Trích
Các thẩm phán Tunisia bắt tay một chiến binh trong khi họ biểu tình bên ngoài một tòa án ở thủ đô Tunis ngày 20-1-2011, đòi tất cả các thẩm phán làm việc cho chế độ của Tổng Thống bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali phải từ chức toàn bộ. Gần 1,000 người chống chính phủ đã mang biểu ngữ lên án đảng của nhà độc tài vừa bị lật đổ tuần hành hôm Thứ Năm. Lính đã bắn chỉ thiên để chận không cho họ trèo tường bản doanh đảng cầm quyền cũ. (Photo AFP/Getty Images)
@@@
Cuộc Cách Mạng Bông Lài
(01/21/2011)
Vi Anh
Mohamad Bouazzi, một người dân của nước Tunisia, 26 tuổi tốt nghiệp đại học kiếm không được việc làm, phải đi bán hàng rong, bị cảnh sát xua đuổi, tịch thu phương tiện nuôi sống gia đình và sỉ nhục đến phẫn uất tẩm xăng tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010.
Ngọn lửa này đã tạo thành cơn bão lửa đấu tranh của người dân, làm thành cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của Ben Ali thống trị nước Tunisia từ năm 1987.
Báo chí Pháp gọi là “cách mạng hoa lài” là một cuộc cách mạng đầu tiên đánh đổ chế độ độc tài trong thế giới Hồi Giáo. Tunisia là một nước nhỏ nổi tiếng du lịch (diện tích 163 ngàn cây số vuông, dân số gần 12 triệu) bên bờ nam biển Địa Trung Hải.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia là một bước ngoặc của lịch sử quốc gia dân tộc này đã vượt qua nổi sợ hãi đối với nền độc tài nghiệt ngã của TT Ben Ali. Người dân đấu tranh đã buộc kẻ độc tài phải cách chức Bộ trưởng Nội vụ như một con dê tế thần. TT Ben Ali phải lên truyền hình trần tình và hứa hẹn hết điều này đến điều kia. Nhưng người dân vẫn tiếp tục biểu tình càng nhiều và đòi hỏi càng mạnh TT Ben Ali phải từ chức vô điều kiện. Còn gia đình y, ba người con gái se sua và một chàng rể giàu sụ đã đi Canada tỵ nạn. Và bà vợ thứ nhì của y thì ngồi trên đống hột xoàn cất dấu ở Dubai, lo lắng nhìn về thủ đô Tunis và các tỉnh lỵ dân chúng biều tình như triểu dâng thác đổ. Và sau cùng nhà độc tài Ben Ali cũng phải tẩu thoát sang Arab Saudi. Tunisia đang thành lập chánh phủ đoàn kết quốc gia và truy tầm thu hồi khoảng 5 tỷ Đô la mà Ben Ali và gia đình đã ăn cướp của dân và đang cất dấu ở ngoại quốc.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia đã trở thành phong trào nhân dân phát triển từ điểm sang diện và từ phẩm sang lượng. Một qui trình không thể đảo ngược. Thủ đô xuống tỉnh, thành thị đến nông thôn. Lớp trẻ có học đến nông dân, thị dân. Từ kinh tế thất nghiệp, không việc làm đến chống bất công, tham nhũng, độc tài gia đình trị. Gia đình Tổng thống Ben Ali từ vợ con đến anh em nắm trọn những vị trí kinh tế ngon ăn, chánh trị nhiều quyền của đất nước.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia thực hiện qua hàng loạt các cuộc biểu tình xa luân chiến, trường kỳ đối kháng. Có máu, nước mắt, mồ hôi người chết và bị thương, có đập phá. Nhưng biểu ngữ, bích chương và khẩu hiệu mà hàng trăm ngàn người dân đa số là người trẻ có học giương lên, hô to, lại rất bình dân nhưng sâu sắc. «Ben Ali, chúng tôi hết sợ ông rồi» hoặc là «Bánh mì, việc làm và nhân phẩm con người đi đâu mất».
Nội lực nhân dân phát triển như triều dâng thác đổ đã tái kích động làm các tổ chức đối lập lâu nay phải lặn sâu vì sự đàn áp của độc tài Ban Allen phục hoạt lại mạnh. Đối lập không ngại bị bắt bớ thủ tiêu nữa, lần đầu tiên đứng lên kêu gọi giải tán chính phủ, thành lập nội các đoàn kết dân tộc.
