Tuesday, September 28, 2010

ĐẠI LỄ NGÀN NĂM THĂNG LONG : DẤU ẤN Ô NHỤC !



ĐẠI LỄ NGÀN NĂM THĂNG LONG : DẤU ẤN Ô NHỤC !

Nguyễn Thanh Ty

Chỉ còn hơn hai tuần lễ nữa là đến ngày 1/10/2010, cha con, họ hàng, cả lô lốc nhà đảng ta, đảng cộng sản An Nam, sẽ “hồ hởi phấn khởi” mở hội lớn ăn mừng ngày quốc khánh của Trung Cộng, (cái ngày Mao Xếnh Xáng đánh bại Tưởng Giới Thạch, đuổi đám tàn dư Quốc dân đảng chạy te cò ra tận cái đảo nhỏ xíu có tên là Đài Loan, làm chốn vạn đại(?) dung thân) để tỏ lòng trung trinh của kẻ tôi tớ nước chư hầu đối với Thiên triều Đại Hán.
Nhưng để tránh sự sỉ vả, khinh miệt của nhân dân Việt Nam về việc mãi quốc cầu vinh của mình, đảng ta nói thác ra là mừng đại lễ “Ngàn năm Thăng Long” để che đậy cái dã tâm bất chính, “tráo long đổi phụng”.

Tráo trở, lật lọng, đổi trắng thay đen bất chấp đạo lý, lẽ phải, cốt sao đạt được mục đích của mình xưa nay vốn là nghề của chàng mà!

Nhưng phen này thì cái mặt nạ gian dối của đảng ta đã bị nhân dân lột ra ngay từ đầu. Vì vậy, những dự án tổ chức “đại lễ” từ lớn đến nhỏ của đảng ta đưa ra làm cái cớ chính đáng để ăn cắp tiền thuế của dân đều bị vạch mặt, chỉ trích gay gắt và thẳng tay bác bỏ.

Hãy khoan nói tới phản ứng và sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam về cái tổ chức gọi là Đại lễ “Ngàn năm Thăng Long” của đảng cộng sản An Nam, ta hãy vạch trần sự gian dối của chúng về việc chọn ngày làm lễ trước đã.

Theo chính sử, tháng 7 Âm lịch năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long, tính đến nay vừa chẳn một ngàn năm. Nhà nước cộng sản An Nam tổ chức kỷ niệm Đại lễ Ngàn năm Thăng Long vào ngày 1/10/2010 tức ngày 24/8 Âm lịch Canh Dần.

Đối chiếu cho thấy, dù dương hay âm lịch, ngày này đều không phải là ngày dời đô, cũng không phải là ngày lễ trọng đại nào trong lịch sử Việt Nam.

Vậy hà cớ gì đảng cộng sản An Nam lại quyết định lấy ngày 1/10 là ngày quốc khánh của Trung Quốc làm ngày kỷ niệm đại lễ Ngàn năm Thăng Long?

Câu hỏi không cần có câu trả lời, toàn dân ai cũng biết tỏng ý đồ của Bắc Bộ phủ vì nhu cầu chính trị, mượn danh nghĩa kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long để buộc toàn dân Việt Nam cùng với tập đoàn bán nước của mình “hồ hởi phấn khởi” chào mừng quốc khánh Thiên triều!

Theo sử gia Trần Gia Phụng, đây không phải là lần đầu vì nhu cầu chính trị mà cái đảng ôn dịch cộng sản An Nam xử dụng cái mánh này.

Năm 1945 khi vừa mới cướp chính quyền, để lấy lòng viên cao ủy Pháp tại Đông dương là đô đốc George Thierry d’Argenlieu sẽ đến Việt Nam ngày 18/5/1946, Hồ Chí Minh đã chơi trò xảo kế. Trên danh nghĩa, d’Argenlieu là cao ủy, đại diện chính phủ Pháp tại Liên bang Đông dương, là nhà lãnh đạo hay quốc trưởng của Việt Nam và là cấp chỉ huy của Hồ Chí Minh. Việt Nam là một quốc gia trong liên bang nên theo nghi thức ngoại giao, để đón tiếp quốc trưởng, Hồ Chí Minh phải treo quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, trong ba ngày để đón d’Argenlieu, nhưng Việt Minh nói thác ra là mừng sinh nhật Hồ Chí Minh ngày 19/5, tránh làm cho dân chúng phản đối chuyện đón quan chức Pháp vì tinh thần dân chúng chống Pháp lúc đó rất cao.

