^.n tho*`i nhie^`u dd noi' csvn dda~ va` ddang "giay chet"
conbeQuetRac-: cbQR tha^'y lu~ cho' ghe? ha?i ngoa.i dda~ va` ddang nuo^i du*o*~ng che^' ddo^. xuo^'ng ha`ng cho' ngu*.a cu?a vc
conbeQuetRac-: co' nhie^`u chuye^.n ca'c anh chi. chia se? ra^'t hay
conbeQuetRac-: cbQR muo^'n vie^'t la.i dde^? go*?i le^n Blog giu*~ la.i la`m ta`i lie^.u cho die^~n dda`n chu'ng ta nhu*ng cbQR ddau dda^`u nhie^`u
conbeQuetRac-: ne^n ta^.p trung kho^ng ddu*o*.c dde^? vie^'t
conbeQuetRac-: nhie^`u y' tu*o*?ng ra^'t dda'ng ghi nha^.n . Khi cbQR khoe? se~ co^' ga('ng ta^.p vie^'t la.i .
conbeQuetRac-: xin ca'm o*n ca'c anh chi. tha^.t nhie^`u .
***
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
16062010
____________
CSVN Cướp Nước, Diệt Chủng, Phản Quốc, BÁN NƯỚC
Diệt Cộng Cứu Nước
Subscribe to:
Posts (Atom)