Ngay Tham Mưu Trưởng Lục quân, tướng Rachid Ammar cũng chống lại lịnh của TT Ban Ali bảo cho binh sĩ bắn vào đoàn người biểu tình, bằng cách từ chức và khuyên Ben Ali đã hết thời nên ra đi. Vì không ít những quân nhân trong hàng tướng lãnh ý thức rất rõ nhiệm vụ quân đội là vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, bảo quốc an dân vì thể chế cộng hoà chớ không vì lãnh tụ đảng phái. Vì từng chỉ huy quân binh, các cấp chỉ huy quân đội biết trong những người biểu tình đó có cha mẹ, vợ con, bè bạn của quân nhân. Quân nhân khó mà thi hành lịnh bắn vào đoàn người biểu tình. Còn ép uổng quá, quân nhân sẽ quay súng lại bắn những người chống lại nhân dân. Nên các tướng lãnh thuần túy quân sự thường tìm cách trì hoãn hay bất động, “chờ xem” để sau cùng đứng về phía nhân dân siết cổ chế độc tài, cứu quân đội, như trong các cuộc cách mạng cận đại nhân dân lật đổ độc tài CS mà các nhà chiến lược gọi là cách mạng ôn hoà, màu sắc nhung, cam, v.v.
Quân đội Tunisia trong cuộc cách mạnh lật đổ độc tài được dân chúng thân thương gọi là«quân đội quốc gia ». Nếu quân đội không theo kẻ độc tài phản bội dân thì cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia sẽ thành biển máu. Chỉ lực lượng an ninh của TT Ben Ali thôi mà đã bắn chết 78 người và bị thương 200 người biểu tình.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia là cuộc đấu tranh độc lập, tự khởi, của người dân.
Đối ngoại không nhờ ngoại quốc kể cả Pháp rất gần gũi trên nhiều phương diện với Tunisia.
Đối nội, không nghe những gì độc tài nói mà nhìn những gì độc tài làm. TT Ben Ali dùng nhiều đòn phép hoá giải: hứa tạo ra 50 ngàn việc làm, tuyển dụng 300 ngàn thanh niên có bằng đại học bị thất nghiệp, vào các cơ quan nhà nước, rồi cam kết sẽ từ bỏ quyền lực sau khi mãn nhiệm kỳ vào năm 2014, ra lệnh không được bắn vào người biểu tình, cho tự do hoàn toàn về thông tin và truy cập Internet.
Nhưng cho đến ngày 14 tháng 01, tức gần một tháng vùng lên, các cuộc biểu tình có tăng về cường độ, nhịp độ, chớ không giảm. Hàng trăm ngàn người vẩn biểu tình ở thủ đô Tunis và ở các tỉnh; đòi hỏi mạnh hơn TT Ben Ali phải từ chức. Và biểu tình đến khi Ben Ali đào tẩu, sạch bóng độc tài mới thôi.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia chánh yếu là một cuộc cách mạng chánh trị chống độc tài. Độc tài là nguyên do chánh yếu, nguyên nhân gần lẫn xa dẩn đến bế tắc của xã hội Tunisia. Nhà cầm quyền độc tài nào cũng luôn khép kín vì là một tổ chức bế tắc, không bao giờ chấp nhận ý kiến khác biệt. Từ đó biến thái thành tệ đoan khinh thường dân chúng, thậm chí còn coi dân chúng như thù địch, đụng một chút là buộc tội người dân «âm mưu lật đổ chế độ» và «âm mưu can thiệp của thế lực thù địch bên ngoài ». Cái bịnh này chế độ độc tài nào cũng có, có ở độc tài giáo lãnh Iran, độc tài quân phiệt Miền Điện, độc tài CS Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng.
Thiếu tự do dân chủ nên mất túi khôn của quần chúng, không nội lực dân tộc, nên khả năng bị thui chột, nên nhà cầm quyền độc tài chỉ còn dựa vào công an, cảnh sát, mật vụ để trị dân. Cảnh sát trở thành kiêu binh, thay vì bạn dân thành kẻ thù của dân.
Còn báo chí trong luồng thì nhà cầm quyền bằng danh lợi, áp lực nổi chìm, kiểm duyệt tịch thu biến thành “bồi bút” chỉ biết khen nhà cầm quyền và chê những ai dám đụng đến nhà nước, buộc phải đi “lề phải” như CS Hà nội đã đang làm ở VN.
Nhưng tiến bộ khoa học đứng về phía người dân đa số, giải thoát dân chúng khỏi cảnh bị độc tài bịt miệng, bịt tai, trói buộc. Cơn bão đấu tranh chống độc tài của người dân ở Tunisia được Internet chuyễn lửa, một cách rất hữu hiệu. Lớp trẻ có học nồng cốt của cuộc đấu tranh là những người đa số có học đại học, rành computer. Theo báo La Croix của Pháp, nước Tunisia có 12 triệu dân sống nhờ du lịch nên có đến 3,6 triệu người có Internet.
Cuối cùng, phần còn lại của bài này, xin dành cho sự suy gẩm của lớp trẻ Việt Nam nói riêng, đồng bào VN nói chung, đặc biệt là quân đội tự xưng là Quân Đội Nhân dân “trung với nước, hiếu với dân” đang sống trong gọng kềm CS./. ( Vi Anh)
@@@
Cuộc Cách Mạng Bông Lài
(01/21/2011)
Vi Anh
Mohamad Bouazzi, một người dân của nước Tunisia, 26 tuổi tốt nghiệp đại học kiếm không được việc làm, phải đi bán hàng rong, bị cảnh sát xua đuổi, tịch thu phương tiện nuôi sống gia đình và sỉ nhục đến phẫn uất tẩm xăng tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010.