Hồ Chí Minh sợ dân chúng phản đối và kết tội mình phản bội.

Trong tiểu sử của họ Hồ không có nơi nào ghi rõ ngày sinh của mình. Cả năm sinh cũng tùy từng lúc, từng nơi khai khác đi.

Trong đơn xin học Trường Hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.

Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15/1/1894.

Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.

Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895. (Theo Wikipedia)

Vì phải treo cờ để đón tiếp thực dân Pháp, Hồ phải ngụy tạo ngày 19/5 là sinh nhật của mình để tránh sự bất bình của dân chúng.

Nhắc lại, ngày 19/5/1941 là ngày ra mắt công khai mặt trận Việt Minh tại hang Pắc Pó, Cao Bằng. Từ đó đến năm 1946, Hồ không hề đề cập đến sinh nhật, cho đến lúc d’Argenlieu đến Việt Nam thì lại có chuyện mừng sinh nhật để treo cờ?

Cái mánh Tào Tháo cắt râu, cắt tóc giả dạng làm lính trơn để thoát hiểm lúc thua trận Xích Bích lúc ấy của Hồ, được bọn thủ hạ Duẫn, Giáp, Đồng, Chinh… vỗ tay hít hà khen sự thông minh, lanh trí của “cha già dân tộc” quả là tuyệt vời, quả là “đỉnh cao trí tuệ loài người”.

Trong đời của Hồ không phải đây là lần duy nhất vì mưu đồ chính trị mà “tráo long đổi phụng”, Hồ còn bay nhiều phi vụ “ngoạn mục” khác nữa, như:

Ngày thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông, Hồ tuyên bố: “Ngày 6/1/1930 là ngày Đảng ta ra đời”. Vậy mà khi tại Đại hội III, đảng Lao Động (tức CSVN) ở Hà Nội từ ngày 5 đến 10/9/1960 lại đổi thành ngày 3/2/1930 vì “các đồng chí Liên Xô” cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô. Vì nhu cầu chính trị theo lệnh của Liên Xô nên Bộ Chính trị phải sửa ngày thành lập rồi bắt học sinh phải học sai và đảng viên kỷ niệm sai ngày thành lập, cho đến nay dù Liên Xô sụp đổ đã 20 năm rồi vẫn chưa chịu sửa lại cho đúng.

Đến đám hậu duệ của Hồ, cái gien di truyền ma mãnh, bá đạo Tào Tháo của Hồ lại càng siêu cấp hơn nữa. Có điều oái oăm là chúng lại dùng “gậy ông đập lưng ông”, áp dụng cái giả trá, gian dối lên ngay cái chết của ông. Hồ chết ngay đơ cẳng cuốc ngày 2/9, nói theo Bút Tre là “Tin nghe như sét đánh ngang – Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”, nhưng bọn Duẫn - Thọ đâu có chịu cho “Bác” nhắm mắt ngay lúc đó vì ngày 2/9 là ngày Quốc khánh nên chúng bắt “Bác” phải trễ chuyến tàu suốt thêm một ngày để chúng tổ chức kỷ niệm, ăn chơi vui vẻ, cấm có buồn, có khóc lóc trong cái ngày “lớn” này xong cái đã mới cho “Bác” hui nhị tỳ.

Sang đến ngày 3/9 chúng mới chịu vuốt mắt cho “Bác” đi gặp những tay đồ tể Các Mác, Mao Xếnh Xáng dưới mười hai tầng địa ngục A Tỳ.

Tội cho “Bác” quá xá ể! Bác chết mà cứ ấm ức trong bụng. Hận này mang xuống tuyền đài chưa tan. Đã yên được nào, thay vì đem đi thiêu xác theo di chúc, chúng lại bêu thây “Bác” ở giữa chợ Ba Đình cho thiên hạ đến xem rồi đàm tiếu nữa mới thê thảm chứ!

Vào thăm lăng Bác âm u,
Chị em phụ nữ giở mu ra chào!

Trở lại chuyện đảng cộng sản An Nam mượn cớ kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long” để chào mừng quốc khánh nước Đại Hán mà móc túi của dân đến hơn 4.5 tỷ mỹ kim, một số tiền khổng lồ bằng 10% ngân sách quốc gia, trong lúc dân chúng vẫn còn sống dưới mức nghèo khổ, chưa có được 1 đô la/ngày, để làm toàn những chuyện ruồi bu, kiến đậu vô bổ, rồi chia nhau xà xẻo.

1/- Chẳng hạn như dự án xây 5 cổng chào với chi phí dự trù là 50 tỷ đồng, đổ đồng mỗi cái cổng ngốn tới 10 tỷ nhưng nhìn lại thực chất thì chẳng có cái nào ra hồn.

KTS Nguyễn trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam được mời đến Hà Nội để lấy ý kiến về việc xây dựng 5 cổng chào đã phát biểu:

-Về mặt kiến trúc, không hình tượng nào “ổn” cả, vì nhàm chán và sáo rỗng. Trống đồng, chim lạc, rồng hay bãi cọc Bạch Đằng đều là những gắn kết khiên cưỡng với lịch sử và những giá trị Thăng Long.

-Lãng phí rất lớn. Để mừng đại lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, ta chỉ nên dựng cổng chào đón khách, hết đại lễ thì cho dỡ đi. Số tiền đầu tư cho những công trình khổng lồ kiểu này là một lãng phí rất lớn khi ý tưởng chưa chín chắn, trong khi dân Hà Nội còn quá nhiều người nghèo khổ, quá thiếu những công trình dân sinh như bệnh viện trường học… Tập trung cho những công trình đó sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

Còn dư luận quần chúng về 5 cái cổng “hoành tráng” này thì sao?

Blogger Dr.Nikorian dạo một vòng Hà thành nghe đầy lỗ tai chuyện “Cổng ơi, ta chào (thua) mi! đã viết: “ Ra Hà Nội kỳ này, tôi nghe chửi hơi bị nhiều! Từ anh xe ôm, tài xế taxi, chị nhân viên văn phòng, bà cụ bán chè nước vỉa hè, cho đến bác hưu trí… tất tật đều đồng thanh chửi. Không phải chửi tôi, mà là chửi gay gắt, chửi chát chúa về các dự án bạc tỷ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Chị nhân viên văn phòng chửi đông đổng về dự án 5 cổng chào mất 50 tỷ. Chị ấy nói rất chát thế này, “Làm cổng chào cho hoành tráng làm gì, để đi vào trung tâm chỉ thấy kẹt xe, bụi, khói, ô nhiễm… không khác gì một cô gái mặc đồ rất đẹp, nhưng khi tiếp cận “nội thất” thì mới thấy hết sự xấu xí, não nề”.

Và Nikorian tự hỏi: “Nông nỗi nào mà bày ra trò gì cũng bị dân chửi om sòm? Khoảng cách giữa quan trí và nguyện vọng của bá tánh xem ra ngày càng xa xôi”.

Ông Nguyễn minh Tuấn, người dân ở tổ dân phố số 4, Đống Đa, cho biết: “Việc chi tới 50 tỷ đồng để xây dựng không kiên cố các cổng chào thật lãng phí. Nguồn kinh phí đó dù là tài trợ, sẽ có ý nghĩa hơn nếu Thành phố sử dụng cho các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện hay nhà ở cho người nghèo”.