Ngọn lửa này đã tạo thành cơn bão lửa đấu tranh của người dân, làm thành cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của Ben Ali thống trị nước Tunisia từ năm 1987.
Báo chí Pháp gọi là “cách mạng hoa lài” là một cuộc cách mạng đầu tiên đánh đổ chế độ độc tài trong thế giới Hồi Giáo. Tunisia là một nước nhỏ nổi tiếng du lịch (diện tích 163 ngàn cây số vuông, dân số gần 12 triệu) bên bờ nam biển Địa Trung Hải.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia là một bước ngoặc của lịch sử quốc gia dân tộc này đã vượt qua nổi sợ hãi đối với nền độc tài nghiệt ngã của TT Ben Ali. Người dân đấu tranh đã buộc kẻ độc tài phải cách chức Bộ trưởng Nội vụ như một con dê tế thần. TT Ben Ali phải lên truyền hình trần tình và hứa hẹn hết điều này đến điều kia. Nhưng người dân vẫn tiếp tục biểu tình càng nhiều và đòi hỏi càng mạnh TT Ben Ali phải từ chức vô điều kiện. Còn gia đình y, ba người con gái se sua và một chàng rể giàu sụ đã đi Canada tỵ nạn. Và bà vợ thứ nhì của y thì ngồi trên đống hột xoàn cất dấu ở Dubai, lo lắng nhìn về thủ đô Tunis và các tỉnh lỵ dân chúng biều tình như triểu dâng thác đổ. Và sau cùng nhà độc tài Ben Ali cũng phải tẩu thoát sang Arab Saudi. Tunisia đang thành lập chánh phủ đoàn kết quốc gia và truy tầm thu hồi khoảng 5 tỷ Đô la mà Ben Ali và gia đình đã ăn cướp của dân và đang cất dấu ở ngoại quốc.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia đã trở thành phong trào nhân dân phát triển từ điểm sang diện và từ phẩm sang lượng. Một qui trình không thể đảo ngược. Thủ đô xuống tỉnh, thành thị đến nông thôn. Lớp trẻ có học đến nông dân, thị dân. Từ kinh tế thất nghiệp, không việc làm đến chống bất công, tham nhũng, độc tài gia đình trị. Gia đình Tổng thống Ben Ali từ vợ con đến anh em nắm trọn những vị trí kinh tế ngon ăn, chánh trị nhiều quyền của đất nước.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia thực hiện qua hàng loạt các cuộc biểu tình xa luân chiến, trường kỳ đối kháng. Có máu, nước mắt, mồ hôi người chết và bị thương, có đập phá. Nhưng biểu ngữ, bích chương và khẩu hiệu mà hàng trăm ngàn người dân đa số là người trẻ có học giương lên, hô to, lại rất bình dân nhưng sâu sắc. «Ben Ali, chúng tôi hết sợ ông rồi» hoặc là «Bánh mì, việc làm và nhân phẩm con người đi đâu mất».
Nội lực nhân dân phát triển như triều dâng thác đổ đã tái kích động làm các tổ chức đối lập lâu nay phải lặn sâu vì sự đàn áp của độc tài Ban Allen phục hoạt lại mạnh. Đối lập không ngại bị bắt bớ thủ tiêu nữa, lần đầu tiên đứng lên kêu gọi giải tán chính phủ, thành lập nội các đoàn kết dân tộc.
Ngay Tham Mưu Trưởng Lục quân, tướng Rachid Ammar cũng chống lại lịnh của TT Ban Ali bảo cho binh sĩ bắn vào đoàn người biểu tình, bằng cách từ chức và khuyên Ben Ali đã hết thời nên ra đi. Vì không ít những quân nhân trong hàng tướng lãnh ý thức rất rõ nhiệm vụ quân đội là vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, bảo quốc an dân vì thể chế cộng hoà chớ không vì lãnh tụ đảng phái. Vì từng chỉ huy quân binh, các cấp chỉ huy quân đội biết trong những người biểu tình đó có cha mẹ, vợ con, bè bạn của quân nhân. Quân nhân khó mà thi hành lịnh bắn vào đoàn người biểu tình. Còn ép uổng quá, quân nhân sẽ quay súng lại bắn những người chống lại nhân dân. Nên các tướng lãnh thuần túy quân sự thường tìm cách trì hoãn hay bất động, “chờ xem” để sau cùng đứng về phía nhân dân siết cổ chế độc tài, cứu quân đội, như trong các cuộc cách mạng cận đại nhân dân lật đổ độc tài CS mà các nhà chiến lược gọi là cách mạng ôn hoà, màu sắc nhung, cam, v.v.
Quân đội Tunisia trong cuộc cách mạnh lật đổ độc tài được dân chúng thân thương gọi là«quân đội quốc gia ». Nếu quân đội không theo kẻ độc tài phản bội dân thì cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia sẽ thành biển máu. Chỉ lực lượng an ninh của TT Ben Ali thôi mà đã bắn chết 78 người và bị thương 200 người biểu tình.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia là cuộc đấu tranh độc lập, tự khởi, của người dân.
Đối ngoại không nhờ ngoại quốc kể cả Pháp rất gần gũi trên nhiều phương diện với Tunisia.
Đối nội, không nghe những gì độc tài nói mà nhìn những gì độc tài làm. TT Ben Ali dùng nhiều đòn phép hoá giải: hứa tạo ra 50 ngàn việc làm, tuyển dụng 300 ngàn thanh niên có bằng đại học bị thất nghiệp, vào các cơ quan nhà nước, rồi cam kết sẽ từ bỏ quyền lực sau khi mãn nhiệm kỳ vào năm 2014, ra lệnh không được bắn vào người biểu tình, cho tự do hoàn toàn về thông tin và truy cập Internet.
Nhưng cho đến ngày 14 tháng 01, tức gần một tháng vùng lên, các cuộc biểu tình có tăng về cường độ, nhịp độ, chớ không giảm. Hàng trăm ngàn người vẩn biểu tình ở thủ đô Tunis và ở các tỉnh; đòi hỏi mạnh hơn TT Ben Ali phải từ chức. Và biểu tình đến khi Ben Ali đào tẩu, sạch bóng độc tài mới thôi.
Cuộc đấu tranh của người dân Tunisia chánh yếu là một cuộc cách mạng chánh trị chống độc tài. Độc tài là nguyên do chánh yếu, nguyên nhân gần lẫn xa dẩn đến bế tắc của xã hội Tunisia. Nhà cầm quyền độc tài nào cũng luôn khép kín vì là một tổ chức bế tắc, không bao giờ chấp nhận ý kiến khác biệt. Từ đó biến thái thành tệ đoan khinh thường dân chúng, thậm chí còn coi dân chúng như thù địch, đụng một chút là buộc tội người dân «âm mưu lật đổ chế độ» và «âm mưu can thiệp của thế lực thù địch bên ngoài ». Cái bịnh này chế độ độc tài nào cũng có, có ở độc tài giáo lãnh Iran, độc tài quân phiệt Miền Điện, độc tài CS Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng.
Thiếu tự do dân chủ nên mất túi khôn của quần chúng, không nội lực dân tộc, nên khả năng bị thui chột, nên nhà cầm quyền độc tài chỉ còn dựa vào công an, cảnh sát, mật vụ để trị dân. Cảnh sát trở thành kiêu binh, thay vì bạn dân thành kẻ thù của dân.
Còn báo chí trong luồng thì nhà cầm quyền bằng danh lợi, áp lực nổi chìm, kiểm duyệt tịch thu biến thành “bồi bút” chỉ biết khen nhà cầm quyền và chê những ai dám đụng đến nhà nước, buộc phải đi “lề phải” như CS Hà nội đã đang làm ở VN.
Nhưng tiến bộ khoa học đứng về phía người dân đa số, giải thoát dân chúng khỏi cảnh bị độc tài bịt miệng, bịt tai, trói buộc. Cơn bão đấu tranh chống độc tài của người dân ở Tunisia được Internet chuyễn lửa, một cách rất hữu hiệu. Lớp trẻ có học nồng cốt của cuộc đấu tranh là những người đa số có học đại học, rành computer. Theo báo La Croix của Pháp, nước Tunisia có 12 triệu dân sống nhờ du lịch nên có đến 3,6 triệu người có Internet.
Cuối cùng, phần còn lại của bài này, xin dành cho sự suy gẩm của lớp trẻ Việt Nam nói riêng, đồng bào VN nói chung, đặc biệt là quân đội tự xưng là Quân Đội Nhân dân “trung với nước, hiếu với dân” đang sống trong gọng kềm CS./. ( Vi Anh)
@@@
Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia
Tường An, thông tín viên RFA
2011-01-18
Sau gần 1 tháng với nhiều biến loạn tại xứ sở Tunisia, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này.
AFP PHOTO/FETHI BELAID
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.
Tunisia làm một quốc gia Hồi giáo, nằm ven bờ biển Địa Trung Hải, giáp ranh với Algeria và Libya.
Từ 12 tháng 5 năm 1881, Tunisia trở thành thuộc địa của Pháp. 75 năm sau, ngày 20 tháng 3 năm 1956, Tunisia tuyên bố độc lập. Ngày 25 tháng 7 năm 1957, ông Habib Bourguiba trở thành Tổng thống đầu tiên của xứ Cộng hòa Tunisia. Ngày 7 tháng 11 năm1987, Tổng thống Habib Bourguiba buộc phải từ nhiệm « vì lý do sức khỏe ».
Thủ tướng Zine El Abidine Ben Ali - xuất thân từ quân đội được đào tạo tại Pháp và Hoa Kỳ - lên cầm quyền với sự đồng ý của Quốc hội. Năm 2002, Ben Ali đã sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tái cử. Từ tháng 4 năm 1989 cho đến nay, Tổng thống Ben Ali đã liên tiếp tái đắc cử với số phiếu bầu gần như tuyệt đối là 90%. Ông đã bị các tổ chức Nhân quyền cho là « độc tài và gia đình trị ».