Vừa lãng phí, vừa xấu xí, vậy sao thành phố vẫn quyết? Hay đàng sau còn có những gì bí ẩn nữa? Theo tác giả Phạm viết Đào, đây chẳng qua là những toan tính bất chính của những tay đầu nậu mà ông gọi là Các chú Bờm và phú ông đất Hà thành ngày nay.

Theo ông Đào thì Các chú Bờm sử dụng các giá trị ảo để lừa đổi những giá trị thật. Đó là: “Với những vị trí đắc địa của nơi đặt các cổng chào, các chú Bờm bỏ ra chừng dăm ba tỷ bạc là cùng cũng có cái cổng hoành tráng, cộng cả tiền phong bì lót tay đây đó có thể lên cả chục tỷ. Mỗi cái cổng chào có chừng 6 tấm quảng cáo lớn hai mặt… Với diện tích đó, sau đại lễ, chắc chắn các chú Bờm không dại gì mà không cho thuê quảng cáo. Bỏ rẻ 6 mặt quảng cáo đó mỗi năm cũng thu về dăm, sáu tỷ bạc, trong khi cái vốn ban đầu chỉ bỏ ra có 10 tỷ. Trong vòng 2 năm các chú Bờm đã thu đủ vốn. Đến năm thứ 3 trở đi, bảo đảm các chú sẽ vung vinh…Trong một năm Việt Nam tổ chức tới trên 8000 cái lễ hội thì chắc chắn chừng ấy cái cơ hội để moi tiền, móc tiền từ túi này chuyển qua túi kia…Đáng lẽ phải giành thời gian, sức lực nghĩ ra cách để làm ra của cải làm giàu cho bản thân, làm giàu cho xã hội thì lại tìm cách sáng chế ra nhiều lễ hội để móc tiền của nhau. Nhà nhà lễ hội, ngành ngành lễ hội, địa phương thi nhau làm lễ hội. Phú quí sinh lễ nghĩa, than ôi, một nước còn nghèo như Việt Nam lại đang hình thành cho mình một nền kinh tế độc đáo: Nền kinh tế lễ hội!”(Theo Phan Bạch Quán)

2/- Chẳng hạn như dự án chỉnh trang đô thị, thay mới vỉa hè đón đại lễ, lót đá xanh trị giá cũng khoảng 50 tỷ. Đá được mang về từ Thanh Hoá, mỗi viên nặng 50kg. Tuy nhiên, dự án đang lót dở dang quanh hồ Gươm thì phải dừng lại vì dư luận cho rằng đây là việc lãng phí trong khi nước ta còn nghèo mà bỏ ra một số tiền lớn như thế để làm cái đã có.

Trong lúc người dân làng Pô Kô, Kon Tum cần một kinh phí chừng 1,5 tỷ đồng, trị giá chừng hai phiến đá xanh là đủ để xây một cây cầu treo bắc qua sông thay cho sợi dây thép mỏng manh mà ngày ngày hơn nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang… và các em học trò phải đu qua sông 8 tháng nay, ngày hai buổi đến trường, bằng cái ròng rọc như diễn xiếc, rất nguy hiểm. Từ ngày cơn lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pô Kô đến nay, người dân đã phải góp nhau ba triệu đồng để làm hai đường dây cáp chạy song song, một đi một về để chuyển vận nông sản, con trẻ đi học… đã có ít nhất năm vụ trượt dây cáp, nhiều người bị rơi xuống sông chết đuối.

Bị dân phản đối gay gắt, đảng ta phải buộc lòng dừng dự án xây 5 cổng chào, nhưng sau đó thì sự thể ra sao? “Sự cố” phát sinh làm người dân lâm cảnh dở khóc dở cười.

Theo báo Tuổi Trẻ trong nước tường thuật lại sự việc:

“Khi chủ trương xây cổng chào tại Hà Nội đang trong giai đoạn nước rút chờ thông qua, đơn vị thi công đã cho máy móc ồ ạt san lấp đất ruộng nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm để phục vụ thi công cổng chào chạy qua quốc lộ 1 (Hà Nội - Lạng Sơn). Thế nhưng, sau khi chủ trương xây cổng chào bị dừng, hàng nghìn mét vuông đất ruộng ở đây rơi vào tình trạng bị “treo”. Tương tự, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp của hàng chục hộ dân ở xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên (địa điểm xây cổng chào trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) và xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (địa điểm cổng chào trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài) cũng đang bị vùi sâu dưới lớp cát và cọc bêtông. Đồng ruộng của nhiều bà con ở xã Thanh Xuân, xã Đại Xuyên xung quanh công trường đang có nguy cơ bị “sa mạc hóa” vì mỗi khi mưa dông, do không có bờ chắn nên cát từ công trường trôi xuống ruộng. Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp Lý Duy Khương cho hay trước đó các đơn vị thi công ồ ạt đến giải phóng mặt bằngnhưng sau khi có chủ trương dừng xây cổng chào, họ âm thầm rút đi, hàng chục hộ dân bị lấy đất sản xuất đến nay vẫn chưa được đền bù. Chủ tịch UBND xã Đại Xuyên Vũ Quốc Việt cho biết cả xã đã giải phóng mặt bằng 3.400m2 đất ruộng của 20 hộ dân để phục vụ thi công cổng chào. “Nhưng giờ cổng chào không xây dựng nữa, người dân không còn đất sản xuất, diện tích trên cũng không sử dụng để canh tác được vì bị cát và cọc bêtông vùi lấp.Việc giải phóng mặt bằng cũng đã làm hỏng đường gom trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khiến xã phải tốn công sức tu sửa” - ông Việt bức xúc nói”.

3/- Chẳng hạn như tượng Lý Công Uẩn ngự giữa trung tâm, nhìn ra tháp Rùa được xây dựng rất hoành tráng nhưng dưới mắt người dân Hà Nội thì mặt mũi, y phục của vua Lý Thái Tổ lại giống một anh Chệt, chẳng có một nét nào của người Việt. Có người thấy giống Tào Tháo. Có người lại so sánh với tượng Tần Thủy Hoàng bên Tàu, hai tượng na ná nhau.

4/- Chẳng hạn như bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” đúng rặc là Tàu, không chối cãi vào đâu được.

Hãy nghe Thiếu tướng Việt cộng Nguyễn Trọng Vĩnh “bức xúc”:

“ Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn Hoá-Thể Thao-Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam bất kể trên truyền hình hay rạp”.

Còn GS Nguyễn Đăng Hưng thì bàng hoàng:

“Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng. Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc, chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt mình đã quen xem. Lời bình nhắc nhở là diễn viện Việt Nam nhưng bất cứ ai chưa thấy họ đều nghĩ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân. Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?”

Nhắc lại, bộ phim được thực hiện với kinh phí hơn 100 tỷ đồng với ê kíp làm phim gồm rất nhiều đạo diễn nổi cộm của Trung Quốc như Cận đức Mậu, Triệu Lôi. Thuê trường quay Hoành Điếm và hàng trăm diễn viên quần chúng người Tàu.

Sau khi xem xong 19 tập phim Hội đồng Duyệt phim Quốc gia cho rằng bộ phim mang đầy yếu tố Trung Hoa và yêu cầu đoàn phim phải lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa và chỉ được phát sóng sau khi sửa chữa xong. Bộ phim dự kiến sẽ lên sóng vào tháng 9/2010 nhưng cho đến nay vẫn chưa được phép trình chiếu.

Người dân Hà Nội “băn khoăn” đặt câu hỏi: “ Tại sao cái đảng cộng sản An Nam này tiêu tốn hơn 4,5 tỷ đô la tiền thuế của dân vào cái chuyện gọi là mừng “Ngàn năm Thăng Long” bằng những dự án ruồi bu, cái nào cũng ngốn cả ngàn tỷ đồng mà thực chất lại hoàn toàn mang bản sắc Tàu Chệt?

Muốn biết cái “tại làm sao bản chất lại giống Tàu Chệt” thì chúng ta cứ quay lại quá khứ, xô ngã “Bức màn tre của Bác Hồ”, xem phía sau hậu trường sân khấu của cuộc đời Bác để biết Bác là người Việt hay Tàu thì khắc rõ.