Tham nhũng và độc tài
Trong 23 năm cầm quyền, bên cạnh những cố gắng tạo ra quỹ an sinh xã hội và phát triển quyền phụ nữ. Tổng thống Ben Ali đã bóp nghẹt các quyền tự do báo chí, ngăn cản tiếng nói phản kháng dưới bất cứ hình thức nào. Giáo sư Lê Đình Thông, Giảng sư tại đại học Naterre về ngành quan hệ Quốc tế diễn giải sự liên hệ giữa tự do báo chí và tham nhũng đã dẫn đến 1 cuộc cách mạng tất yếu như sau:
"Nguyên nhân đầu tiên là tham nhũng đã đưa đến các hệ quả khác. Sở dĩ có nạn tham nhũng là vì thiếu một hệ thống pháp luật công minh, thiếu một nền truyền thông lành mạnh, tức là không có tự do báo chí. Không có tự do báo chí thì các thành phần tham nhũng tự do tác yêu, tác quái. Họ không bị tòa án trừng phạt. Tất cả những tệ nạn đó đã đến một mức độ báo động khiến cho người dân không thể nào chịu đựng được và cuộc cách mạng hoa nhài mới bùng nổ."
Câu chuyện khởi đầu từ vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi ở Sidi Bouzid, một thành phố cách thủ đô Tunis 265 km, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, có bằng cấp đại học, nhưng không tìm ra việc làm, anh phải đi bán trái cây dạo và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành nghề và không có tiền để hối lộ, quá uất ức anh đã tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Anh hét to khi ngọn lửa đang bốc cháy "Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt thất nghiệp !". Anh chết vào ngày 4 tháng 1 năm 2011.
“Tất cả những tệ nạn đó đã đến một mức độ báo động khiến cho người dân không thể nào chịu đựng được và cuộc cách mạng hoa nhài mới bùng nổ.
Giáo sư Lê Đình ThôngCũng tại thành phố Sidi Bouzid, ngày 8 tháng 1, một người bán hàng rong khác là ông Moncef Ben, 56 tuổi cũng đã tự thiêu. Sự tự thiêu của những người này đã nói lên nỗi thất vọng cùng cực của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội và đó cũng là ngọn đuốc đốt lên ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng. Khắp nơi, sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, công đoàn đã biểu tình chống lại nạn thất nghiệp, tham nhũng tràn lan và đời sống đắt đỏ trong suốt 23 năm qua dưới bàn tay sắt của Ben Ali.
Cho tới ngày 9 tháng 1 đã có 14 người chết, Tổng thống Ben Ali lên truyền hình lần thứ 2 hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm, nhưng đã quá trễ, các cuộc biểu tình, nổi loạn ngày càng gia tăng. Trước sức ép của quần chúng, Tổng thống Ben Ali đã trốn thoát khỏi Tunisia ngày 14 tháng 1 năm 2011. Thoạt đầu, do mối quan hệ lâu dài giữa Pháp và Tunisia, người ta nghĩ rằng ông Ben Ali sẽ đến Pháp, nên chiều ngày 14 tháng 1 đã có 1 nhóm người Tunisia đến phi trường Bourget để biểu tình, thế nhưng chiếc máy bay chở ông Ben Ali không ghé Pháp mà dự định ghé thành phố Sardaigna,Ý để « tiếp thêm nhiên liệu », nhưng chính phủ Ý không chấp nhận. Tại Pháp, Điện Elyséé cũng cho biết « không mong muốn tiếp nhận ông Ben Ali ».
Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011. AFP photo
Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia
Tường An, thông tín viên RFA
2011-01-18
Sau gần 1 tháng với nhiều biến loạn tại xứ sở Tunisia, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này.
AFP PHOTO/FETHI BELAID
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.
Tunisia làm một quốc gia Hồi giáo, nằm ven bờ biển Địa Trung Hải, giáp ranh với Algeria và Libya.
Từ 12 tháng 5 năm 1881, Tunisia trở thành thuộc địa của Pháp. 75 năm sau, ngày 20 tháng 3 năm 1956, Tunisia tuyên bố độc lập. Ngày 25 tháng 7 năm 1957, ông Habib Bourguiba trở thành Tổng thống đầu tiên của xứ Cộng hòa Tunisia. Ngày 7 tháng 11 năm1987, Tổng thống Habib Bourguiba buộc phải từ nhiệm « vì lý do sức khỏe ».
Thủ tướng Zine El Abidine Ben Ali - xuất thân từ quân đội được đào tạo tại Pháp và Hoa Kỳ - lên cầm quyền với sự đồng ý của Quốc hội. Năm 2002, Ben Ali đã sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tái cử. Từ tháng 4 năm 1989 cho đến nay, Tổng thống Ben Ali đã liên tiếp tái đắc cử với số phiếu bầu gần như tuyệt đối là 90%. Ông đã bị các tổ chức Nhân quyền cho là « độc tài và gia đình trị ».