Trong bài “Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam” viết nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đảng CSTQ (1/7/1921-1/7/1961) Hồ chí Minh kể:

“Riêng về phần tôi, trong hai thời kỳ, tôi đã có vinh dự hoạt động trong đảng Cộng sản Trung Quốc… Sau đó tôi được bầu làm bí thư chi bộ của một đơn vị của Hành Dương. Thật là ‘Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình, Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời’.

Đảng Cộng sản An Nam đã vì cái ơn “ngàn nghĩa vạn tình” của ông Hồ mà đã bán đứng Việt Nam cho Tàu. Đảng CSAN đã ký liên tiếp hai hiệp ước dâng đất, biển cho Tàu trước sự phẫn nộ của dân tộc Việt. “Hiệp ước về biên giới trên đất liền ViệtNam-Trung Quốc” tại Hà Nội ngày 30/12/1999, nhượng cho Trung Quốc ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc và nhiều cao điểm quân sự trọng yếu dọc biên giới phía bắc nước ta. Và “Hiệp ước phân định lãnh hải”, ký tại Bác Kinh ngày 25/12/2000 làm cho Việt Nam mất vào tay Trung Quốc khoảng 10 ngàn Km2 mặt biển vịnh Bắc Bộ. (Theo Trần Gia Phụng)

Rồi như tằm ăn dâu, đảng Cộng sản An Nam lại nhượng hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, ba tỉnh Tây nguyên nói là hợp tác khai thác bô xít, 14 tỉnh đầu nguồn phía Bắc dưới danh nghĩa cho thuê đất trồng rừng v.v…

Rõ ràng là từng bước một, chậm nhưng chắc, Nhà nước CHXHCNVN đang tiến tục thực thi tâm nguyện của Hồ chí Minh là dâng nước Việt cho Trung Quốc để hoàn thành sứ mạng thiêng liêng “trở về cội nguồn đất Mẹ”.

Bởi Hồ Chí Minh chính thị là anh Chệt chứ không phải là người Việt, nên Chệt phải về Tàu.

Trước kia, chỉ là tin đồn mù mờ rằng Hồ Chí Minh là một gián điệp Tàu do Trung Cộng giả thay thế cho Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vì bịnh lao phổi từ năm 1932.

Nhưng không ngờ, ngày 01/11/2008, một cuốn sách tên là “Hồ Chí Minh sanh bình khảo” (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh) được Nhà xuất bản Bạch Tượng Văn hóa ấn hành tại Đài Loan do tác giả GS Hồ Tuấn Hùng dầy công nghiên cứu trong nhiều năm, đã công bố rằng: “Hồ Chí Minh là người Hồ trong nhóm Khách Gia (Hakla, người Việt ở Bạc Liêu gọi là Hẹ) tại huyện Miên Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan”.

GS Hùng sinh năm 1949, tốt nghiệp khoa Lịch sử của trường Đại học Quốc lập Đài Loan, có kinh nghiệp dạy học 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo dục Hành chính.

Theo GS Hùng, đề tài Hồ Chí Minh đã bị Việt cộng và Trung cộng che dấu ngụy trang quá nhiều, đến nỗi không còn biết đâu là sự thật. Tuy nhiên theo các bậc trưởng lão trong dòng tộc của GS Hùng và truyền khẩu lâu đời giữa người Đài Loan thì Hồ Chí Minh “vị cha già dân tộc Việt Nam” chính danh là Hồ Tập Chương, một người của dòng tộc GS Hùng.

Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra sự thật, GS Hùng đã căn cứ vào hai cái tên là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. GS Hùng đã phát hiện ra đòn “di căn tiếp mộc” (dời hoa tiếp nhánh) thâm độc của bọn cộng sản TQ. Nguyễn Ái Quốc đã chết từ năm 1932 có giấy chứng tử do bệnh lao vào năm 1932. Từ năm 1933 trở đi là sự thâm nhập của gián điệp Hồ Tập Chương.