Tham nhũng và độc tài
Trong 23 năm cầm quyền, bên cạnh những cố gắng tạo ra quỹ an sinh xã hội và phát triển quyền phụ nữ. Tổng thống Ben Ali đã bóp nghẹt các quyền tự do báo chí, ngăn cản tiếng nói phản kháng dưới bất cứ hình thức nào. Giáo sư Lê Đình Thông, Giảng sư tại đại học Naterre về ngành quan hệ Quốc tế diễn giải sự liên hệ giữa tự do báo chí và tham nhũng đã dẫn đến 1 cuộc cách mạng tất yếu như sau:
"Nguyên nhân đầu tiên là tham nhũng đã đưa đến các hệ quả khác. Sở dĩ có nạn tham nhũng là vì thiếu một hệ thống pháp luật công minh, thiếu một nền truyền thông lành mạnh, tức là không có tự do báo chí. Không có tự do báo chí thì các thành phần tham nhũng tự do tác yêu, tác quái. Họ không bị tòa án trừng phạt. Tất cả những tệ nạn đó đã đến một mức độ báo động khiến cho người dân không thể nào chịu đựng được và cuộc cách mạng hoa nhài mới bùng nổ."
Câu chuyện khởi đầu từ vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi ở Sidi Bouzid, một thành phố cách thủ đô Tunis 265 km, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, có bằng cấp đại học, nhưng không tìm ra việc làm, anh phải đi bán trái cây dạo và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành nghề và không có tiền để hối lộ, quá uất ức anh đã tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Anh hét to khi ngọn lửa đang bốc cháy "Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt thất nghiệp !". Anh chết vào ngày 4 tháng 1 năm 2011.
“Tất cả những tệ nạn đó đã đến một mức độ báo động khiến cho người dân không thể nào chịu đựng được và cuộc cách mạng hoa nhài mới bùng nổ.
Giáo sư Lê Đình ThôngCũng tại thành phố Sidi Bouzid, ngày 8 tháng 1, một người bán hàng rong khác là ông Moncef Ben, 56 tuổi cũng đã tự thiêu. Sự tự thiêu của những người này đã nói lên nỗi thất vọng cùng cực của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội và đó cũng là ngọn đuốc đốt lên ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng. Khắp nơi, sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, công đoàn đã biểu tình chống lại nạn thất nghiệp, tham nhũng tràn lan và đời sống đắt đỏ trong suốt 23 năm qua dưới bàn tay sắt của Ben Ali.
Cho tới ngày 9 tháng 1 đã có 14 người chết, Tổng thống Ben Ali lên truyền hình lần thứ 2 hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm, nhưng đã quá trễ, các cuộc biểu tình, nổi loạn ngày càng gia tăng. Trước sức ép của quần chúng, Tổng thống Ben Ali đã trốn thoát khỏi Tunisia ngày 14 tháng 1 năm 2011. Thoạt đầu, do mối quan hệ lâu dài giữa Pháp và Tunisia, người ta nghĩ rằng ông Ben Ali sẽ đến Pháp, nên chiều ngày 14 tháng 1 đã có 1 nhóm người Tunisia đến phi trường Bourget để biểu tình, thế nhưng chiếc máy bay chở ông Ben Ali không ghé Pháp mà dự định ghé thành phố Sardaigna,Ý để « tiếp thêm nhiên liệu », nhưng chính phủ Ý không chấp nhận. Tại Pháp, Điện Elyséé cũng cho biết « không mong muốn tiếp nhận ông Ben Ali ».
Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011. AFP photo
Cuối cùng, cựu Tổng thống Ben Ali, 74 tuổi, người có tài sản dự đoán là 5 tỉ euro đã được chính phủ Saudi Arabia đón tiếp tại lâu đài của nhà vua Fahd ở Jeddah, một thành phố cạnh biển Đỏ.
Ngoài ra, báo Parissien cho biết ngày 13 tháng 1, gia đình của ông Ben Ali đã tạm trú vài ngày tại một khách sạn sang trọng ở Disneyland, thuộc thành phố Marne la Vallée, Pháp. Theo đài truyền hình số 1 của Pháp, Bà Leila, vợ ông Ben Ali đã trốn thoát với 1,5 tấn vàng, tương đương với 45 triệu euro. Hiện bà Leila đang ở Saudi Arabia cùng với ông Ben Ali và 400 người thân cận.
Trong khi người dân reo hò trước sự ra đi của Ben Ali, tại Tunisia các bức hình của nhà độc tài bị phá hủy thì Đại tá Kadhafi của nước Libya, một nước láng giềng của Tunisia, không công nhận sự sụp đổ của chính phủ Ben Ali, ông cho rằng « Tổng thống Ben Ali vẫn còn là Tổng thống hợp pháp của Tunisia » Giáo sư Lê Đình Thông phân tích :
"Một ông Đại tá đưa ra một quan điểm về công pháp quốc tế hoàn toàn không thích hợp. Nguyên nhân tại sao ông lại có phát biểu như vậy : không phải lời phát biểu đó cho bên ngoài mà cho nội bộ Lybia. Sau cuộc cách mạng tại Tunisia thì tại các nước Bắc Phi có một hiệu ứng dây chuyền domino. Đối với các nước Á rập thì đặc biệt trong đó có cả xứ sở của ông Kadhafi nữa.
Tình trạng về địa lý chính trị đó thì ngoài Tunisia, các nước lân cận cũng như các nước Trung cận đông ở Á rập đều có những điểm tương đồng, tức là có một chính quyền tham nhũng, độc tài, đàn áp dân chúng, cũng không có tự do dân chủ. Tất cả các hiện tượng đó làm bùng nổ tại Tunisia. Nếu người dân tại các nước lân cận ý thức được quyền hạn của họ mà họ cũng có những yêu cầu tương tự thì đó là một sự đe dọa.
Chính vì vậy cho nên sau cuộc cách mạng tại Tunisia thì tại các nơi khác người ta bắt đầu nói đến hiệu ứng dây chuyền hoặc là hương hoa nhài lây lan đến các nước Á rập khác,thì sự phát biểu của ông Kadhafi dĩ nhiên là không đúng. Lý do không đúng là họ e ngại cho nội tình Libya của họ."
Tức nước vỡ bờ
Cùng lúc đó, trên các quốc gia ở Âu Châu, nơi có người Tunisia cư ngụ như Đức, Ý, Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình. Pháp, nơi có 600 ngàn người Tunisia cư ngụ cũng đã biểu tình với các biểu ngữ « Hãy cút đi Ben Ali, đả đảo độc tài..v.v… » Bà Jamila, một phụ nữ người Tunisia tham gia cuộc biểu tình tại công trường République, Paris cho biết cảm tưởng của bà khi nghe tin chính phủ Ben Ali sụp đổ.
Hai nhân viên an ninh bảo vệ chính phủ lâm thời trước cung điện chính phủ ở Tunis hôm 18/1/2011. AFP photo
Ngoài ra, báo Parissien cho biết ngày 13 tháng 1, gia đình của ông Ben Ali đã tạm trú vài ngày tại một khách sạn sang trọng ở Disneyland, thuộc thành phố Marne la Vallée, Pháp. Theo đài truyền hình số 1 của Pháp, Bà Leila, vợ ông Ben Ali đã trốn thoát với 1,5 tấn vàng, tương đương với 45 triệu euro. Hiện bà Leila đang ở Saudi Arabia cùng với ông Ben Ali và 400 người thân cận.
Trong khi người dân reo hò trước sự ra đi của Ben Ali, tại Tunisia các bức hình của nhà độc tài bị phá hủy thì Đại tá Kadhafi của nước Libya, một nước láng giềng của Tunisia, không công nhận sự sụp đổ của chính phủ Ben Ali, ông cho rằng « Tổng thống Ben Ali vẫn còn là Tổng thống hợp pháp của Tunisia » Giáo sư Lê Đình Thông phân tích :
"Một ông Đại tá đưa ra một quan điểm về công pháp quốc tế hoàn toàn không thích hợp. Nguyên nhân tại sao ông lại có phát biểu như vậy : không phải lời phát biểu đó cho bên ngoài mà cho nội bộ Lybia. Sau cuộc cách mạng tại Tunisia thì tại các nước Bắc Phi có một hiệu ứng dây chuyền domino. Đối với các nước Á rập thì đặc biệt trong đó có cả xứ sở của ông Kadhafi nữa.
Tình trạng về địa lý chính trị đó thì ngoài Tunisia, các nước lân cận cũng như các nước Trung cận đông ở Á rập đều có những điểm tương đồng, tức là có một chính quyền tham nhũng, độc tài, đàn áp dân chúng, cũng không có tự do dân chủ. Tất cả các hiện tượng đó làm bùng nổ tại Tunisia. Nếu người dân tại các nước lân cận ý thức được quyền hạn của họ mà họ cũng có những yêu cầu tương tự thì đó là một sự đe dọa.
Chính vì vậy cho nên sau cuộc cách mạng tại Tunisia thì tại các nơi khác người ta bắt đầu nói đến hiệu ứng dây chuyền hoặc là hương hoa nhài lây lan đến các nước Á rập khác,thì sự phát biểu của ông Kadhafi dĩ nhiên là không đúng. Lý do không đúng là họ e ngại cho nội tình Libya của họ."
Tức nước vỡ bờ
Cùng lúc đó, trên các quốc gia ở Âu Châu, nơi có người Tunisia cư ngụ như Đức, Ý, Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình. Pháp, nơi có 600 ngàn người Tunisia cư ngụ cũng đã biểu tình với các biểu ngữ « Hãy cút đi Ben Ali, đả đảo độc tài..v.v… » Bà Jamila, một phụ nữ người Tunisia tham gia cuộc biểu tình tại công trường République, Paris cho biết cảm tưởng của bà khi nghe tin chính phủ Ben Ali sụp đổ.