(Độc giả có thể tham khảo nội dung sách tại website của nhà sách Press Store. http://www.vital.com.tw/ps/book /book...asp?bo_id=32 ở đây)

Công bố của GS Hùng đã làm chấn động dư luận trên thế giới và cộng đồng người Việt, hoàn toàn ngược lại với những gì đảng Cộng sản An Nam công bố và đưa vào các chương trình giáo khoa giảng dạy trong nhà trường, báo chí, sách vở tại Việt Nam.

Sách đã xuất bản và lưu hành rộng rãi đã hai năm nay nhưng đảng và Nhà nước Việt Nam Cộng sản thay vì có thái độ giận dữ, giãy lên như đĩa phải vôi nhưng “phe ta” vẫn im ru bà rù, không một phản ứng hay một lời cải chính. Bà Phương Nga, cái mồm cá ngão của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN cũng ngậm câm.

Thế là cớ làm sao? Phải chăng câu ngạn ngữ: “Im lặng là bằng lòng” lần này đúng một chăm em ơi! một chăm phần chăm! chiều nay!!!

Vậy thì, ngày nay người Việt có thể giải mã một bí ẩn là tại sao Hồ Chí Minh lại là chủ nhân của 7 triệu xác chết và 20 năm nội chiến đẫm máu tại Việt Nam!

Hèn chi, câu nói của Hồ: “Nước Việt Nam là một, người Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không hề thay đổi” bây giờ mới thấu đáo cái ngầm ý chia rẽ bên trong.

Xưa nay, không có nước nào trên thế giới dù là liêng bang như Mỹ, Nga, Ấn Độ… gồm nhiều tiểu bang, nhiều sắc tộc, nhiều ngôn ngữ…mà nhà lãnh đạo lại đi nói một câu… huề vốn như thế, ngoại trừ Hồ Chí Minh. Nước Việt Nam xưa nay vẫn xưng là “Nước Nam”:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Lý thường Kiệt)

chưa hề có vua hay chúa nào nói nước ta chia hai, xẻ ba cả. Hồ Chí Minh cướp chính quyền rồi ký hiệp định Paris để chia nước làm hai, chia rẽ lòng dân nên mới nói như thế để tự biện hộ dã tâm bán nước của mình mà thôi.

Một tên người Hẹ đã lãnh đạo cả nước Việt Nam đi vào đường cùng, gây chia rẽ dân tộc. Và hậu duệ của hắn là Nông Đức Mạnh tiếp tục dâng hết đất biển Việt Nam cho Tàu cộng là điều hiểu được.

Giờ thì ta hiểu rõ trắng đen vì sao Đảng Cộng sản An Nam lại chọn ngày 1/10/2010, ngày quốc khánh của Tàu, để làm ngày chào mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay cố ý chọn lựa?

Dĩ nhiên một cái đảng xưa nay chuyên lấy sự trí, trá giả biện làm đường lối cai trị thì không bao giờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên một cách ngây thơ dễ bị dân hiểu lầm như thế cả.

Mà cái tháng 10 lại là tháng mưa bão. Hà Nội rất dễ thành Hà “lội” sau một cơn mưa dầm. Và dân chúng Hà thành lại có thêm cơ hội nắm tay ông Bí (đái) Phạm quang Nghị để “thực tập” cách “dong thuyền đi đánh cá” giữa thủ đô.

Nói chuyện mưa bão mà không nhắc chuyện Ban tổ chức còn có dự án “khủng” của “người cõi trên” là bắn mây ngăn mưa, mỗi một cú tốn một tỷ đô la, là điều rất thiếu sót.

Cường quốc như quốc khánh Pháp vừa rồi, mưa tầm tã trên điện Elyse mà lễ duyệt binh và diễu hành cứ vẫn tiếp tục theo chương trình. Đến nước Nga bị cháy rừng còn chưa dám bắn hỏa tiễn làm mưa nhân tạo để chữa, huống hồ Cộng sản Việt Nam nghèo mạt rệp mà dám chơi ngông cho thế giới biết tay. Đại lễ diễn ra trong 10 ngày, phải bắn mây ba lần, ngốn tiền của dân 3 tỷ đô. Ban Tổ chức ít ra cũng xà xẻo được tỷ rưởi là cầm chắc trong tay.