Hai nhân viên an ninh bảo vệ chính phủ lâm thời trước cung điện chính phủ ở Tunis hôm 18/1/2011. AFP photo
« Đó là một sự thở phào nhẹ nhõm cho 100% dân Tunesia. Trong vòng 23 năm qua người dân bị nhốt trong chế độ này, không ai có quyền nói, đó là 1 chế độ tham nhũng, thối nát, thanh niên có bằng cấp tú tài trở lên không có việc làm đã phải chạy qua Pháp để sống. Chúng tôi đã gào lên trong sự vui mừng và giận dữ. Giận dữ vì gia đình Ben Ali đã ăn cướp tài sản của người dân Tunisia. Dân chúng Tunisia đòi hỏi cái chết của Ben Ali và vợ ông ta ».
Sự đào nhiệm của ông Ben Ali là kết quả tất yếu của những phẫn uất từ bấy lâu nay của người dân mà cái chết của Mohamed Bouazizi chỉ là que diêm làm bùng lên ngọn lửa dẫn đến cuộc cách mạng hoa nhài. Theo Giáo sư Lê Đình Thông thì sự ra đi này đã có sự chuẩn bị trước từ phía Hoa Kỳ.
"Chuyện cựu Tổng thống Ben Ali bắt buộc phải đào nhiệm là một hành động có sự can thiệp của tướng Tư lệnh Lục quân của Tunisia. Chính ông tướng này đã yêu cầu Tổng thống ben Ali phải rời khỏi đất nước. Chúng ta cũng biết các thành phần chủ chốt trong quân đội luôn luôn họ được đào tạo và tu nghiệp tại Hoa kỳ. Chính vì vậy cho nên họ có các liên hệ với Hoa kỳ, trước tình trạng bạo loạn như hiện nay thì tất nhiên là Mỹ họ đưa ý kiến là để tránh đổ máu nên Ben Ali phải ra đi. Như vừa rồi chúng ta vừa nói đó là hành động đó có sự sắp xếp trước."
Cuộc cách mạng hoa lài đã mở ra cho người dân Tunisia một chân trời mới. Tuy nhiên, để tiến tới một xã hội dân chủ, chính phủ mới cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa để đáp ứng nguyện vọng của người dân. Nhìn vào thành phần chính phủ chuyển tiếp mới được thành lập, Giáo sư Lê Đình Thông tỏ vẻ không mấy lạc quan :
“Đó là một sự thở phào nhẹ nhõm cho 100% dân Tunesia. Trong vòng 23 năm qua người dân bị nhốt trong chế độ này, không ai có quyền nói, đó là 1 chế độ tham nhũng, thối nát...
Bà Jamila, một phụ nữ Tunisia"Cái viễn tượng dân chủ thành thật mà nói là còn rất xa vời. Bởi vì chiều hôm nay, thành phần chính phủ mới của Tunisia đã được công bối với 24 bộ trưởng. Trong đó, tôi xin nhấn mạnh đã có 8 cựu bộ trưởng của ông Ben Ali vẫn tiếp tục tại vị. Ngoài ra, chỉ có 2 nhân vật có tính cách biểu tượng cho sự tranh đấu. Đó là nhà điện ảnh Tlatti và ông Amamo.
Hai nhân vật cũng tham chính với một chức vụ không quan trọng lắm tức là bộ trưởng bộ Văn hóa. Có 3 nhân vật cũng tham chính, nhưng 3 nhân vật này thuộc đảng đối lập hợp pháp dưới thời cựu Tổng thống Ben Ali. Cho nên chế độ này theo nhận định của tôi là một chế độ chuyển tiếp. Nó không đáp ứng thực sự đúng như mong muốn của người dân Tunisia. Bởi vậy, theo nhận định của tôi, đây là một « Chế độ Ben Ali mà không có Ali » Và, trong tương lai với bầu khí chính trị hiện nay sẽ đòi hỏi đất nước Tunisia phải có một nền chính trị tương đối làm kiểu mẫu cho một nền dân chủ cho các nước Á rập trong tương lai."
Với sự ra đi của Ben Ali và người xử lý thường vụ là Thủ tướng Mohamed Ghannouchi, người đã cùng sát cánh với ông Ben Ali trong 12 năm qua với một nội các còn nhiều quá khứ, Tunisia sẽ có dân chủ không, ông Moncef Marzouki, một nhà đối lập Tunisia nói: « Chúng ta đã loại trừ được một nhà độc tài, nhưng chưa loại trừ được một chế độ độc tài »
Sau cuộc cách mạng hoa lài, con đường trước mặt cho một Tunisia thật sự dân chủ sẽ còn nhiều thử thách.
Hết trích
(còn tiếp .. )
___________
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
24012011
______________
CSVN phản quốc, diệt chủng, bán nước
Diệt cộng cứu nước.
___________
Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog"
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk: 1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc .
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị .
conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
24012011
______________
CSVN phản quốc, diệt chủng, bán nước
Diệt cộng cứu nước.
No comments:
Post a Comment