Tuy nhiên “mưu đồ bắn mây” này đã bị một nhà Nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cộng sản gọi là “nhà ngoại cảm”, thọc bể mánh bằng câu tuyên bố: “Tôi có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho tôi 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này”.

Ông cam kết thời tiết trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, thời gian sẽ do Ban tổ chức Đại lễ ấn định.

Lời tuyên bố này làm rộ lên một luồng dư luận náo nhiệt, cười chết bỏ, cho rằng đó là lời “lộng ngôn”, sản phẩm của người hoang tưởng nhưng cũng làm cho Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long bối rối. Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch là Lê tiến Thọ cho mời ngay nhà Nghiên cứu Lý học này đến Bộ để thương thảo.

Không biết bên trong đàm phán ra sao, chia chác tỷ lệ không hợp lý hay bị đe dọa trấn áp, mà sau đó, nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh đột nhiên “biến mất” khỏi những “ồn ào” của dư luận và báo chí khiến mấy tờ báo lá cải như Hà Nội Mới, An Ninh Thủ đô… chạy long tóc gáy đi tìm để chụp hình, phỏng vấn làm phóng sự câu khách, “nhà ngoại cảm” này vẫn bặt vô âm tín.

Câu chuyện có vẻ như tiếu lâm, khôi hài nhưng cũng đã làm cho những quan chức trong Ban Chỉ đạo chùn tay trong việc tham ô, ngắt véo công quĩ.

Ngay sau đó, ngày 10/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng quyết định hủy bỏ dự án bắn mây và không triển khai dàn kèn đồng 1000 người, dàn hợp xướng 1000 biểu diễn. Cũng bãi bỏ luôn màn biểu diễn của 10 chiếc trực thăng bay diểu qua quãng trường Ba Đình.

Tóm lại, đảng Cộng sản An Nam chọn ngày quốc khánh của Trung quốc làm ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là theo “lệnh” của Thiên triều, là ngày “xưng thần tử với Thiên tử” và bọn thái thú An Nam tuy biết là nhục nhã đấy nhưng vẫn phải lấy mo che mặt để tuân theo.

Đại lễ Ngàn năm Thăng Long đã biến thành dấu ấn ô nhục bắt đầu ngày Bắc thuộc lần thứ 5.

Muốn thấy rõ sự ô nhục đó, chúng ta hãy chờ đến ngày khai mạc Đại lễ, xem cảnh Chủ tịch An Nam Đô hộ phủ Nguyễn Minh Triết đọc diễn văn chào mừng quan khách là biết ngay.

Lúc đó trên khán đài danh dự sẽ có vô số quan ông, quan bà Thái thú Tô Định, Mã Viện, Tôn Quốc Tường, Hứa Minh Lượng… của Đại Hán ngồi đầy dãy, chễm chệ trên ghế bành đỏ để nhận lãnh lời tung hê muôn năm của đám lãnh đạo Cộng sản An Nam chư hầu cám ơn “Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình, tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời” với Thiên triều.

Và ta sẽ lại được dịp chứng kiến cảnh các ông Cử dưới thời thực dân Pháp của Cụ Tú Xương:

Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng.

Nhưng lần này thì:

Trên ghế mụ Tàu ngoi đít vịt,
Dưới sân Mạnh, Triết ngỏng đầu rồng.

10 ngày đại lễ hoành tráng để phô trương và phí phạm tiền của dân một cách vô ích sẽ qua đi rất nhanh, nhưng dấu ấn ô nhục ngàn năm nô lệ như một vết chàm sẽ hằn mãi trên vầng trán của tám mươi lăm triệu người dân nước Việt.


Nguyễn Thanh Ty
Boston, 15/9/2010

No comments: